Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 26/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Lược thuật về hội thảo Quốc tế

LTS: Kỷ niệm 60 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ trong những ngày tháng bảy thiêng liêng này cả nước đang có nhiều hoạt động hướng về anh linh các anh hùng liệt sĩ. Tại Quảng Trị đã diễn ra các hoạt động như nối cầu truyền hình “Lễ tri ân tháng bảy”, Lễ hội văn hoá du lịch “Nhịp cầu Xuyên á” lần thứ II chứa đựng nhiều hoạt động giao lưu, hợp tác cùng phát triển: Hội thảo du lịch, hoạt động lễ hội văn hoá nghệ thuật, thi đấu thể thao…

Trong khuôn khổ Lễ hội văn hoá du lịch “Nhịp cầu Xuyên á” lần thứ II, ngày 26/7/2007, tại khách sạn Đông Trường Sơn, UBND tỉnh Quảng Trị phối hợp với Tổng cục Du lịch Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc tế “Du lịch Quảng Trị - Hội nhập và phát triển”. Có 25 bài phát biểu và tham luận của các bộ ngành Trung ương, các cơ quan quản lý du lịch, đại sứ quán, chính quyền của các nước bạn: Lào, Thái Lan, Myanmar, Trung Quốc; lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Trị và nhiều tỉnh, thành phố bạn cùng các nhà khoa học đại diện các vụ, viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng trong và ngoài nước được trình bày tại Hội thảo.

Do khuôn khổ số báo có hạn, CV lược thuật, thông tin nhanh đến bạn đọc một số ý kiến đáng quan tâm tại Hội thảo quốc tế này.

 

 

Tiến sỹ lê hữu phúc- uv trung ương đảng-

Chủ tịch UBND tỉnh quảng trị

 

Tạo sự  liên kết du lịch giữa các nước

trong tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây

 

Quảng Trị nằm giữa miền Trung Việt Nam, tuy đất không rộng, dân không đông nhưng lại có vị trí hết sức đắc địa: Là giao điểm của tuyến Quốc lộ Xuyên việt cả đường bộ, đường sắt, đường biển và tuyến Hành lang Đông - Tây qua Đường 9 cửa khẩu quốc tế Lao Bảo. Quảng Trị là cầu nối quan trọng của các chương trình du lịch “Con đường Di sản miền Trung”, “Con đường huyền thoại” và du lịch Hành lang Đông Tây.

Trong những năm qua được sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương, các tỉnh bạn, các tổ chức quốc tế và bằng nổ lực của mình, Quảng Trị đã đổi mới và vươn lên mạnh mẽ. Tốc độ tăng trưởng trung bình 5 năm gần đây đạt 8,7%, đặc biệt năm 2006 đạt 11,54%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, thương mại dịch vụ- du lịch. Cơ sở hạ tầng được nâng cấp và phát triển mới; Đời sống văn hoá và vật chất của nhân dân được nâng lên đáng kể. Ngành Du lịch chuyển biến rõ rệt; Cơ sở hạ tầng du lịch dịch vụ tăng khá Di tích, danh thắng được bảo vệ, trùng tu, nâng cấp; Công tác quảng bá xúc tiến du lịch được triển khai liên tục và rộng khắp. Đặc biệt các lễ hội, hội thảo, hội chợ được tổ chức quy mô, độc đáo thu hút sự quan tâm chú ý của cả trong nước và quốc tế.

Quảng Trị là cửa ngõ quan trọng hút khách du lịch các nước trong Tiểu vùng sông MêKông đặc biệt các nước trên Hành lang kinh tế Đông- Tây và các nước thứ ba vào miền Trung Việt Nam. Quảng Trị là đầu mối, điểm giao lưu, kết nối giữa ba sản phẩm du lịch là Hành lang Đông Tây, Con đường di sản, Con đường huyền thoại. Vai trò vị trí đó của du lịch Quảng Trị được khẳng định do đó du lịch Quảng Trị phát triển sẽ tạo điều kiện cho du lịch Tiểu vùng tiếp cận với các sản phẩm đặc thù của du lịch miền Trung, kéo dài ngày lưu trú, góp phần đưa miền Trung trở thành một điểm đến nổi trội của du lịch Việt Nam. Đồng thời du lịch Quảng Trị chỉ có thể phát triển mạnh trong thế liên kết với các tỉnh miền Trung Việt Nam, các nước trong khu vực. Với chủ đề “Du lịch Quảng Trị- Hội nhập và phát triển”, chúng tôi rất hy vọng thông qua các bài tham luận và các ý kiến trao đổi tại diễn đàn hội thảo này, sẽ giúp Quảng Trị có những hướng đi rõ ràng, những giải pháp hữu hiệu và niềm tin mới góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển du lịch, đưa du lịch Quảng Trị nhanh chóng hội nhập với khu vực miền Trung, các địa phương trên tuyến Hành lang Đông Tây.

Trong khuôn khổ hội thảo, tôi xin được nêu lên một số vấn đề mong quý vị cùng quan tâm:

1. Đánh giá, khẳng định tiềm năng, lợi thế và cơ hội to lớn của Hành lang kinh tế Đông- Tây trong phát triển kinh tế- xã hội, nhất là phát triển du lịch dịch vụ, trước hết là các địa phương của bốn quốc gia hưởng lợi trực tiếp.

2. Đánh giá tiềm năng tài nguyên du lịch, lợi thế vị trí đầu cầu về phía Việt Nam của Quảng Trị trên tuyến Hành lang Đông- Tây trong giao lưu, phát triển kinh tế- đầu tư, nhất là xác định giải pháp sát thực để phát triển du lịch và dịch vụ Quảng Trị mạnh mẽ hơn và có hiệu quả hơn.

3. Khẳng định mối quan hệ gắn kết giữa du lịch Hành lang Đông- Tây với chương trình du lịch “Con đường Di sản miền Trung”, “Con đường huyền thoại” và Chương trình du lịch “Hoài niệm về chiến trường xưa và đồng đội”, du lịch sinh thái biển, du lịch lễ hội, văn hoá tâm linh… ở Quảng Trị.

4. Xác định các luận cứ khoa học làm căn cứ để ra chủ trương, chính sách và giải pháp để các địa phương trên tuyến Hành lang Đông- Tây xây dựng hoàn chỉnh và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, chất lượng dịch vụ; Thu hút đầu tư; Đào tạo nguồn nhân lực và bổ sung lợi thế liên kết tạo ra sản phẩm đặc thù từng vùng.

Hàng lang kinh tế Đông- Tây là quà tặng quý giá dành cho các quốc gia trong Tiểu vùng sông MêKông, trước hết là các tỉnh, thành phố nằm trên giao lộ huyết mạch này. Quảng Trị vinh hạnh là cửa ngõ, trạm đầu cầu của Việt Nam, là cầu nối, điểm hẹn và mắt xích quan trọng liên kết của các nền văn hoá, giá trị truyền thống và bản sắc của các địa phương các quốc gia trong vùng. Với vị trí đó, Quảng Trị sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, làm tốt nhất những gì có thể để mời gọi các nhà đầu tư, thương gia, khách du lịch… đến đầu tư, làm ăn và tham quan, nghỉ dưỡng… Chắc chắn Quảng Trị là điểm dừng chân lý tưởng và mến khách để các bạn đến với các vùng miền của Việt Nam tiềm ẩn bao điều khát khao khám phá.

Nhân dịp này, Quảng Trị mong muốn quý vị đại biểu, các cơ quan thông tin góp phần giới thiệu quảng bá về hình ảnh mảnh đất và con người cùng những tiềm năng, lợi thế và cơ hội phát triển để ngày càng nhiều người biết đến Quảng Trị, có nhiều thương gia, du khách, nhà đầu tư đến với Quảng Trị. Quảng Trị sẽ mở lòng đón đợi.

 

Ông Boon Som Pirin Yuang-

Tỉnh trưởng tỉnh Mukdahan - Vương quốc Thái Lan

 

Cùng nhau hợp tác phát triển du lịch

 

Kể từ khi tỉnh Mukdahan, Vương quốc Thái Lan cùng thiết lập quan hệ hợp tác và kết nghĩa với tỉnh Quảng Trị, quan hệ gắn bó giữa nhân dân hai tỉnh và sự hợp tác phát triển về kinh tế đạt được kết quả tốt, nhất là về ngành công nghiệp Du lịch. Hội nghị hợp tác phát triển du lịch ba tỉnh lần thứ nhất được tổ chức tại tỉnh Savannakhet, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào từ ngày 22 đến 25 tháng 9 năm 2005 và Hội nghị lần thứ hai từ ngày 4 đến 6 tháng 9 năm 2006 tại tỉnh Mukdahan, Vương quốc Thái Lan, các tỉnh chúng ta đã thống nhất chương trình hợp tác phát triển du lịch tại Biên bản ghi nhớ.

Hôm nay, tỉnh Mukdahan rất lấy làm vinh hạnh được tỉnh Quảng Trị và Tổng cục Du lịch Việt Nam mời tham dự lễ hội Nhịp cầu Xuyên á- Quảng Trị năm 2007 và Hội thảo “Du lịch Quảng Trị- hội nhập và phát triển” để cùng nhau liên kết xây dựng phát triển kinh tế hành lang Đông- Tây, hợp tác phát triển du lịch của ba tỉnh.

Tỉnh Mukdahan chúng tôi cùng tham gia các hoạt động như: Hội chợ, văn hoá nghệ thuật, thể dục, thể thao để giới thiệu các sản phẩm về mặt hàng công nghiệp, thủ công, nông nghiệp, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật, giao lưu văn hoá… làm cho lĩnh vực thương mại, du lịch của hai tỉnh cùng nhau phát triển, quan hệ song phương của hai tỉnh, hai nước càng ngày càng bền vững.

 

Tiến sĩ Suphan Kaew Mee Chai-

Tỉnh trưởng tỉnh Savannakhet-

Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào

 

Liên kết và phát triển

du lịch với tỉnh quảng trị

 

Hội thảo “Du lịch Quảng Trị- Hội nhập và phát triển” lần này có ý nghĩa rất quan trọng để xây dựng các chiến lược du lịch một cách hiệu quả trên trục Hành lang kinh tế Đông- Tây và cũng là mốc quan trọng nhằm tăng cường mối quan hệ hữu nghị- hợp tác toàn diện giữa các nước Tiểu vùng sông MêKông. Đây là cơ hội để tỉnh Quảng Trị phát huy và khai thác các thế mạnh để phát triển ngành du lịch thương mại và các ngành khác trong thời gian tới.

Hiện nay, Chính phủ nước CHDCND Lào đã có chính sách mở rộng và khuyến khích du lịch song song với chính sách mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế, văn hoá với nước ngoài nhằm khuyến khích ngành du lịch và dịch vụ trở thành thế mạnh thúc đẩy từng bước nâng cao và cải thiện đời sống nhân dân các bộ tộc. Đồng thời, Chính phủ đã khuyến khích sản xuất các sản phẩm hàng hoá trong nước trở thành hàng hoá công nghiệp xuất khẩu cùng với việc duy trì, bảo tồn, phát huy và quảng bá các giá trị văn hoá, phong tục tập quán tốt đẹp lòng dũng cảm truyền thống, bảo tồn và sửa chữa các vật cổ, di tích lịch sử - văn hoá là nguồn thu hút các du khách nước ngoài đến CHDCND Lào cũng như tỉnh Savannakhet. Chính phủ đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhằm tạo công ăn việc làm cho xã hội, tạo nguồn thu và phân phối cho nhân dân các bộ tộc.

Riêng đối với tỉnh Savannakhet của chúng tôi có những điểm du lịch rất đa dạng như: Du lịch sinh thái văn hoá có giá trị lịch sử Tháp IngHang, Ho Tay Pi Độc (Nhà kho sách chữ cổ), Heun Hin (Nhà xây bằng đá), rừng bảo tồn quốc gia Phou Sang He, cốt xương của khủng long cách đây hàng trăm triệu năm…

Tỉnh Savannakhet có vị trí chiến lược vì có đường Quốc lộ số 9 từ Đông sang Tây trở thành thế mạnh quan trọng trong việc phát triển kinh tế của đất nước cũng như tỉnh Savannakhet song song với hợp tác kinh tế với các nước tiểu khu vực sông MêKông. Đây là cơ hội để tỉnh Savannakhet tranh thủ sự giúp đỡ về khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm và bài học quý giá từ nước ngoài để xây dựng cơ sở hạ tầng và xây dựng các nền tảng tạo thuận lợi đẩy mạnh cho phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, khu vực. Trong thời gian qua, tỉnh Savannakhet - Quảng Trị - Mukđahan đã cùng nhau nghiên cứu các điểm chiến lược để phát triển du lịch theo Hành lang kinh tế Đông- Tây của ba nước Lào- Việt Nam- Thái Lan, tạo cho việc dịch vụ xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu quốc tế ở mỗi nước kịp thời và thuận tiện để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp cho du khách sử dụng các dịch vụ đó, thống nhất mở tuyến đường du lịch từ Savannakhet- Quảng Trị- Huế- Đà Nẵng, từ Savannakhet- Quảng Bình- Nghệ An-Khammouane.

 

ông Than sain- Bí thư thứ nhất

Đại sứ quán Myanmar tại Việt Nam

 

Myanmar, điểm cuối cùng trên

hành lang kinh tế đông- tây

 

Myanmar và Việt Nam đã thiết lập quan hệ song phương tốt đẹp từ sớm trước khi hợp tác về lãnh sự từ năm 1957. Ngay sau khi Việt Nam thống nhất năm 1975, quan hệ ngoại giao giữa hai nước chính thức được thiết lập ngày 28/5/1975. Hai nước đã tiến hành ký kết Thoả thuận Hợp tác về Thương mại vào tháng 4 năm 1994 và Uỷ ban Thương mại thành lập ngày 6 tháng 5 năm 2002 tại Yangon sau khi hai nước đã ký Văn bản thoả thuận riêng về vấn đề này. Uỷ ban Thương mại tổ chức họp định kỳ và đang đóng vai trò quan trọng thiết yếu trong việc tổ chức các diễn đàn để phát triển thương mại và kinh tế của hai nước ở cấp nhà nước và tư nhân. Sự tăng trưởng về khối lượng giao dịch thương mại là dấu hiệu đáng mừng cho Myanmar và Việt Nam, hứa hẹn nhiều tiềm năng để phát triển trong tương lai, trên tất cả các thành phần kinh tế. Vì Myanmar và Việt Nam đều nằm trên điểm cuối tuyến hành lang kinh tế Đông- Tây, hai nước có thể cùng nhau hợp tác để tăng cường phát triển công nghiệp du lịch và phát triển bền vững vì lợi ích của nhân dân mỗi nước cũng như của Tiểu vùng sông MêKông.

 

Th.s Phạm Quang Hưng-

Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế

Tổng cục Du lịch Việt Nam

 

Tiềm năng và cơ hội hợp tác du lịch

trong hành lang kinh tế đông tây

 

Hành lang kinh tế Đông Tây là cơ chế hợp tác kinh tế khu vực không chính thức nhằm tạo diễn đàn trao đổi, bàn biện pháp, chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế dọc Hành lang Đông Tây. Một số cơ chế hợp tác đã được hình thành ở cấp quốc gia và địa phương như: Hội nghị các quan chức cấp cao họp hai năm lần; Họp Nội các chung Việt Nam- Thái Lan một năm lần; Hội nghị các tỉnh dọc EWEC; Hội nghị “Hợp tác phát triển giữa các tỉnh miền Trung Việt Nam, Trung Lào và Đông Bắc Thái Lan” và thoả thuận hợp tác hữu nghị giữa các tỉnh. Để tranh thủ ý kiến của giới chuyên gia, nhiều hội thảo và hội nghị chuyên đề đã được tổ chức với các chủ đề khác nhau. Nhằm tận dụng và phát huy lợi thế của Hành lang Đông Tây khi hạ tầng giao thông đường bộ đã hoàn chỉnh, đầu năm 2007, Chính phủ ba nước Việt Nam, Lào và Thái Lan đã quyết định thành lập cơ chế họp Bộ trưởng ba nước về thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư và du lịch.

Là một trong những địa phương trên tuyến, Quảng Trị có nhiều lợi thế để phát triển du lịch. Về vị trí địa lý, Quảng Trị nằm giữa các tỉnh miền Trung Việt Nam có nhiều di sản thế giới được UNESCO công nhận: khu đền tháp Mỹ Sơn, phố cổ Hội An, quần thể di tích cố đô Huế, Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng. Là điểm kết nối các điểm du lịch trong tuyến du lịch đang được khai thác hiệu quả, được khách trong nước và quốc tế ưa thích: Con đường di sản miền Trung, Con đường huyền thoại Trường Sơn. Là tỉnh nằm trên đường bộ huyết mạch nối miền Bắc và miền Nam, nối Việt Nam với các tỉnh Trung Hạ Lào, Đông, Đông Bắc Thái, và với Mianmar. Là điểm đầu nối Việt Nam với tuyến đường bộ Hành lang Đông Tây- Hành lang kinh tế đầu tiên trong cơ chế hợp tác GMS đã hoàn chỉnh hạ tầng. Du lịch là một trong những lĩnh vực quan trọng được hưởng lợi từ hành lang này. Quảng Trị trở thành cửa ngõ của Việt Nam thu hút khách du lịch từ các nước GMS đến miền Trung, phân phối khách cho khu vực miền Trung Việt Nam.

Có thể khẳng định Quảng Trị đã bước đầu phát huy lợi thế của tỉnh cửa ngõ trên tuyến Hành lang Đông Tây để phát triển kinh tế- xã hội địa phương, trong đó có du lịch. Những cơ hội mới đang mở ra nhưng cũng không ít khó khăn thách thức phía trước. Nhằm khai thác tối đa, hiệu quả lợi thế và tiềm năng du lịch của tỉnh, tận dụng vận hội mới, thúc đẩy hội nhập sâu rộng hơn vào cơ chế hợp tác kinh tế Đông Tây, thời gian tới, Quảng Trị nên tập trung vào những vấn đề sau:

- Một là: Đẩy mạnh xúc tiến quảng bá ở trong và ngoài nước nhưng có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên tới các thị trường nguồn khách quan trọng như Pháp, Mỹ, ASEAN,… nhằm củng cố và nâng cao hình ảnh Du lịch Quảng Trị trong tuyến Hành lang Đông Tây. Chú trọng công tác quảng bá tại chỗ thông qua hoạt động mời các doanh nghiệp du lịch trong và ngoài nước khảo sát tiềm năng du lịch của tỉnh để lồng ghép đưa vào tour bán cho du khách, hỗ trợ xây dựng sản phẩm chuyên biệt của tỉnh; mời phóng viên báo đài cộng tác viết bài, đưa tin trên các phương tiện truyền thông. Trong khi quảng bá, chú ý công tác xây dựng thương hiệu du lịch riêng phù hợp với lợi thế du lịch đặc trưng của mình.

- Hai là: Có chính sách đầu tư hợp lý phát triển kết cấu hạ tầng du lịch. Nghiên cứu xây dựng trạm thông tin cho khách dừng chân ở cửa khẩu, cung cấp tờ gấp về du lịch Quảng Trị và sản phẩm du lịch, tour du lịch đặc trưng của địa phương và miền Trung để khách có thông tin về điểm đến. Nghiên cứu lập phòng thông tin du lịch tại các điểm du lịch di tích chiến tranh… Đầu tư xây mới hay nâng cấp đường nhánh nối tới các điểm du lịch dọc theo hành lang, quầy dịch vụ du lịch, đường điện, nước sạch, vệ sinh tại các điểm du lịch… nhằm tạo dịch vụ đồng bộ cho du khách.

- Ba là: Nghiên cứu đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch để tăng khả năng cạnh tranh. Đồng thời, chuẩn bị những dự án kêu gọi đầu tư cụ thể, khả thi và phối hợp với các địa phương trên tuyến hành lang tổ chức xúc tiến đầu tư kêu gọi đầu tư quốc tế và hỗ trợ dành cho các vùng nghèo nhưng có tiềm năng phát triển du lịch. Tiếp tục nghiên cứu đầu tư xây dựng khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo trở thành trung tâm thương mại du lịch của tỉnh và Hành lang Đông - Tây.

- Bốn là: Chủ động phối hợp với các bộ ngành. Kiến nghị Chính phủ tháo gỡ khó khăn, rào cản du lịch. Tiếp tục nghiên cứu đề xuất đơn giản hoá các thủ tục xuất nhập cảnh, quá cảnh đối với người và hành lý của khách du lịch phù hợp với khả năng quản lý và thông lệ quốc tế. Cải tiến quy trình, tăng cường trang thiết bị hiện đại tại cửa khẩu quốc tế Lao Bảo trong việc kiểm tra người và hành lý.

- Năm là: Tăng cường bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch. Đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ hiện có kết hợp với đào tạo mới, chú trọng công tác đào tạo nghề tại chỗ. Do hầu hết các điểm du lịch văn hoá- lịch sử của Quảng Trị là di tích chiến tranh nên cần chú trọng nâng cao hơn nữa năng lực của đội ngũ thuyết minh viên tại điểm nhằm tôn vinh giá trị di tích, kéo dài thời gian tham quan của khách.

Với lợi thế tỉnh cửa ngõ của Việt Nam trên Hành lang Đông Tây, có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế, hội nhập khu vực, sự nỗ lực của ngành Du lịch Quảng Trị, quan tâm của các cấp các ngành, trợ giúp từ các tổ chức quốc tế, tin rằng Du lịch Quảng Trị sẽ không ngừng phát triển, góp phần vào thúc đẩy giao lưu kinh tế, thương mại và đầu tư, biến ý tưởng xây dựng Hành lang Kinh tế Đông Tây trong hợp tác GMS trở thành hiện thực

 

Thiếu tướng, pgs, ts trịnh vương hồng

Viện trưởng viện lịch sử quân sự việt nam

 

Phát huy giá trị di tích lịch sử

chiến tranh cách mạng,

đưa quảng trị thành điểm du lịch độc đáo

 

   Tuy là vựng đất khụng thuận lợi về khớ hậu, nhưng Quảng Trị lại cú tiềm năng du lịch dồi dào với cỏc cảnh quan tuyệt đẹp như Cửa Tựng, nơi được mệnh danh “Nữ hoàng của cỏc bói tắm”, Khu danh thắng Đakrụng với những nột kỳ vĩ của thiờn nhiờn và ẩn chứa bao huyền thoại; là suối nước núng Tõm Lõm, rừng nguyờn sinh Rỳ Lịnh… Khụng chỉ vậy, Quảng Trị cũn cú hệ thống di tớch lịch sử chiến tranh cỏch mạng dày đặc, nổi tiếng trờn thế giới - một tiềm năng du lịch quan trọng của tỉnh.

   Trong cuộc khỏng chiến chống Mỹ cứu nước của dõn tộc ta, Quảng Trị là nơi trực tiếp chứng kiến nỗi đau chia cắt đất nước, nơi đụng đầu giữa hai thế lực cỏch mạng và phản cỏch mạng; là nơi tập trung binh lực và phương tiện chiến tranh mạnh nhất của hai bờn, nơi thể hiện ý chớ, quyết tõm và sức mạnh của cả ta và địch, là chiến trường ỏc liệt nhất trong tất cả cỏc chiến trường ... ở nơi đây, quõn và dõn Quảng Trị cựng với đồng bào chiến sĩ trờn cả nước lập nờn biết bao chiến cụng vang dội, đi vào lịch sử như những huyền thoạiChớnh điều đó đó tạo nờn tớnh chất đặc thự, độc đáo của hệ thống di tớch lịch sử chiến tranh cỏch mạng Quảng Trị. Thống kờ cho thấy cú đến 431 di tớch lịch sử trong tổng số 498 di tớch của tỉnh. Trong đó phải kể đến những di tớch lịch sử chiến tranh cỏch mạng cú giỏ trị lớn đối với hoạt động du lịch, thu hỳt được du khỏch khi tỡm hiểu về chiến tranh, bản lĩnh và trớ tuệ con người Việt Nam trong đấu tranh Giải phúng dõn tộc và Bảo vệ Tổ quốc.

Qua hàng trăm di tớch về chiến tranh cỏch mạng ở tỉnh Quảng Trị đó cho chỳng ta thấy đây là vựng đất lưu giữ nhiều chứng tớch về cuộc chiến tranh lớn của thế kỷ XX, là nơi để cho con người cú dịp nhỡn về quỏ khứ, thấy được tớnh khốc liệt của chiến tranh, hiểu rừ hơn về giỏ trị của hoà bỡnh, thống nhất, độc lập dõn tộc. Nhất là trong thời đại ngày nay, nguy cơ sử dụng vũ lực đe doạ an ninh, chủ quyền cỏc quốc gia, đe doạ hũa bỡnh thế giới vẫn cũn hiện hữu. Đó cũng chớnh là giỏ trị của hệ thống di tớch lịch sử chiến tranh cỏch mạng trờn địa bàn Quảng Trị. Trong mỗi con người, tỡm hiểu về quỏ khứ, nhận thức lịch sử là một nhu cầu tất yếu bởi “Nhận thức đúng bài học lịch sử sẽ giỳp hiểu biết sõu sắc và nhận thức thực tại tốt hơn. Điều này giỳp ta ứng phú tốt với mọi thay đổi trong tương lai” (Yun Son Yong - Tổng giỏm đốc điều hành tập đoàn SAMSUNG, Hàn Quốc). Thế nờn, phỏt huy giỏ trị cỏc di tớch lịch sử chiến tranh cỏch mạng trờn địa bàn Quảng Trị là yếu tố để thu hỳt khỏch tham quan du lịch và cũng là phỏt huy tớnh độc đáo của du lịch Quảng Trị - du lịch thăm lại chiến trường xưa, tham quan di tớch chiến tranh một loại hình du lịch khụng một địa phương nào trờn Hành lang kinh tế Đông - Tõy cú được.

Trong những năm vừa qua, được sự trợ giỳp của cỏc cơ quan Trung ương và nỗ lực của địa phương, Quảng Trị đó bảo tồn, phục dựng lại cỏc di tớch, từng bước phỏt huy được thế mạnh trờn bằng những chương trỡnh “Du lịch thăm vựng phi quõn sự (DMZ - The Demilitarized Zone)”, “Quảng Trị - hoài niệm chiến trường xưa và đồng đội”…, tổ chức cỏc lễ hội để quảng bỏ du lịch Quảng Trị… Những việc làm trờn đó gúp phần phỏt huy được giỏ trị cỏc di tớch lịch sử chiến tranh cỏch mạng, thu hỳt du khỏch đến với vựng đất Quảng Trị. Để cụng tỏc này thực sự hiệu quả hơn, chỳng ta cần “Tiếp tục đầu tư bảo tồn tụn tạo cỏc di tớch lịch sử cỏch mạng, khỏng chiến…. kết hợp hài hoà việc bảo vệ, phỏt huy với hoạt động kinh tế, du lịch” như tinh thần Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đó đề ra.

 Theo tụi, bảo tồn di tớch là giữ cho được hoặc phục chế cỏc hiện vật gốc, hỡnh ảnh thực và cỏc di tớch gốc thật phong phỳ và sinh động. Đồng thời cần phối hợp cỏc yếu tố kỹ thuật như phim ảnh, õm thanh, ỏnh sỏng để di tớch thực sự sống động, tạo nờn xỳc cảm mónh liệt cho những ai cú hồi ức chiến tranh, giỳp cho du khỏch cú được cỏch nhỡn chớnh xỏc, khỏch quan về lịch sử, thoả món được nhu cầu hiểu biết khỏm phỏ lịch sử. Điều này nhiều bảo tàng trờn thế giới đó thực hiện rất tốt. Tuy nhiờn, để làm được như vậy cần cú sự đầu tư kinh phớ lớn, được tiến hành một cỏch khoa học và thận trọng.

Cần cú đội ngũ hướng dẫn viờn du lịch nắm vững và am hiểu lịch sử, bởi chớnh họ là những người truyền tải đến du khỏch những giỏ trị của di tớch, giỳp cho du khỏch cú được cỏch nhỡn tổng quan, khỏch quan hơn về cuộc chiến tranh đó qua nhằm thoả món được nhu cầu khỏm phỏ, tỡm hiểu của khỏch du lịch. Một đội ngũ hướng dẫn viờn am hiểu lịch sử, nắm vững lý lịch của di tớch, cú cỏch thuyết minh hấp dẫn sẽ mang đến cho du khỏch những hiểu biết rộng hơn mà bản thõn cỏc hiện vật chưa thể lột tả. Để cho du khỏch khi đến Quảng Trị cảm nhận được “Chiến tranh Việt Nam là sự đối đầu giữa sức mạnh tinh thần và sức mạnh vật chất, nú cũng đó chỉ cho mọi người thấy một nước nhỏ phải chiến thắng một nước lớn bằng cỏch nào. Chiến tranh Việt Nam cũng là một sự cảnh cỏo đối với thúi ngạo mạn của cỏc đại cường quốc, nú cũng cho thấy kết cục của những lực lượng khụng cú chớnh nghĩa” (Kim Jin Sun, Đại tướng quõn đội Hàn Quốc, người đó từng tham chiến tại chiến trường miền Nam Việt Nam).

Thời gian qua Quảng Trị đó phối hợp với cỏc cơ quan Trung ương tổ chức được số lễ hội cỏch mạng cú sức lay động tỡnh cảm sõu xa, sức cuốn hỳt bạn bố cả nước và quốc tế như: Đêm huyền thoại Trường Sơn, Lễ Hội Thống nhất non sụng, Lễ thả hoa đèn trờn sụng Thạch Hón, Khỳc trỏng ca về một dũng sụng, Tuần lễ Ký ức Thỏng tư… Những lễ hội trờn đó gúp phần tụn vinh giỏ trị di tớch, cũng chớnh là dịp hành hương và hồi ức điển hỡnh của nhiều đối tượng xó hội về chiến trường xưa và về với di tớch chiến tranh cỏch mạng. Tuy nhiờn, để cỏch quảng bỏ này cú hiệu quả hơn, cần được đầu tư hơn nữa về xõy dựng chương trỡnh, nội dung kể cả mặt kỹ thuật nhằm tăng sức lụi cuốn, lay động lũng người khi nghĩ về Quảng Trị một vựng đất mỏu lửa, một chiến trường núng bỏng trong cuộc khỏng chiến chống Mỹ cứu nước.

Hệ thống di tớch lịch sử chiến tranh cỏch mạng trờn địa bàn Quảng Trị là một tiềm năng du lịch độc đáo, chỉ riờng Quảng Trị mới cú được. Giữ gỡn, tụn tạo và phỏt huy giỏ trị của tiềm năng này là gỡn giữ cho tương lai những giỏ trị vĩnh cửu của quỏ khứ , vừa là yếu tố quan trọng để đưa du lịch Quảng Trị khai thỏc được lợi thế vốn cú của riờng mỡnh. Để cho khỏch trong nước và quốc tế khi đến Quảng Trị khụng chỉ tự hào về quỏ khứ , cảm phục về truyền thống, đánh giặc giữ nước, về văn hoỏ quõn sự của dõn tộc mà cũn là thụng điệp khỏt vọng hoà bỡnh cho nhõn loại. Đó cũng chớnh là yếu tố quan trọng để cho du lịch Quảng Trị hội nhập bằng thế mạnh của mỡnh, đóng gúp vào phỏt triển chung của ngành du lịch trờn Hành lang kinh tế Đông Tõy.

 

Nhà văn xuân đức

Nguyên giám đốc sở VH-TT quảng trị

 

Lễ hội “nhịp cầu xuyên á”     

Một không gian văn hoá hội nhập

 

1. “Nhịp cầu Xuyên Á” trước hết là nhịp cầu hữu nghị và hợp tác.

 Chúng ta đều biết trong mối quan hệ của các quốc gia, các vùng lónh thổ thỡ quan hệ chớnh trị là quan trọng nhất, cú tớnh quyết định tất cả. Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, do sự phát triển đa phương, đa diện và rất không đồng đều của các quốc gia, các thể chế chính trị, cho nên không phải ở đâu lúc nào quan hệ chính trị cũng đi trước. Tùy theo đặc điểm tỡnh hỡnh của những mối quan hệ khỏc nhau, mà cú khi, cú nơi, kinh tế đi trước, có nơi văn hóa hoặc thể thao được giao sứ mệnh đi trước để bắt nhịp cầu cho các mối quan hệ khác.

Tôi nhớ khi đề xuất tổ chức Liên hoan Nghệ thuật chuyên nghiệp “Tiếng hát Đường 9 xanh”, chúng tôi có mong muốn ngoài các đoàn Nghệ thuật Việt Nam và nước bạn Lào thân thiết, rất muốn mời một đoàn Nghệ thuật của Hoàng Gia Thái Lan. Tuy nhiên, tỡnh hỡnh đối ngoại lúc đó chưa cho phép. Đấy là chưa nói đến mong muốn vươn xa đến Myanmar. Nhưng bây giờ thỡ đó khỏc, với “Nhịp cầu Xuyờn Á” lần thứ nhất (2004), ngoài Việt Nam, Lào đó cú thờm hai đoàn Thái Lan, một đũan Myanmar và một đoàn của tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Năm 2007 này, trong Lễ hội “Nhịp cầu Xuyên Á” lần 2, ngoài đoàn Lào, Thái Lan, Myanmar, Trung Quốc, lại có thêm đoàn Nghệ thuật Hoàng Gia Campuchia. Ở trong nước, ngoài các địa phương  miền Trung - nơi nối dài trục đường 9 như: Quảng Bỡnh, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam đó cú mặt ở Lễ hội năm 2004, thỡ lần này cũn cú thờm Đoàn Ca múa Sơn La, Ca múa Bỡnh Phước, Đũan Đam San (Gia Lai), Đoàn Thăng Long (Hà Nội), Đoàn Ngôi Sao Xanh (Bộ đội Biên phũng), Đoàn nghệ thuật quân khu 4. Như vậy, con đường Xuyên Á của chúng ta không chỉ là một con đường theo nghĩa đen là Đường 9, mà trở thành con đường Xuyên Á mang tính biểu trưng. Hay nói cách khác, đó là một Không gian văn hóa giao lưu Xuyên Á.

2. “Nhịp cầu Xuyên Á” đó thật sự trở thành sức mạnh nội sinh cho sự phỏt triển.

Tụi cũn nhớ lỳc đề xuất “Nhịp cầu Xuyên Á” lần thứ nhất (2004), trong lúc nhiều đồng chí lónh đạo chủ chốt của tỉnh hết sức đồng tỡnh, ủng hộ thỡ khụng phải khụng cú một số Ban, ngành của tỉnh cũn tỏ ra e ngại, lo lắng, khụng tin lắm vào tớnh khả thi của đề án. Những e ngại đó không phải không có lý. Tỡnh hỡnh năm đó tỉnh ta đang có nhiều khó khăn. Có hai việc rất đáng lưu ý. Một là, lỳc đó chúng ta đang vượt qua một số thử thách về đoàn kết nội bộ, tỡnh cảm chưa thật tập trung. Hai là cơ sở vật chất để tổ chức một Lễ hội Văn hóa Du lịch có yếu tố Quốc tế là rất bất cập. Có ý cho rằng, nờn chăng lùi lại vài năm để đầu tư cơ sở vật chất đó. Nhưng cuối cùng, quyết tõm chung của lónh đạo tỉnh rất cao với quan điểm là, việc tổ chức Lễ hội chính là cơ hội để đẩy mạnh việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho du lịch với phương châm xó hội húa. Và hoạt động này nếu làm tốt, chắc chắn sẽ xua tan tất cả những vướng mắc, li tâm trong đội ngũ của chúng ta. Thực tế đó chứng minh quyết tõm trờn là vụ cựng đúng đắn. Sau sự thành công vượt bậc của Lễ hội “Nhịp cầu Xuyờn Á” lần thứ nhất, cộng thờm nhiều thành tựu cú ý nghĩa khỏc nữa của tỉnh, mà tỡnh hỡnh chớnh trị, kinh tế, văn hóa của Quảng Trị thật sự có bước phát triển nổi bật. Chỉ tớnh riờng về du lịch, thu nhập chung của xó hội tăng bỡnh quõn từ khoảng 25%. Đến nay toàn tỉnh có 63 khách sạn, trong đó có 01 khách sạn 3 sao, 17 khách sạn 1-2 sao, năng lực đón khách 1.300 phũng... Như vậy, hoạt động văn hóa đó thật sự tạo nờn sức mạnh nội sinh cho Quảng Trị đúng như quan điểm mà Nghị quyết Trung ương 5 (khóa 8) đó núi.

3. “Nhịp cầu Xuyên Á” đó trở thành Thương hiệu mạnh.

Chúng ta đó biết rằng, trong sự phỏt triển ngày nay, việc ra đời một sản phẩm đó khú, nhưng việc ra và khẳng định một thương hiệu cũn khú hơn nhiều lần. Để có một thương hiệu, cần hai yếu tố cơ bản. Một là chất lượng của sản phẩm đó có được khách hàng thừa nhận hay không. Hai là việc quảng bá, tuyên truyền và bảo vệ nó như thế nào.

Khi tổ chức lễ hội “Nhịp cầu Xuyên Á” lần thứ nhất, chúng ta gần như phải tự lực cánh sinh, phải tự đi trỡnh bày, thuyết khỏch... Tuy nhiờn, mọi sự đều không phải hoàn toàn thuận lợi. Ngay cả chương trỡnh khai mạc cũng khụng lờn được sóng truyền hỡnh cả nước. Ngay cả chương trỡnh “Huyền thoại Trường Sơn” rực rỡ đến như vậy nhưng vẫn chưa mời được cấp Chính phủ, Bộ, ngành Trung ương tham gia. Cũn bõy giờ tỡnh hỡnh đó rất khỏc.

Cấp độ Festival đó được lên một đẳng cấp mới. Nếu ở lần thứ nhất, chỉ có các đội nghệ nhân quần chúng của các tỉnh bạn Lào, Thái Lan, Myanmar về dự thi thì ở Lễ hội lần thứ hai này, bên cạnh các đội nghệ nhân ấy, lại có thêm các đoàn của Trường Nghệ thuật Trung ương, Thái Lan là Đoàn tuyên truyền của Tổng cục Du lịch, Campuchia là Đoàn nghệ thuật Hoàng Gia. ở trong nước cũng như vậy.

Nội dung Liên hoan Nghệ thuật cũng đó thay đổi. Nếu lần thứ nhất các đội nghệ nhân chỉ tham gia biểu diễn một đêm khai mạc. Cũn lần này, trước khi khai mạc chính thức lễ hội (đêm 25/7) sẽ có một Liên hoan nghệ thuật cấp chuyên nghiệp các nước Đông Dương do Bộ VHTT tổ chức từ đêm 20 đến 23/7.

Về Hội chợ cũng như vậy, nếu Hội chợ lần thứ nhất chỉ có dưới 100 gian hàng, thỡ quy mụ Hội chợ lần này lên đến 400 gian hàng với nhiều mặt hàng phong phú..

Có thể nói, tổ chức Lễ hội Văn hóa du lịch “Nhịp cầu Xuyên Á” lần thứ hai này, thuận lợi hơn rất nhiều vỡ Bộ VHTT và Tổng cục Du lịch đó trực tiếp vào cuộc, trực tiếp tham gia tổ chức cựng Quảng Trị. Bộ Lao động Thương binh và Xó hội, Đài THVN, các đài TH Hà Nội và Thành phố HCM cũng tham gia vào Lễ tri ân tháng 7 (Một hoạt động nằm trong dịp Lễ hội đang diễn ra...) Ngay cả công tác tài trợ cũng đó khỏc. Lần trước chúng tôi phải chạy đôn chạy đáo kiếm tỡm một vài nguồn tài trợ ớt ỏi, thỡ nay đó cú hẳn một cụng ty ký kết đảm nhận huy động tất cả các nguồn tài trợ vào một đầu mối để hỗ trợ cho Lễ hội

Như vậy, thế và lực của Lễ hội “Nhịp cầu Xuyên Á” đó phỏt triển lờn một tầm mới. Cú được điều đó chớnh là vỡ Lễ hội này của chỳng ta đó tạo ra được một thương hiệu mạnh, đó được Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, các địa phương trong cả nước và các nước trong khu vực Tiểu vùng sông MêKông thừa nhận. Đây cũng chính là thế mới cho Quảng Trị quảng bá hỡnh ảnh của mỡnh, thu hút đầu tư và hợp tác kinh tế.

     P.V (Thực hiện)

 

 

PV
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 155 tháng 08/2007

Mới nhất

Giường sắt có tốt không? Địa chỉ mua giường sắt uy tín?

24/04/2024 lúc 23:00

Giường sắt là một trong những đồ dùng nội thất không thể thiếu trong mỗi căn nhà, để đảm bảo cho gia chủ có một nơi nghỉ ngơi sau ngày dài mệt mỏi. Ngày nay, giường sắt đang khá phổ biến trên thị trường. Nếu bạn đang tìm hiểu về loại giường này và muốn tìm cho mình một địa chỉ mua giường sắt uy tín và chất lượng hiện nay thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Công Ty Cổ Phần Nội Thất Đại Thành.

Chùm thơ Trần Đức Tín

24/04/2024 lúc 17:21

Nhà thơ Trần Đức Tín, bút danh Khét, sinh năm 1989, quê quán Cà Mau, hiện đang làm

Long trọng tổ chức Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam

19/04/2024 lúc 17:46

Sáng nay 19/4/2024, Trường PTDT Nội Trú Gio Linh long trọng tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 ra mắt mô hình “Phụ nữ, Cà phê và Sách”

19/04/2024 lúc 16:43

Sáng nay 19/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 (thành phố Đông Hà) tổ chức Lễ ra mắt mô hình “Phụ nữ,

Sôi nổi hội thi Kể chuyện theo sách với chủ đề “Chúng em yêu hòa bình”

12/04/2024 lúc 16:01

Ngày 11/4, Thư viện tỉnh Quảng Trị phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Đông Hà tổ chức hội

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

27/04

25° - 27°

Mưa

28/04

24° - 26°

Mưa

29/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground