Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 26/12/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Kỳ lạ thay, những ngày đầu quê ta đánh giặc/ Chỉ rau tàu bay lưỡi mác dắt bên hông/ Chỉ chiếc lán trường kỳ, với hũ gạo nuôi quân/ Quê cũng chống càn, quê bao vây đồn địch/ Bởi ở đất này, lưỡi mác từ ngàn đời sáng quắc/ Biết giết hổ ác nên cũng dám giết hổ xâm lăng/ (Quê Hương – Trương Đình Sơn)

Có nơi nào khắc nghiệt, nghèo khó mà vẫn thơm thảo và không cam chịu qụy ngã, không yếu hèn như Vĩnh Thuỷ quê tôi không? Dù đã bao đời, người dân quê tôi, cũng rứt ruột, thiệt thòi nhưng rất bình dị như chiếc lá kia xanh, như mặt trời kia nắng, tâm tính trong lành như những dòng sông lặng lẽ, lặng lẽ… suốt đời trút nước cho biển cả… mênh mông!

Có dịp xa quê, thấy nhiều nơi giàu có, thuận lợi hơn nhiều, quả thực đôi lúc trong số chúng ta cũng có chút so bì, pha chút hờn trách.

Nhưng càng lớn khôn, càng ngẫm nghĩ, thấm thía, ngậm ngùi...mà thương lắm, thương hơn nữa, quê ơi! Bởi có nơi nào, mà tất cả quỹ thời gian, sức lực, của cải, trí tuệ,...của các thế hệ đều hết mình để bảo vệ và cứu nước như Vĩnh Thủy quê tôi - một vùng quê trên dãy đất eo thắt miền Trung mà lịch sử luôn chọn làm nơi thử thách, với trọng trách cao quý nhưng quá nặng nề: nào là “trấn biên”, là “phên dậu”, là tuyến đầu, là tiền đồn của Tổ quốc, là “ranh giới” của chia cắt, là trọng điểm huỷ diệt của quân thù... và trực tiếp - trực tiếp - gánh chịu tất cả thương đau, dũng cảm hy sinh, bảo vệ cho biết bao miền quê đất nước, được yên bình, hạnh phúc!

Mẹ tôi - đâu được đi học; cả một đời lao động lam lũ, cực nhọc, mãi về già mới được đến thăm trường, mẹ tôi oà khóc nức nở...phần vì sung sướng thấy trường lớp con cháu khang trang; phần chưa hết tủi hờn do chiến tranh triền miên, tàn phá, ác liệt nên không được đi học. Và cũng đã có biết bao bà mẹ, biết bao con người quê tôi quá thiệt thòi hơn vậy nhưng chẳng quản gian lao, chẳng chút phàn nàn mà trọn đời lặng lẽ dâng hiến cho con cái, gia đình và cả làng quê đất nước!

Ngày ngày xuống ruộng, lên đồi, lao động cực nhọc, trong chiến tranh hiểm nguy, nhưng đêm đêm trong từng vách đất, dưới mái nhà tranh đơn sơ, thiếu thốn, nhưng vẫn ngọt ngào làm sao tiếng ông bà cha mẹ kiên trì khuyên dạy cháu con; nồng ấm lời anh chị ân cần chỉ bảo, ngân vang tiếng trẻ ôn bài; và cứ thế, cứ thế, tiếp nối, tiếp nối như những ngọn đèn bừng sáng, cùng thao thức, chăm lo chuyện học - hành, cùng toả sáng đến mọi ngõ ngách cuộc đời.

Bao gia đình Vĩnh Thuỷ như vậy! Dù việc học tập cũng không chút dễ dàng gì, phải là quá trình khổ học, khổ luyện và chỉ có vậy mới có thể thành đạt.
Nên sướng vui nào bằng khi có nhiều gia đình cha ông là bần cố nông nay đã giàu có và thành đạt nhờ văn hoá, học hành; lắm gia đình nông dân phổ cập đại học và con cái chăm ngoan, quyết chí vươn lên mãnh liệt lắm! Và tự hào lắm chứ khi con cháu của những người bắt sống cọp ác, của chiến khu cách mạng và bắn tan xác máy bay - những cọp ác trên trời - học hành giỏi xuất sắc.

Cũng biết bao người con Vĩnh Thuỷ khác, vượt đất cằn, sỏi đá, vượt đói nghèo lặng lẽ ủ mầm, lặng lẽ dựng xây, lặng lẽ cùng tiến bước… và những người yêu quý đã dũng cảm hy sinh vì quê hương đất nước!

Hàng ngàn con em đã nâng bước, cùng lớn khôn từ quê hương, mái trường Vĩnh Thuỷ! Họ đạp lên kẽm gai, bom đạn, họ vượt qua bao vất vả, lo toan để vươn tới mọi miền quê đất nước; có người trở thành nhà khoa học, có người làm công tác lãnh đạo; có người đêm ngày dũng cảm cầm súng canh gác ngoài biên ải hiểm nguy và cũng thật nhiều nhiều người miệt mài thầm lặng suốt đời, dù thiệt thòi trên đồng đất quê hương...nhưng để vững vàng nâng cánh cho biết bao người khác!



Con cháu, dâu rể của Vĩnh Thủy khắp mọi miền quê đất nước mừng vui cùng bè bạn về quê nhà để thêm tự hào, thêm đoàn kết dựng xây… Biết bao cảm xúc, biết bao tâm trạng, biết bao điều cần sẻ chia.
Dù gần, dù xa, dù hoàn cảnh công việc có khác nhau nhưng đều sung sướng, mừng vui lắm trước quê hương cảnh sắc hữu tình, quê nhà êm đềm trù phú, và vững vàng, đổi mới vươn lên của vùng đất chiến khu cách mạng, ghi nhiều dấu ấn, để mãi lan rộng, toả sáng nơi nơi.
Học giỏi, làm giỏi, và trưởng thành đã rất khó nhưng sống nghĩa tình và biết chăm lo cho quê hương, cho mọi người còn khó gấp nhiều lần;

Cùng sự cố gắng vươn lên của quê hương, cần lắm những tấm lòng rất lớn vì quê nhà ... việc lớn việc nhỏ, việc trước mắt những việc cho mai sau,… tùy theo điều kiện, tùy theo tấm lòng yêu quê… để xây dựng quỹ khuyến học, khuyến tài, khuyến văn hóa cho con cháu; mở rộng và nâng cao việc làm cho con em; hay quan tâm sưu tầm, mở rộng và phát huy du lịch từ truyền thống bắt cọp ác, hoặc đầu tư để có nhiều trang trại sản xuất bền vững, và cần trồng nhiều cây đẹp cho giếng nước làng quê; và cũng không thể thiếu những bài viết quý giá, những bản nhạc hay, những bức tranh giá trị về quê hương nồng ấm này… Cần lắm - Cần lắm những tấm lòng yêu thương, tự hào và lo lắng, giúp đỡ tài trí và công sức, đồng hành thiết thực như thế.
Dẫu biết rằng, còn bao nhiêu việc đâu kịp sẻ chia - còn bao nhiêu điều đâu kịp trao gửi, nhưng thêm một lần nữa biết ơn trời đất, tổ tiên, ông bà, làng xóm đã gánh chịu hết tất cả gian lao để lo cho chúng tôi được học hành, được vươn xa. Dù thành đạt việc này, nơi nọ nhưng với làng quê gần gũi, bình dị ấy chúng tôi còn nặng nợ quá nhiều!
Quê hương ơi! Tuy nghèo khó, khắc nghiệt; tuy giản dị, đơn sơ nhưng sao mặn mà, sao mà cao thượng, lớn lao, sao mà thôi thúc mãnh liệt và luôn gần gũi, nâng cánh cho những ước mơ cháy bỏng vô cùng!
Xin biết ơn!

Đứa con của làng quê
T.Q

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Mới nhất

Đồng cảm “Bốn mùa thương nhớ”

23/12/2024 lúc 17:07

Trong cuộc sống của con người thì sự ăn quan trọng vào bậc nhất. Cổ nhân có câu, dịch nghĩa ý rằng: Nước lấy dân làm trời, dân lấy ăn làm trời. Ăn không chỉ để sống, để tồn tại, để lao động, cống hiến mà còn là để khoái khẩu, để thưởng thức, suy ngẫm và trải nghiệm, đó là quan trọng như trải nghiệm ăn uống. Sự ăn không chỉ thỏa mãn đời sống vật dục tất yếu, bình thường và lành mạnh mà còn là văn hóa, hồn vía, là tâm tình, kỷ niệm, là da diết muôn vàn, đến nỗi một người Quảng Trị xa xứ như ký giả Nguyễn Linh Giang dường như cứ luôn mang mang tâm trạng hồi cố, hoài niệm theo Bốn mùa thương nhớ (tập tản văn, NXB Thanh Niên, 2024).

Ký ức chiến tranh trong truyện ngắn Văn Xương

23/12/2024 lúc 17:04

Văn Xương (tên thật Nguyễn Văn Bốn) không phải là một tác giả xuất hiện sớm và có thành tựu sáng tác nổi bật ở Việt Nam. Anh sinh năm 1959 và thuộc lớp những người cầm bút của thời kỳ đổi mới. Những truyện ngắn đầu tiên của anh được giới thiệu trên một số tạp chí, báo địa phương và trung ương khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã lùi xa.

Theo những bước quân hành

23/12/2024 lúc 17:00

Chủ đề người lính là một đề tài lớn, xuyên suốt trong dòng chảy văn học cách mạng Việt Nam và kéo dài đến hôm nay. Đó là một hiện thực khách quan bởi lịch sử đất nước gắn với trường kỳ kháng chiến; và khi xây dựng cuộc sống mới, thì người lính luôn là lực lượng xung kích đi đầu, đồng hành cùng nhân dân. Có thể hình dung sự vẻ vang ấy qua những tác phẩm trong tập sách Vang mãi khúc quân hành (Nhà xuất bản Thuận Hóa, 2024).

Nắng trên thành cổ; Người lính hát

23/12/2024 lúc 16:56

Nắng trên thành cổ Một rêu phong trên tường thành muôn năm cũMột nguyện cầu dài trong chấp chới tiếng chuông xaMột thanh xuân giữa ầm

Trăng biên giới; Có một nơi xa nào

23/12/2024 lúc 16:54

Trăng biên giới Ánh trăng là ánh đènĐêm tuần tra biên giớiBước chân không biết mỏiTrăng làm bạn thân quen Trăng lên cao dốc đứngNhìn rõ những

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

27/12

25° - 27°

Mưa

28/12

24° - 26°

Mưa

29/12

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground