Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 03/07/2025 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Tổng kết 3 năm cuộc vận động sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học ng

 LTS: Ngày 29/9/2011, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Trị tổ chức hội nghị tổng kết 3 năm Cuộc vận động sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học nghệ thuật, báo chí về đề tài “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Đến dự có các đồng chí: Lê Hữu Phúc, UVTƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Đức Cường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương tại Đà Nẵng, lãnh đạo các Ban Đảng Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy, các sở, ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh; lãnh đạo các huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc... đồng chí Nguyễn Văn Hùng, UVTV, Trưởng ban Tuyên giáo tỉnh uỷ thay mặt Ban chỉ đạo cuộc vận động của tỉnh đọc bài phát biểu tổng kết rất quang trọng. Do khuôn khổ báo có hạn, CV. trích đăng, lược thuật một số nội dung chính.

T

hực hiện Kết luận Hội Nghị lần thứ 12- Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX, Chỉ thị số 06- CT/ TW của Bộ Chính trị, trong  những năm qua, Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã được triển khai  trên toàn quốc, trở thành một đợt sinh hoạt chính trị xã hội sâu rộng, làm cho toàn Đảng, toàn dân ngày càng nhận thức sâu sắc hơn về những nội dung cơ bản, giá trị tinh thần to lớn của tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Cùng với cả nước, các cấp uỷ Đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể và các ngành trong  toàn tỉnh đã tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” một cách chủ động, tích cực, nghiêm túc, sáng tạo và đã đạt được những kết quả quan trọng góp phần phát triển kinh tế, xã hội, tăng cường quốc phòng an ninh trong địa bàn tỉnh, tạo động lực tiếp tục đẩy mạnh việc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Ban Chỉ đạo TW Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã phát động Cuộc vận động sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học nghệ thuật, báo chí theo chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”(gọi tắt: Cuộc vận động sáng tác, quảng bá). Thực hiện kế hoạch của TW, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động tỉnh Quảng Trị đã giao cho Hội Văn học nghệ thuật (VHNT) chủ trì, làm cơ quan thường trực phối hợp với Hội Nhà báo tỉnh tổ chức cuộc thi. Cuộc vận động sáng tác, quảng bá có ý nghĩa rất quan trọng, thiết thực đã được đông đảo văn nghệ sỹ, hội viên Hội Nhà báo tỉnh tích cực hưởng ứng tham gia. Sau ba năm phát động, đã thu được những kết quả đáng ghi nhận:

Về số lượng: Ban Tổ chức đã nhận được 377 tác phẩm hưởng ứng cuộc thi.  Trong đó, Báo chí: 169 tác phẩm; Văn học: 60 tác phẩm; Văn nghệ dân gian: 46 (gồm: công trình nghiên cứu sưu tầm và ca cảnh, tổ khúc dân ca); Sân khấu: 16 tác phẩm; Âm nhạc: 13  tác phẩm; Nhiếp ảnh: 53 tác phẩm; Mỹ thuật: 20 tác phẩm. Ban Sơ khảo đã tiến hành tuyển chọn 50 tác phẩm vào vòng chung khảo (gồm: những tác phẩm đạt giải đồng hạng trong 3 đợt thi). Ban Giám khảo cuộc thi đã tiến hành xét chung khảo, với tinh thần nghiêm túc, trách nhiệm cao đã lựa chọn và trao thưởng 33 tác phẩm xuất sắc.

        Về loại hình: Cuộc thi sáng tác đã thu hút được đông đảo văn nghệ sĩ,  nhà báo trong tỉnh tham gia sáng tạo với các loại hình nghệ thuật đa dạng, phong phú. Bên cạnh những loại  hình quen thuộc như báo chí, văn học, âm nhạc còn có sự xuất hiện của các Kịch bản sân khấu, tranh cổ động, công trình văn học dân gian…tạo ra sự đa dạng về hình thức thể hiện.

 Về chất lượng: Các tác phẩm tham gia Cuộc vận động sáng tác, quảng bá mỗi năm mỗi đồng đều hơn, đi vào chiều sâu hơn. Nhận thức sâu sắc giá trị to lớn, sức lan tỏa của tư tưởng, phong cách, tấm gương đạo đức, tầm vóc vĩ đại và công lao trời biển của  Chủ tịch Hồ Chí Minh, các nhà báo, các văn nghệ sỹ Quảng Trị đã tập trung nêu bật tư tưởng, tấm gương đạo đức sáng ngời của Bác Hồ. Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" đã có tác động tích cực đối với tư tưởng, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Từ tình cảm của Bác Hồ với quê hương Quảng Trị; niềm kính yêu của Đảng bộ nhân dân Quảng Trị đối với Bác mà các tác giả đã chú trọng đến việc phát hiện, biểu dương, cổ vũ các tập thể và cá nhân điển hình trong lao động, sản xuất " làm theo"  gương sáng của Bác.

Không chỉ đạt được tiêu chí về nội dung, các tác phẩm văn học nghệ thuật, báo chí dự thi còn có hình thức thể hiện sinh động, hấp dẫn;  thông tin kịp thời, chính xác, chân thực. Chân dung, hình tượng Bác Hồ đã được các văn nghệ sỹ, nhà báo Quảng Trị thể hiện sinh động, sâu sắc, giàu mỹ cảm; bước đầu đã xây dựng được những hình tượng thẩm mỹ có sự thẩm thấu lòng người, có sức rung động mạnh mẽ đối với công chúng.

Trong lĩnh vực Văn học, các tác phẩm thơ, văn xuôi đã ghi lại cảm xúc về Chủ tịch Hồ Chí Minh khi các tác giả tiếp cận những câu chuyện về Bác. Các tác giả đã chú ý khai thác những tư liệu và kỷ niệm để khơi nguồn cảm hứng, khắc họa chân dung, phong cách, tấm gương đạo đức của Người, truyền vào tác phẩm tình cảm kính yêu Lãnh tụ của mình.  Các bài thơ viết về Bác được sáng tạo với  phong cách đa dạng: triết lý và sâu sắc như “Hạt ánh sáng lên mầm”, "Tiếng xe đạp nước vọng về" của Hoài Quang Phương; giàu cảm xúc và dung dị như “Chùm bồ kết Bác trao” của Phạm Minh Quốc, “Lời nói Bác Hồ” của Hồ Chư, "Người chiến binh Vân Kiều làm theo lời Bác" của Nguyễn Văn Dùng,“Ta luôn có Bác chỉ đường” của Mai Anh... Thông qua thế mạnh của ký văn học với ngôn ngữ mượt mà đầy biểu cảm, dễ đi vào lòng người, các tác phẩm văn xuôi đã giúp đọc giả hiểu thêm về tấm lòng người dân Quảng Trị đối với Bác, thể hiện tâm tư, tình cảm, suy nghĩ hành động phải làm sao cho xứng với Bác hơn. Tiêu biểu là“Người thắp lửa”, “Vẫn sống mãi chiếc máy cày Bác tặng” của Trần Biên, "Hát mãi lời nhớ thương" của Phạm Minh Quốc, “Người Bắc muối cà xứ Nghệ” của Lê Văn Thê…

 Tham gia cuộc thi có 16 Kịch bản sân khấu với nội dung khá  sâu sắc về chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”  tiêu biểu là Kịch bản  "Bản Rondo mùa hạ"“Ta Pa ơi đang ở đâu?” của Xuân Đức, “Di vật người Liệt sỹ” của Cao Hạnh. Đặc biệt Kịch bản “Ta Pa ơi đang ở đâu” của Xuân Đức đã vinh dự được Ban chỉ đạo Trung ương cuộc vận động trao thưởng tại Lễ sơ kết cuộc vận động năm 2010.

Các tác phẩm Mỹ thuật tham gia cuộc thi là thành quả ngọt ngào gặt hái được qua một quá trình nỗ lực sáng tạo không ngừng của các hoạ sỹ Quảng Trị; kết quả tốt đẹp đó không chỉ biểu lộ qua ý tưởng, nội dung tác phẩm mà còn thể hiện ở cả hình thức, kỹ thuật và phong cách thể hiện.  Đó là hình ảnh giản dị, thân thương của Bác trong Tác phẩm “Tình Bác với nông dân” của Trương Minh Dự, “Vinh dự bên Bác”, “Dân ca nhớ Người” của Trịnh Hoàng Tân, "Người Vân Kiều Pa cô mang họ Hồ của Bác" của Thế Hà, "Chúng cháu xin nhận họ của Bác" của Hồ Thanh Thoan…Trong đó Tác phẩm “Dân ca nhớ Người” là một tác phẩm khá xuất sắc, được tạo hình theo phương pháp đồng hiện, ước lệ, mang tính hiện đại, độc đáo với hàm ý tượng trưng:  Hướng về Bác cũng chính là hướng về cội nguồn dân tộc. Các tranh cổ động “Việt Nam-Hồ Chí Minh” của Nguyễn Lương Giang, "Biển trời bình yên"  của Hồ Thanh Thọ... là nét chấm phá mới thể hiện sự phong phú về loại hình của các tác phẩm mỹ thuật tham gia cuộc thi.

Ở lĩnh vực Nhiếp ảnh có các tác phẩm nổi lên như "Giọt máu nghĩa tình" của Phương Hoan, “Ông Nguyễn Văn Vũ đang sưu tầm tư liệu về Bác” của Trà Thiết,  “Bài học đầu tiên” của Khánh Toàn…

        Hình tượng Bác Hồ cùng những bài học sâu sắc từ tấm gương đạo đức của Người cũng chính là nguồn cảm hứng vô tận để các nhạc sĩ sáng tạo nhiều tác phẩm mới có giá trị như các ca khúc: “Đêm giao thừa nhớ Bác” của Võ Thế Hùng, “Phút bên Người” của Trần Tích,  “Lắng đọng tình Người” của Lê Thanh Ngọc, “Hội mùa có Bác” của Thanh Ngọc và Văn Sỹ, “Nhớ Bác” của Trần Kiềm, “Nhớ mãi Bác Hồ” của Văn Lượng…

       Trong lĩnh vực Văn nghệ dân gian, các tác giả đã khơi nguồn chất dân ca Bình Trị Thiên để dựng lại chân dung vị cha già kính yêu với những làn điệu ngọt ngào, sâu lắng, tình cảm nồng nàn, tha thiết. Đó còn là những bức tranh sống động về những đổi thay của quê hương và tình đất, tình người Quảng Trị đối với Bác kính yêu đã thấm đượm trong từng câu thơ, lời nhạc. Tiêu biểu như công trình sưu tầm nghiên cứu công phu về Bác như: “Bác Hồ trong lòng thơ ca dân gian Quảng Trị” của Y Thi; Tổ khúc dân ca "Bác là vầng trăng" của Sỹ Cừ, "Gương Người sáng mãi trong con" của Vũ Mạnh Thi, " Khắc sâu lời Bác dạy" của Xuân Lực.                

        Các tác phẩm báo chí đã tập trung tuyên truyền về nội dung, mục đích, ý nghĩa, tác dụng của cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” nội dung tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức của Bác; tấm lòng của người dân Quảng Trị với Bác Hồ. Tiêu biểu là các tác phẩm: “Nghĩa tình Nakhomphanom” của Mai Anh, “Người đảng viên và hơn 2000 bức ảnh về Bác Hồ” của Thanh Châu 

Bên cạnh tuyên truyền đậm nét, có sức thuyết phục về tư tưởng, tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các nhà báo đã chú trọng tuyên truyền, cổ vũ cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh “làm theo” tấm gương đạo đức của Người; đã tập trung phát hiện, biểu dương, tôn vinh những cá nhân, tập thể điển hình, những việc làm ích nước lợi dân của đồng chí, đồng bào trên mọi lĩnh vực; thể hiện được tính tích cực, tính tiên phong của báo chí trong việc phát huy và tôn vinh cái đẹp, tiếp bước con đường mà Bác Hồ đã vạch ra. Đó là những tấm gương bình dị mà cao quý như Vị già làng mẫu mực, hết lòng vì dân bản, vì mối quan hệ hữu nghị Việt- Lào “Già làng của vùng biên của Việt Thanh- Thanh Châu”, là một người dân Vân Kiều tự nguyện hiến đất xây dựng trường học “Tấc vàng từ lòng dân của Hoàng Tiến Sỹ”, một cựu chiến binh đến từng hộ gia đình quyên góp hủ gạo tình thương để ủng hộ người nghèo “Người trưởng thôn tận tuỵ” của Thanh Ba- Minh Kha; một lương y như từ mẫu chữa bệnh miễn phí cho bệnh nhân nghèo “Bác sỹ Nguyễn Hữu Lan chữa bệnh giúp người của Trần Thị Thanh Vân”, một cô giáo trẻ dạy thêm miễn phí cho học sinh miền núi “Cô giáo trẻ dạy thêm miễn phí cho học sinh miền núi” của Nguyễn Loan - Đình Giáo... Những tấm gương chung và riêng, lớn và nhỏ, xa và gần, không bó hẹp trong một phạm vi nào trong  phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã được thể hiện sinh động trên nhiều thể loại báo chí. Bên cạnh những bài báo ngắn gọn súc tích còn có cả những chương trình truyền hình trực tiếp đầy ý nghĩa như chương trình “Tình Bác sáng đời ta” của Kim Hồng và nhóm tác giả.  

        Đặc biệt Tác phẩm  báo chí “ Hai việc làm từ một cuộc vận động lớn”  của  nhà báo Đào Tâm Thanh đã được Ban Chỉ đạo cuộc vận động sáng tác, quảng bá TW  trao tặng Giải thưởng nhân Sơ kết một năm Cuộc vận động. Bộ phim"Già làng của vùng biên" của Việt Thanh - Thanh Châu đạt giải huy chương Bạc tại Liên hoan Truyền hình toàn quốc năm 2010.

Về quảng bá: Cùng với việc sáng tác, việc quảng bá biểu diễn tác phẩm văn học nghệ thuật, báo chí về chủ đề“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”cũng được quan tâm chú trọng.  Nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật, báo chí hưởng ứng cuộc thi đã được chọn lọc, đăng tải kịp thời trên Báo Quảng Trị, Tạp chí Cửa Việt.  Ban Tổ chức cuộc thi cũng đã phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh xây dựng phóng sự và chương trình văn nghệ giới thiệu các tác phẩm đoạt giải trong cuộc thi. Nhờ sự quan tâm và sự triển khai đồng bộ nêu trên, nhiều tác phẩm có chất lượng đã đến được với công chúng, được công chúng đón nhận nồng nhiệt; có sức lan tỏa trong xã hội. Đặc biệt, các hội viên Hội Văn học nghệ thuật còn sáng tác và gửi các phẩm tham dự cuộc vận động ở TW. Bốn tác phẩm về Bác Hồ của các hoạ sỹ Quảng Trị chọn trưng bày trong cuộc triển lãm toàn quốc 1000 năm Thăng Long - Hà Nội tổ chức vào cuối năm 2009. 

Tổng kết 3 năm Cuộc vận động sáng tác, quảng bá Ban Tổ chức đã cho ra mắt tập sách "Người thắp lửa", tập hợp các tác phẩm xuất sắc đạt giải tại Cuộc thi chung khảo.

            Về hạn chế:

          Công tác tổ chức trong Đợt 1 còn gặp nhiều lúng túng. Việc theo dõi, đôn đốc, động viên văn nghệ sỹ, nhà báo tham gia cuộc vận động sáng tác,quảng bá chưa được tiến hành thường xuyên và chủ động. Các thành viên trong Ban Tổ chức cuộc thi hoạt động chưa tích cực, tính gắn kết chưa cao. Việc động viên lực lượng sáng tác không chuyên tham gia Cuộc vận động sáng tác chưa được thực hiện tốt. Lực lượng tham gia cuộc thi chủ yếu vẫn là đội ngũ văn nghệ sỹ, nhà báo chuyên nghiệp của tỉnh.

Số lượng tác phẩm có chất lượng cao chưa nhiều và chưa tương xứng với tiềm năng sáng tạo của anh chị em văn nghệ sĩ, nhà báo tỉnh nhà. Chưa xuất hiện nhiều tác phẩm tạo ấn tượng sâu sắc, có sức lay động mạnh mẽ. Một số tác phẩm báo chí còn thiếu sinh động, chưa khắc phục được tình trạng sơ lược, công thức. Một số văn nghệ sĩ, tác giả còn lúng túng trong phản ánh, thể hiện việc "làm theo".  Một số tác phẩm chưa phản ánh rõ nội dung của cuộc thi, còn gán ghép chủ đề một cách gượng gạo. Một số gương điển hình được phản ảnh qua các tác phẩm văn học nghệ thuật, báo chí chưa thật ấn tượng. Ký văn học, ký báo chí, phóng sự phát thanh, truyền hình - các thể loại vốn có ưu thế trong phản ánh điển hình tích cực- chưa được nhiều tác giả khai thác, phát huy có hiệu quả cao nhất.

 Công tác quảng bá các tác phẩm sáng tác về Bác Hồ tuy đã có chú ý nhưng triển khai vẫn chưa thật tốt. Một số loại hình nghệ thuật chưa hoặc có quá ít tác phẩm tham gia làm hạn chế tính phong phú của cuộc thi. Mặt khác, do kinh phí hạn chế, việc dàn dựng, giới thiệu các tác phẩm, nhất là những tác phẩm lớn trong loại hình sân khấu, âm nhạc, mỹ thuật... còn gặp nhiều khó khăn.

 Tổng kết 3 năm Cuộc thi là dịp để tỉnh Quảng Trị đẩy mạnh công tác tuyên truyền, động viên đội ngũ văn nghệ sĩ, nhà báo của tỉnh tiếp tục tham gia sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; xem đây là chủ đề thường xuyên, quan trọng trong quá trình sáng tác lâu dài của đội ngũ văn nghệ sỹ, nhà báo Quảng Trị. Cùng với sáng tạo tác phẩm, Hội VHNT, Hội Nhà báo, Sở VH – TT&DL bằng nhiều hình thức sẽ đẩy mạnh việc giới thiệu, quảng bá tác phẩm văn học nghệ thuật, báo chí dự thi (đặc biệt là các tác phẩm đạt giải) đến với đông đảo cán bộ và quần chúng nhân dân trong tỉnh.

 Làm tốt công tác sáng tác, quảng bá các tác phẩm có chất lượng về chủ đề "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"  là việc làm thiết thực, phục vụ đắc lực cho quá trình triển khai chủ trương đưa việc Học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở thành việc làm thường xuyên, quan trọng trong các tổ chức Đảng, các đoàn thể, của mỗi cán bộ, đảng viên theo tinh thần Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị về "Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh".

                                                                                                                          N.V.H

 

NGUYỄN VĂN HÙNG
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 205 tháng 10/2011

Mới nhất

Tạp chí Cửa Việt - 35 năm một chặng đường

28/06/2025 lúc 16:18

Ngày 28/5/2025, Tạp chí Cửa Việt tổ chức lễ kỷ niệm 35 năm tạp chí ra số đầu tiên và gặp mặt cộng tác viên năm 2025. Tại buổi lễ, Phó Tổng biên tập phụ trách Hồ Thanh Thọ đã có bài phát biểu khai mạc...

Vùng trời hoa sim

26/06/2025 lúc 23:29

Những triền sim tím đồi xaBềnh bồng nâng gót mùa qua lặng thầm

Hương xưa; Nắng sớm

26/06/2025 lúc 23:27

Hương xưa… Ta về tìm lại hương xưa

Giấc mơ đồng bằng; Về xanh trong gió thơm

26/06/2025 lúc 23:24

Giấc mơ đồng bằng Gọi em đêm qua tôi mơ

Ngủ giữa gió sông quê

26/06/2025 lúc 23:22

Hôm ấy gió sông thổi về lồng lộng. Lửa nương theo bàn tay của gió vồ lấy mái bếp, tỏa ngọn nghi ngút trên đống củi khô, tràn qua ô cửa vương tơ nhện và bụi mờ.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

04/07

25° - 27°

Mưa

05/07

24° - 26°

Mưa

06/07

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground