Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 14/01/2025 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

LTS: Chiều ngày 2/11/2022, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi). Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng tham gia thảo luận. Tạp chí Cửa Việt trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của đồng chí Hà Sỹ Đồng.

Kính thưa Quốc hội!

Trước hết, tôi bày tỏ tán thành sự cần thiết sửa đổi nội quy kỳ họp, bởi Quốc hội đổi mới cách thức làm việc cũng là để tiết kiệm thời gian, nâng cao chất lượng hoạt động, cũng chính là thực hành tiết kiệm, chống lãng phí như chuyên đề Quốc hội vừa giám sát.

Tôi chỉ xin góp ý vào ba nội dung cụ thể để tiếp tục hoàn thiện dự thảo nghị quyết.

Thứ nhất, về tài liệu phục vụ kỳ họp, khoản 6 điều 7 dự thảo nghị quyết quy định: trường hợp đại biểu Quốc hội nhận được thông tin xấu, độc về những nội dung đang được xem xét, quyết định tại kỳ họp thì có trách nhiệm thông báo với Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội và Tổng Thư ký Quốc hội để tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Quốc hội.

Tôi đề nghị bỏ quy định này, vì tôi tin rằng mỗi đại biểu Quốc hội đều đủ khả năng để phân biệt và xử lý mọi thông tin liên quan đến nội dung kỳ họp. Quy định như dự thảo vừa khó thực hiện vừa tạo thêm những lãng phí không cần thiết và khó thực hiện bởi là nội hàm của "thông tin xấu, độc” rất mơ hồ, nếu không được giải thích rõ ràng thì sẽ có thể gây ra băn khoăn tương tự như ý kiến đã được Tổng thư ký nêu tại báo cáo tổng hợp thảo luận tổ: đó là ý kiến góp ý của cử tri, đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của cử tri liên quan trực tiếp đến nội dung đang thảo luận tại kỳ họp gửi đến đại biểu Quốc hội có thể trái với Tờ trình của các cơ quan nhưng phù hợp với ý kiến của cử tri nơi đó thì có coi là thông tin xấu, độc không.

Quốc hội không phải là một cơ quan hành chính nên những quy định làm phát sinh thêm những thủ tục vừa khó hiểu vừa khó thực hiện như khoản 6 điều 7, theo tôi là không cần thiết.

Thứ hai, tôi xin góp ý về thảo luận tại phiên họp toàn thể, nhất là các phiên thảo luận về kinh tế, xã hội. Trước hết tôi nhất trí với đại biểu Lê Thanh Vân vừa phát biểu trước tôi, cách thảo luận như hiện nay, có thể Quốc hội lắng nghe được ý kiến đại biểu ở tất cả các Đoàn, đề cập được nhiều vấn đề cử tri quan tâm, nhưng theo tôi quá dàn trải.

Tôi đề nghị đổi mới theo hướng, sau khi thảo luận tại tổ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chọn một số vấn đề lớn được đại biểu tập trung thảo luận, và còn nhiều quan điểm khác nhau để thảo luận tại hội trường, dành thời gian bàn thảo, tranh luận cho sáng tỏ, từ đó có thể đưa ra quyết sách đúng tầm. Với thời gian hai ngày thì có thể chọn khoảng 6-8 vấn đề xếp theo thứ tự ưu tiên, thông báo trước cho đại biểu vài ngày để có thời gian nghiên cứu chuẩn bị, sau đó tiến hành thảo luận theo thứ tự ưu tiên đó.

Với cách thức này thì những ai nắm chắc, nắm sâu vấn đề gì thì sẽ bấm nút đăng ký tham gia, không cần "nhường nhau" để mỗi đoàn đều có đại diện được phát biểu như hiện nay. Nhưng quan trọng hơn là sẽ tránh được những thông tin trùng lặp dàn trải, nếu đa số phát biểu đã được chuẩn bị sẵn như hiện nay.

Việc chọn vấn đề trọng tâm để thảo luận, theo tôi cũng giúp cho các vị đại biểu dù không tham gia thảo luận, tranh luận cũng sẽ yên tâm hơn khi đưa ra quyết định của mình, vì đã được nghe trao đi đổi lại, nghe phân tích ở nhiều chiều cạnh khác nhau.

Nếu vẫn duy trì Quốc hội làm việc hết giờ như hiện nay thì số lượng đại biểu được thể hiện chính kiến ở mỗi phiên họp sẽ luôn luôn là thiểu số. Mà Quốc hội thì quyết định theo đa số. Việc đổi mới cách thức thảo luận có trọng tâm, trọng điểm, thiên về tranh luận chắc chắn sẽ khiến cho đa số đại biểu tự tin hơn khi đưa ra quyết định của mình, trước những vấn đề quan trọng của đất nước.

Vấn đề thứ ba là về thảo luận tổ, theo tôi nên chọn nội dung để thảo luận tại tổ chứ không nên đưatất cả nội dung đều bố trí thảo luận tổ. Thực tế không phải đến nhiệm kỳ này mà từ các nhiệm kỳ trước, nhiều phiên thảo luận tổ có khi bố trí đến 2- 3 nội dung nhưng cũng hiếm có tổ nào thảo luận hết giờ. Trong khi đó các phiên thảo luận tại hội trường thì gần như luôn có đại biểu đã đăng ký nhưng không còn đủ thời gian để phát biểu.

Trong phát biểu khai mạc tại kỳ họp này, Chủ tịch Quốc hội cũng đã nhấn mạnh tinh thần “lấy chất lượng Kỳ họp làm chính và phấn đấu để tiết giảm tối đa thời gian", nhưng với nhiều phiên thảo luận tổ như hiện nay, rõ ràng thời gian chưa thực sự được tiết kiệm. Vì thế, thay vì nội dung nào cũng bố trí thảo luận tổ thì chỉ nên chọn một số vấn đề thực sự cần thiết, còn lại có thể tăng thời gian thảo luận tại hội trường như một số dự án luật khó, một số vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau. Vì như tôi đã phân tích ở trên, thìdù không trực tiếp tham gia thảo luận, tranh luận, nhưng các đại biểu được nghe trao đi đổi lại, nghe phân tích ở nhiều chiều cạnh khác nhau về 1 vấn đề thì đại biểu cũng sẽ tự tin hơn trước khi bấm nút.

Tôi hết ý kiến, xin cảm ơn Quốc hội.

______________________

*Tựa do Tòa soạn đặt.

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Mới nhất

Tên gọi của Trung đoàn

10/01/2025 lúc 21:47

Chớm vào thu. Bầu trời rưng rưng những cơn mưa bất chợt. Những cơn mưa đám mây giăng giăng như

Trùng phùng ở Prin C

10/01/2025 lúc 21:43

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, bản Prin C (nay thuộc huyện Sa Muồi, tỉnh Salavan,

Đông Hà xanh trên nền đất khát

10/01/2025 lúc 16:22

Đông Hà những ngày đầu như tôi thấy, mùa hè thị xã quắt lại trong nắng gió, núi đồi cứ nhấp nhổm. Các con đường ngoằn ngoèo, lên xuống nên tôi liên tưởng: Sau này lấy bản quy hoạch phố của Đà Lạt mà theo! Nói vui như vậy, vì thị xã lúc đó trần mình giữa dầm dề mưa và chang chang nắng. Tàn tích của sân bay, quân cảng; của quốc lộ, ngã ba… đầy ám ảnh trơ trơ trong mưa rét và xào xạc gió phơn. Thế mà ngay bên hông thị xã trẻ trung, hơi chếch về phía nam có một rừng cọ dầu bời bời xanh tốt. Nó khác hoàn toàn với màu bàng bạc của trơ trọi. Tôi được biết rừng cọ trồng từ năm 1977, là món quà hữu nghị của Malaysia nhằm phủ xanh những vùng đất cằn cỗi sau chiến tranh; dầu cọ còn được sử dụng làm chất đốt và phục vụ đời sống sinh hoạt.

Sở Thông tin và Truyền thông tổng kết công tác năm 2024

10/01/2025 lúc 10:54

TCCVO - Chiều 9/1/2025, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tỉnh Quảng Trị tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024,

Giữ lửa nghề truyền thống giữa nhịp sống hiện đại

10/01/2025 lúc 10:09

Tọa lạc bên bờ nam sông Hiếu, làng nghề rèn ở phường 3, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị từ lâu được biết đến với bề dày lịch sử và văn hóa truyền thống, tồn tại qua nhiều thế hệ. Những lò rèn từng đỏ lửa sớm hôm, tiếng búa đe vang vọng khắp vùng gắn liền với cuộc sống lao động và sinh hoạt của người dân nơi đây. Thế nhưng, dưới sức ép của thời đại công nghiệp hóa, làng nghề rèn đang đứng trước nguy cơ mai một. Hiện nay, cả phường chỉ còn lại khoảng 4 lò rèn hoạt động thường xuyên, so với hàng chục lò ở thời kỳ “hoàng kim” cách đây hai thập kỷ.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

15/01

25° - 27°

Mưa

16/01

24° - 26°

Mưa

17/01

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground