Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 16/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Chăm lo phát triển sự nghiệp văn hóa - xã hội, không ngừng nâng cao đời sống tin thần của nhân dân


 

LTS. Ngày 20/7/2010. BCH Đảng bộ tỉnh Quảng Trị khóa XIV đã hoàn thành Dự thảo bóa cáo Chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thức XV, nhiệm kỳ 2010 – 2020. Năm năm qua bên cạnh những thành quả của công cuộc đổi mới đất nước đem lại những khó khăn thách thức do yếu kém nội tại và ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nhưng với sự chỉ đạo kịp thời và đúng đắn của các cấp ủy Đảng, cộng với các biện pháp điều hành có hiệu quả của chính quyền, phát huy vai trò của các đoàn thể, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị đã học hỏi phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, phấn đấu đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực. Để chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV. Chuyên mục SK&BL giới thiệu với bạn đọc những thành tựu đạt được trong lĩnh vực VH – XH nhiệm kỳ 2005 - 2010 và các giải pháp chủ yếu phát triển lĩnh trên vực này trong nhiệm kỳ 2010 - 2015 trong Báo cáo dự thảo. Đầu đề do tòa soạn đặt

I. Những thành tựu đạt được trên lĩnh vực VH – XH, chất lượng cuộc sống của người dân tiếp tục được cải thiện

1. Hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục - thể thao có nhiều tiến bộ.

Hoạt động văn hoá, thể dục - thể thao phát triển đa dạng và đi vào chiều sâu, góp phần nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần và thể chất của nhân dân, làm tăng hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, phổ biến pháp luật, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong đời sống xã hội.

Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá cơ sở, rèn luyện thể dục thể thao phát triển rộng khắp(1). Nhiều lễ hội cách mạng, Lễ hội văn hoá truyền thống được tổ chức tốt, đặc biệt là tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh Tổng Bí thư Lê Duẩn, Lễ hội Thống nhất non sông và lễ hội Nhịp cầu xuyên Á. Hình ảnh con người và mảnh đất Quảng Trị kiên cường, thuỷ chung được quảng bá lan toả. Thực hiện xã hội hoá trong lĩnh vực văn hoá, thể thao đã được triển khai và bước đầu đạt kết quả tốt.

Các thiết chế văn hoá, thể thao từ tỉnh đến cơ sở được đầu tư xây dựng. Nhiều công trình văn hoá, thể thao, di tích lịch sử quan trọng của tỉnh được xây dựng mới, tôn tạo như: quảng trường và nhà văn hoá Trung tâm tỉnh, Bảo tàng tỉnh, sân Vận động Đông Hà, khu Liên hợp thể thao tỉnh, di tích Thành Cổ Quảng Trị, di tích đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, sân bay Tà Cơn…

Quy mô, phạm vi và chất lượng hoạt động các loại hình báo chí ngày càng được nâng lên. Báo Quảng Trị tăng số trang và số lượng phát hành; báo điện tử phát triển nhanh; diện phủ sóng phát thanh đạt 95%, truyền hình đạt 85% địa bàn dân cư; thông tin được phản ánh kịp thời, đúng định hướng của Đảng; công tác quản lý nhà nước về văn hoá - thông tin được tăng cường.

2. Giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ tiếp tục phát triển. 
Sự nghiệp giáo dục - đào tạo phát triển khá cả về mạng lưới, quy mô, chất lượng. Cơ sở vật chất được tăng cường, phương pháp dạy học ngày càng được đổi mới. Đã hoàn thành việc chuẩn hoá đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý các cấp học phổ thông; đạt chuẩn quốc gia việc phổ cập trung học cơ sở và phổ cập tiểu học đúng độ tuổi; tỷ lệ xã có trường cao tầng, kiên cố tăng nhanh và vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra(2). Xã hội hoá sự nghiệp giáo dục - đào tạo được đẩy mạnh, từng bước xây dựng xã hội học tập. Công tác khuyến học, khuyến tài được duy trì thường xuyên và có hiệu quả. Chính sách hỗ trợ giáo viên và phát triển giáo dục miền núi được quan tâm thực hiện. Hệ thống các trường đào tạo chuyên nghiệp và dạy nghề phát triển. Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị đã đi vào hoạt động; các trường Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề tiếp tục được củng cố, đầu tư cơ sở vật chất, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo; nhiều cơ sở đào tạo mới được hình thành, tăng năng lực đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho địa phương, đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề từ 13% năm 2005 lên 23,5% năm 2010, đạt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra.

Khoa học công nghệ có những đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Công tác nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ được phát huy trong các ngành và lĩnh vực. Việc hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ được chú ý thực hiện. Nhiều đơn vị, sở, ban, ngành và huyện, thành phố triển khai xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008. Đã mở rộng, hợp tác khoa học - công nghệ với các địa phương ngoài tỉnh để nghiên cứu, tiếp thu và triển khai ứng dụng công nghệ mới. Các đề tài nghiên cứu khoa học đã hướng vào phục vụ việc xác định và thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

3. Thực hiện các chính sách chăm sóc sức khoẻ nhân dân, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, chăm sóc người có công, an sinh xã hội có nhiều tiến bộ.

Công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình, chăm sóc sức khoẻ nhân dân tiếp tục được quan tâm. Tổ chức mạng lưới thực hiện công tác kế hoạch hoá gia đình và hệ thống y tế các cấp được củng cố. Cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường; y tế dự phòng đạt kết quả tốt, dịch bệnh được kiểm soát và kịp thời khống chế. Nhân dân ở các vùng được tiếp cận tốt hơn các dịch vụ y tế cơ bản. Chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm thực hiện. Đa số các chỉ tiêu về y tế đạt mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIV đề ra(3).

Trong 5 năm qua đã giải quyết việc làm mới cho 42.500 lao động, vượt chỉ tiêu đại hội và gấp 1,4 lần so với 5 năm trước(4), trong đó, lao động có việc làm mới được tạo ra trên địa bàn tỉnh là 32.500 (chiếm 76,47%). Thời gian sử dụng lao động ở nông thôn tăng; tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị năm 2010 là 4%. Chất lượng lao động trong các ngành kinh tế đã được nâng lên.

Công tác xoá đói giảm nghèo, thực hiện các chính sách bảo đảm an sinh xã hội được quan tâm đúng mức. Bằng sự nỗ lực phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, cộng đồng xã hội đã tập trung đầu tư cải thiện kết cấu hạ tầng, hỗ trợ xây dựng nhà ở, hỗ trợ vốn, kỹ thuật và điều kiện để phát triển sản xuất, tạo việc làm, giúp người nghèo, vùng nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội tiếp cận tốt hơn các dịch vụ xã hội cơ bản, tăng thu nhập, cải thiện đời sống… Bình quân mỗi năm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm trên 3% (chỉ tiêu đại hội giảm từ 2,5 - 3%/năm), đến cuối năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo còn 13% (theo chuẩn nghèo của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010). Thu nhập của dân cư tăng lên rõ rệt, nhất là vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số.

Công tác chăm sóc người có công với cách mạng, người tàn tật, trẻ mồ côi, công tác cứu trợ thiên tai, bão lụt tiếp tục được quan tâm và đang dần trở thành nếp sống văn hoá của người dân Quảng Trị. Việc rà soát, mở rộng diện được hưởng chính sách trợ giúp của nhà nước, phong trào “đền ơn đáp nghĩa” được chú trọng.

Công tác phòng, chống các tai nạn, tệ nạn xã hội được duy trì thường xuyên, góp phần ổn định chính trị, xã hội.

4. Công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường.

Đã chú trọng tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến và vận động nhân dân, các tổ chức nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường. Nhận thức của cộng đồng về pháp luật tài nguyên và môi trường được nâng lên và đạt được những kết quả bước đầu. Đã cơ bản hoàn thành công tác lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch tài nguyên nước và tài nguyên khoáng sản, quy hoạch bảo vệ môi trường. Thực hiện dồn điền đổi thửa đã đạt được một số kết quả. Công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường trên địa bàn được quan tâm.

Hoạt động giám sát, quan trắc về môi trường tại các cơ sở sản xuất kinh doanh có nguy cơ gây ô nhiễm, các khu vực nhạy cảm, xung yếu và các khu công nghiệp được chú trọng.

II. Các giải pháp chủ yếu phát triển VH – XH, không ngừng nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân trong 5 năm 2010 - 2015

1. Chăm lo phát triển sự nghiệp văn hoá, thông tin, thể dục - thể thao và xây dựng con người mới.

Đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hoá, thông tin, thể dục - thể thao, làm cho văn hoá và phong trào thể thao thấm sâu vào từng đơn vị, khu dân cư, từng gia đình, từng con người. Hướng mọi hoạt động văn hoá, thể thao vào mục tiêu xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa. 

Coi trọng công tác quy hoạch, phát triển sự nghiệp văn hoá - thể thao, vừa tăng cường đầu tư của nhà nước vừa đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động văn hoá - thể thao, đáp ứng yêu cầu phát triển và tiếp tục đưa phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” đi vào chiều sâu. Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, hỏi, đám tang, lễ hội; đẩy lùi các hủ tục, tệ nạn cờ bạc, ma tuý, mại dâm, bạo lực, gây rối trật tự công cộng. Xây dựng, tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hoá, thể thao từ tỉnh đến cơ sở, bảo đảm tính thiết thực và bền vững; từng bước khắc phục tình trạng chênh lệch về mức hưởng thụ văn hoá của nhân dân giữa thành thị và nông thôn, giữa miền núi với đồng bằng. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống, góp phần xây dựng sự nghiệp văn hoá - thể thao Quảng Trị vững mạnh về mọi mặt; không ngừng nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần, thể chất và sức khoẻ của nhân dân, phục vụ tốt cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. 
Tăng cường huy động các nguồn lực để tôn tạo, bảo tồn các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể, nhất là các công trình di tích lịch sử, các danh lam thắng cảnh quan trọng. Tổ chức tốt các lễ hội truyền thống, nâng quy mô lễ hội Thống nhất Non sông (30/4) và lễ hội Tri ân tháng 7 lên cấp quốc gia. Gắn công tác tôn tạo, bảo tồn và tổ chức lễ hội với du lịch để phát huy giá trị văn hoá của dân tộc, của địa phương và quảng bá sâu rộng hình ảnh con người, mảnh đất Quảng Trị với bạn bè trong và ngoài nước.

Nâng cao chất lượng tư tưởng, chính trị và hiệu quả xã hội trong hoạt động thông tin, truyền thông, báo chí, văn học nghệ thuật theo định hướng của Đảng và Nhà nước, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Phát triển những giá trị truyền thống của con người Quảng Trị kiên cường, thuỷ chung, cần cù, sáng tạo… để bồi dưỡng đạo đức, lối sống, nâng cao thể lực và năng lực sáng tạo cho thế hệ trẻ, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở địa phương.

2. Phát triển toàn diện sự nghiệp giáo dục - đào tạo gắn với định hướng phát triển nguồn nhân lực của tỉnh.

Tiếp tục phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo toàn diện trên tất cả các mặt: mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng giáo dục, chuẩn hoá đội ngũ giáo viên và xây dựng trường chuẩn quốc gia ở tất cả các cấp học, bậc học. Đẩy mạnh thực hiện xã hội hoá giáo dục, công tác khuyến học, khuyến tài, tích cực huy động các nguồn lực để tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; đổi mới phương pháp dạy và học để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; nâng tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đến trường và thực hiện phổ cập giáo dục phổ thông, xây dựng xã hội học tập; phấn đấu đến năm 2015 có trên 95% giáo viên, cán bộ quản lý đạt chuẩn và trên chuẩn; 100% số xã có trường cao tầng, kiên cố; trên 70% số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục bậc trung học; củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập trung học cơ sở. Tăng cường quản lý nhà nước về giáo dục - đào tạo; khắc phục, ngăn chặn bạo lực học đường.

Nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô, đa dạng hoá các ngành nghề đào tạo của hệ thống các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp, đào tạo nghề gắn với thị trường lao động và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Có chính sách hỗ trợ đầu tư và thu hút giáo viên để sớm phát triển Phân hiệu đại học Huế tại Quảng Trị thành trường Đại học kỹ thuật Quảng Trị; chuẩn bị điều kiện để sớm nâng cấp trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị thành trường Đại học cộng đồng; nâng cao năng lực một số trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề trọng điểm của tỉnh.

Xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực theo yêu cầu phát triển các ngành kinh tế, xã hội, nhất là các ngành kinh tế mới theo định hướng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

3. Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân, công tác dân số, gia đình và trẻ em.

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, bổ sung lực lượng cán bộ để hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, y tế dự phòng; coi trọng phát triển đông y, tây y kết hợp trong khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Hoàn thành các đề án nâng cấp và xây dựng hệ thống các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện và sớm hoàn thành xây dựng, đưa vào sử dụng bệnh viện Đa khoa tỉnh trên 500 giường bệnh tại địa điểm mới. Bổ sung thiết bị y tế đồng bộ, hiện đại cho các bệnh viện trọng điểm tuyến tỉnh, huyện. Củng cố và phát huy tác dụng của mô hình, chương trình quân dân y kết hợp, hệ thống trạm y tế xã, các phòng khám khu vực và hoạt động y tế cộng đồng. Vừa tăng cường đầu tư của nhà nước, vừa đẩy mạnh thực hiện xã hội hoá lĩnh vực y tế để nâng cao năng lực, chất lượng công tác khám, chữa bệnh, khả năng phòng và khống chế các dịch bệnh nguy hiểm có hiệu quả. Đồng thời tiếp tục thực hiện tốt các mục tiêu về phát triển y tế, bảo đảm cho mọi người dân trên địa bàn được tiếp cận thuận lợi các dịch vụ y tế cơ bản. Nâng cao trách nhiệm, năng lực chuyên môn và y đức người thầy thuốc, đấu tranh đẩy lùi tiêu cực trong khám, chữa bệnh. Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ khám, chữa bệnh cho người nghèo và các đối tượng chính sách, bảo hiểm y tế toàn dân. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về y tế, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, kinh doanh thuốc và dược phẩm đúng pháp luật. Tiếp tục tuyên truyền, vận động, giáo dục thực hiện nghiêm túc chính sách và pháp luật về dân số, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, duy trì mức sinh hợp lý để bảo đảm kế hoạch hoá gia đình bền vững, giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên và tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng. Bảo đảm các quyền cơ bản của trẻ em; bảo vệ và chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

4. Tích cực giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo và thực hiện các chính sách an sinh xã hội.

Đẩy mạnh thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn để tạo nhiều việc làm mới cho người lao động; giải quyết việc làm tại chỗ là hướng cơ bản; Đồng thời coi trọng đưa lao động đi làm việc ở ngoài tỉnh và nước ngoài một cách hợp lý, bảo đảm ổn định tình hình chính trị, xã hội ở nông thôn. Thực hiện tốt công tác phổ biến pháp luật lao động, bảo đảm an toàn lao động, chính sách cho người lao động và quản lý chặt chẽ nguồn lao động gắn với công tác đào tạo nghề để nâng cao chất lượng nguồn lao động của địa phương.

Thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp về đầu tư hạ tầng thiết yếu, nhà ở hộ nghèo, hỗ trợ phát triển sản xuất, chăm sóc sức khoẻ, giáo dục đào tạo, tăng cường hỗ trợ các dịch vụ công cho các đối tượng nghèo, vùng nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số… để giảm nghèo nhanh và bền vững, chống tái nghèo. Đa dạng hoá các nguồn lực và phương thức giảm nghèo. Đẩy mạnh phát triển các mô hình trang trại, xây dựng làng nghề, gắn công tác giảm nghèo với phát triển nông nghiệp, nông thôn và giải quyết việc làm. Tiếp tục triển khai có hiệu quả đề án giảm nghèo nhanh và bền vững ở huyện Đakrông. Phấn đấu mỗi năm giảm tỷ lệ hộ nghèo đạt từ 2,5 - 3%.

Thực hiện tốt các chính sách xã hội, đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân tham gia công tác đền ơn đáp nghĩa” nhằm huy động mọi nguồn lực để giúp đỡ, chăm sóc tốt hơn nữa gia đình và thân nhân liệt sỹ, thương binh, bà mẹ Việt Nam anh hùng, những người có công với nước, những đối tượng chính sách xã hội; tôn tạo và chăm sóc các phần mộ liệt sỹ. Tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”, chương trình hỗ trợ xoá nhà ở tạm bợ cho hộ nghèo, cận nghèo. Tích cực tuyên truyền giáo dục, kiểm tra xử lý để giảm thiểu tai nạn giao thông xảy ra trên địa bàn.

Triển khai thực hiện có hiệu quả chiến lược quốc gia về bình đẳng giới và tiến bộ phụ nữ, phát huy vai trò và vị thế của phụ nữ; xây dựng gia đình hạnh phúc, bảo vệ hôn nhân; ngăn chặn tình trạng bạo lực gia đình và buôn bán phụ nữ; chú trọng chỉ đạo thực hiện ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn và khu vực dễ gây ra bất bình đẳng cao.

 

PV
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 192 tháng 09/2010

Mới nhất

Sôi nổi hội thi Kể chuyện theo sách với chủ đề “Chúng em yêu hòa bình”

12/04/2024 lúc 16:01

Ngày 11/4, Thư viện tỉnh Quảng Trị phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Đông Hà tổ chức hội

Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Quảng Trị năm 2024

11/04/2024 lúc 00:52

TCCV Online - Sáng nay 10/4, tại Thư viện tỉnh, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Chiến Thắng; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam tham dự.

Lễ phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Quảng Trị năm 2024

09/04/2024 lúc 17:57

TCCV Online - Sáng ngày 9/4/2024, tại thư viện tỉnh Quảng Trị đã diễn ra lễ phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Quảng Trị năm 2024.

Viếng Nghĩa Trủng Đàn đầu năm Giáp Thìn

08/04/2024 lúc 22:34

Mười năm rồi lại trăm nămĐàn Nghĩa Trủng mãi ơn Hoàng Bích KhêTử sĩ Tây Sơn

Giêng hai gieo những ngọt ngào; Ký gửi

08/04/2024 lúc 22:33

Giêng hai gieo những ngọt ngàoGiêng hai lúa đã xanh đồngGiêng hai cải đã trổ

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

17/04

25° - 27°

Mưa

18/04

24° - 26°

Mưa

19/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground