Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 26/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Chào mừng lễ ra mắt thành lập huyện đảo Cồn Cỏ

LTS: Cồn Cỏ, một phần đất trước đây của lũy thép Vĩnh Linh  đã trở thành một biểu tượng chói sáng của Chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Cồn Cỏ là “hòn đảo tiền tiêu của Tổ quốc”, “Con mắt thần” của miền Bắc thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Chỉ chưa đầy bốn cây số vuông mà Cồn Cỏ ôm chứa trong lòng bao nhiêu kỳ tích và chiến công về lòng quả cảm vô song của quân và dân ta.

N

hân lễ công bố Nghị định 174/2004/NĐ-CP về thành lập huyện đảo Cồn Cỏ (ngày 18/4/2005), phóng viên Cửa Việt có cuộc trao đổi với đồng chí Lê Quang Lanh, TUV, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND Huyện đảo Cồn Cỏ. Dưới đây là nội dung cuộc phỏng vấn:

 

PV: Thưa đồng chí Bí thư huyện đảo, đúng vào ngày này (10/3 âm lịch) nhân dân cả nước hướng về đất Tổ Hùng Vương, chứng kiến Quốc giỗ các Vua Hùng, thì giữa đảo trùng khơi này Tỉnh Quảng Trị chính thức làm lễ công bố Nghị định 174/2004/NĐ-CP thành lập huyện đảo Cồn Cỏ, đồng chí cho biết đôi nét về truyền thống lịch sử của huyện đảo?

Đồng chí Lê Quang Lanh: Thể theo nguyện vọng của Đảng bộ Quân và Dân Quảng Trị, ngày 01/10/2004, Chính phủ đã ra nghị định số 174/2004/NĐ-CP về thành lập huyện đảo Cồn Cỏ - Đơn vị Hành chính thứ 10 của tỉnh Quảng Trị. Cồn Cỏ - Hải đảo nằm trong Vịnh Bắc Bộ thuộc tỉnh Quảng Trị cách đất liền gần ba chục ki lô mét, có diện tích gần bốn cây số vuông, dân số gần 400 người. Trước năm 1959, Cồn Cỏ chưa có dân cư, ngư dân trong vùng thường ghé đảo khai thác lâm sản, trú tránh bão vào những lúc thời tiết xấu... Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Cồn Cỏ trở thành mục tiêu đánh phá hủy diệt của đế quốc Mỹ. Cồn Cỏ trở thành hòn đảo tiền tiêu của Tổ quốc, tiền đồn của miền Bắc XHCN. Tháng 8/1959, lực lượng vũ trang chính thức tiếp quản đảo và cũng là năm mở đầu cho cuộc đụng đầu quyết liệt của quân và dân ta nhằm bảo vệ đảo, bảo vệ mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc, bảo vệ miền Bắc XHCN. Hơn mười năm chiến tranh, đế quốc Mỹ và tay sai đã không từ mọi thủ đoạn với quyết tâm “nhấn chìm” Cồn Cỏ, đưa miền Bắc trở về thời kỳ đồ đá. Suốt gần 1.500 ngày đêm, đế quốc Mỹ đã tập trung không quân, hải quân dội xuống đảo hàng ngàn tấn bom đạn. Chúng đưa tàu chiến bao vây bốn phía quanh đảo cả tuần liền, dùng chiến hạm, khu trục hạm, tàu biệt kích, tàu đổ bộ... hòng đánh chiếm đảo. Có ngày địch tập kích đảo 12 lần bằng đường không, có đêm pháo kích từ các chiến hạm tập kích triền miên nhằm chặt đứt Cồn Cỏ ra khỏi đất liền. Cùng với sự ác liệt của bom đạn, sự bao vây của kẻ thù, các chiến sĩ giữ đảo phải chịu dựng muôn vàn khó khăn, thiếu thốn về lương thực, thực phẩm, thuốc men, đặc biệt là nước ngọt, nhiều ngày bộ đội phải dùng chuối rừng nhai chống khát...

Thế nhưng, được sự chi viện hỗ trợ nhiều mặt, hiệu quả của quân và dân Vĩnh Linh cũng như của cả nước, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ giữ đảo đã vượt qua muôn  trùng gian khó, mưu trí, dũng cảm, sáng tạo với tinh thần chiến đấu “Thà hy sinh tất cả chứ  không để mất đảo”. Vì miền Bắc XHCN, vì sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, bộ đội Cồn Cỏ đã đánh trên một nghìn trận, bắn rơi 48 máy bay, bắn chìm và cháy 17 tàu chiến và tàu biệt kích địch, trong đó có trận bắn rơi 4 máy bay. Những tên đất như Đồi Hà Nội, Bến Hà Đông, đồi Hải Phòng, bãi biển Hiron... cùng những người con anh hùng như Thái Văn A, Nguyễn Văn Mật cùng hàng trăm đồng bào, đồng chí đã anh dũng hy sinh, bị bắt, bị tù đày đã viết nên bài ca về chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Tên tuổi và sự hy sinh của họ mãi mãi gắn liền với sự trường tồn của Cồn Cỏ, mãi mãi trở thành niềm tự hào của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân Cồn Cỏ hôm nay và ngày mai. Cồn Cỏ xứng đánh với niềm tin yêu của Đảng, Chính phủ và sự quan tâm lớn lao của bác Hồ, Người đã nhiều lần viết thư và làm thơ thăm cán bộ chiến sĩ khẳng định chiến công của cán bộ chiến sĩ Cồn Cỏ.

Với chiến công oanh liệt đó, Cồn Cỏ vinh dự hai lần được Đảng, Nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng LLVT Nhân dân, được trao hai Huân chương Độc lập, ba Huân chương Chiến công, năm cán bộ, chiến sĩ được tuyên dương Anh hùng LLVTND và nhiều phần thưởng cao quý khác.

PV: Thưa đồng chí, phát huy truyền thống anh hùng của đảo tiền tiêu năm xưa, xây dựng huyện đảo Cồn Cỏ vững mạnh về mọi mặt, xin đồng chí cho biết  lợi thế tiềm năng cũng như những khó khăn của huyện đảo phải vượt qua?

Đ/c Lê Quang Lanh: Từ sau khi đất nước thống nhất, phát huy truyền thống anh hùng, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ đảo Cồn Cỏ tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu, kiểm soát và bảo vệ chủ quyền quốc gia, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và chiến đấu, tăng gia cải thiện đời sống cho bộ đội. Với chủ trương “Dân sự hóa” đảo Cồn Cỏ, từ năm 2002, đánh dấu một bước phát triển mới của Cổn Cỏ. Bằng mô hình “Đảo Thanh niên” tỉnh đã đưa 43 TNXP ra đảo làm thay đổi cơ cấu dân cư trên đảo Cồn Cỏ như: Làng TNXP Cồn Cỏ, một số cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất đời sống được xây dựng đó là hệ thống giao thông trên đảo, âu tàu và cảng cá, chương trình thăm dò nước ngọt... đặt nền móng ban đầu cho sự phát triển KT - XH - QPAN tại Cồn Cỏ trong thời kỳ mới - thời kỳ xây dựng Cồn Cỏ thành một thể thức hành chính - kinh tế kết hợp với bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo quốc gia.

Cồn Cỏ - Hải đảo án ngữ Vịnh Bắc Bộ, án ngữ trục giao thông đường biển của nhiều quốc gia, không những có vị trí quan trọng trong việc phân định vịnh Bắc Bộ, có ý nghĩa về quốc phòng an ninh mà còn có nhiều tiềm năng lợi thế trong việc phát triển KT-XH của Đảo và của tỉnh Quảng Trị.

Cồn Cỏ không quá xa, cũng không gần với đất liền, một hòn đảo gần như duy nhất trong khu vực có tính đa dạng sinh thái để tổ chức các loại hình du lịch biển đảo, làm phong phú thêm các sản phẩm du lịch hấp dẫn của cả dải đất Bình Trị Thiên. Cồn Cỏ nằm trong ngư trường Con Hổ, rộng tới 9000 km2, có trữ lượng khai thác khá lớn, không chỉ thuận lợi cho việc khai thác đánh bắt, mà còn mở ra khả năng nuôi trồng thủy hải sản, dịch vụ hậu cần nghề cá. Rừng Cồn Cỏ có độ che phủ chiếm trên 73%; Biển quanh đảo với hệ sinh thái san hô và sinh vật biển đa dạng. Có thể nói, Cồn Cỏ  hội đủ các điều kiện “cần” cho việc phát triển kinh tế theo cơ cấu Du lịch, dịch vụ - Thủy sản - Lâm, ngư nghiệp... Trong đó, kinh tế du lịch là trọng tâm, với các loại hình sản phẩm du lịch đa dạng như tham quan, nghỉ dưỡng, du lịch lịch sử, du lịch sinh thái, lặn, nghiên cứu biển...

Nhận thức đầy đủ tiềm năng, lợi thế của Cồn Cỏ, đồng thời cũng phải thấy hết những khó khăn thách thức trước mắt, đó là, huyện mới thành lập lại xa đất liền, xa trung tâm KT - VH của tỉnh; phương tiện giao thông đi lại khó khăn; quy mô đất đai nhỏ hẹp, chế độ gió, sóng, môi trường biển phức tạp, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống hầu như chưa có gì nhiều, nhất là điện nước, giao thông, liên lạc, hạ tầng kỹ thuật. Tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ mới, kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều, nguồn nhân lực thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH huyện đảo theo cơ cấu định hướng đã đề ra, nhất là du lịch - thủy sản.

Tuy vậy, trong kháng chiến chống Mỹ, Cồn Cỏ luôn được sự cưu mang  đùm bọc của cả nước, cả tỉnh, đã viết nên những chiến công vang dội. Hôm nay, bước vào thời kỳ mới Cồn Cỏ đã, đang và sẽ tiếp tục nhận được sự cảm thông, giúp đỡ của Trung ương, của tỉnh và bạn bè gần xa.

PV: Những định hướng và mục tiêu trọng tâm năm 2005 và những năm tiếp theo của huyện đảo, thưa đồng chí?

Đ/c Lê Quang Lanh: Nghị quyết Hội nghị BCH lâm thời Đảng Bộ huyện lần thứ nhất về một số nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách năm 2005  đã chỉ rõ:

- Phát huy thuận lợi, khai thác tốt tiềm năng, lợi thế, khắc phục những khó khăn trước mắt, tập trung xây dựng nền kinh tế của Cồn Cỏ theo cơ cấu: Du lịch, dịch vụ - Thủy sản - Lâm, ngư nghiệp, kết hợp phát triển kinh tế với quốc phòng, giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biển đảo. Xây dựng Cồn Cỏ thành “Đảo Du lịch”,  “Đảo Văn hóa”  mà sắc thái, tính chất, lực lượng nòng cốt chính là “Đảo Thanh niên”.

- Trước mắt, tập trung ổn định bộ máy cán bộ huyện đảo. Khẩn trương quy hoạch chi tiết, quy hoạch ngành; Xây dựng cơ chế, chính sách tạo tiền đề cho việc thu hút đầu tư, di dân, phát triển KT-XH - QPAN, quản lý chặt chẽ và khoa học nguồn tài nguyên đất đai, sinh thái, cảnh quan thiên nhiên của đảo.

Cụ thể, nghiên cứu, xây dựng tham mưu các cấp, các ngành, ban hành các cơ chế, chính sách phát triển nhằm tạo sức hấp dẫn, thu hút đầu tư, cán bộ, nguồn nhân lực, dân cư. Trước mắt xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất, đời sống như điện nước, thông tin liên lạc, phương tiện giao thông, hậu cần nghề cá  chăm sóc sức khỏe, dịch vụ thương mại, vui chơi giải trí cho nhân dân... từng bước  tiếp nhận nguồn nhân lực và di dân ra đảo.

- Xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2006 - 2010. Đó là, Phát triển Cồn cỏ nằm trong mối quan hệ tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Quảng Trị và cả nước trong xu thế mở cửa, hội nhập với khu vực và quốc tế. Tận dụng vị thế địa - kinh tế của đảo nhằm khai thác sử dụng, tranh thủ các nguồn lực của cả tỉnh, cả nước và nguồn lực bên ngoài để tạo động lực cho sự phát triển; Coi trọng quy hoạch, đầu tư trọng tâm, hiệu quả, xây dựng Cồn Cỏ thành một đơn vị hành chính - KT - XH phát triển - QPAN vững mạnh - Môi trường sinh thái bền vững, tương xứng với vai trò, vị trí của một hải đảo tiền tiêu giàu tiềm năng kinh tế, truyền thống lịch sử trên vùng biển Quảng Trị và cả nước.

PV: Với cương vị là người giữ trọng trách cao nhất của một huyện vừa thành lập, đồng chí có gửi gắm gì qua diễn đàn tạp chí Cửa  Việt?

Đ/c Lê Quang Lanh: Ngày 12/01/2005, UBND tỉnh Quảng Trị đã có Quyết định số 67/2005/QĐ-UB chỉ định ủy ban lâm thời; Tiếp đến ngày 18/01/2005, Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị đã ra Quyết định số 560/QĐ-TU thành lập Đảng bộ, chỉ định BCH lâm thời, ban Thường vụ Huyện ủy huyện đảo Cồn Cỏ. Và hôm nay trong không khí long trọng này, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh chính thức giao nhiệm vụ cho huyện đảo. Chúng tôi vui mừng và trân trọng đón nhận những tình cảm và những nhiệm vụ mà lãnh đạo tỉnh giao phó.

Nhân dịp này, Đảng bộ và Nhân dân huyện đảo trân trọng cảm ơn và mong nhận được sự cảm thông, chia sẻ với những khó khăn của huyện mới thành lập, mong tiếp tục đón nhận sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh và bạn bè cả nước, nhằm biến Cồn Cỏ - Đảo nhỏ hai lần được Đảng, Nhà nước tuyên dương anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thành một Huyện Đảo anh hùng trong thời kỳ đổi mới. Và qua diễn đàn Tạp chí Cửa Việt, cho phép tôi thay mặt Đảng bộ, Chính quyền và Dân huyện đảo vui mừng thông tin đến bạn đọc cả nước sự kiện thành lập huyện đảo Cồn Cỏ quan trọng này.

PV: Xin cảm ơn đồng chí!

             T.S. Thực hiện

P.V
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 128 tháng 05/2005

Mới nhất

Chùm thơ Trần Đức Tín

24/04/2024 lúc 17:21

Nhà thơ Trần Đức Tín, bút danh Khét, sinh năm 1989, quê quán Cà Mau, hiện đang làm

Long trọng tổ chức Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam

19/04/2024 lúc 17:46

Sáng nay 19/4/2024, Trường PTDT Nội Trú Gio Linh long trọng tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 ra mắt mô hình “Phụ nữ, Cà phê và Sách”

19/04/2024 lúc 16:43

Sáng nay 19/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 (thành phố Đông Hà) tổ chức Lễ ra mắt mô hình “Phụ nữ,

Sôi nổi hội thi Kể chuyện theo sách với chủ đề “Chúng em yêu hòa bình”

12/04/2024 lúc 16:01

Ngày 11/4, Thư viện tỉnh Quảng Trị phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Đông Hà tổ chức hội

Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Quảng Trị năm 2024

11/04/2024 lúc 00:52

TCCV Online - Sáng nay 10/4, tại Thư viện tỉnh, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Chiến Thắng; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam tham dự.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

27/04

25° - 27°

Mưa

28/04

24° - 26°

Mưa

29/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground