Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 27/12/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Công tác chăm lo chế độ chính sách đối với người có công cách mạng ở Quảng Trị

LTS: Kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh, liệt sĩ 27/7 (1947 - 2017), Tạp chí Cửa Việt xuất bản số báo chuyên đề với các nội dung chính hướng về tri ân và hoài niệm chiến trường xưa, đồng đội. Chuyên mục Sự kiện và Bình luận trân trọng đăng bài viết của đồng chí Phan Văn Linh - TUV, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh về những kết quả đạt được trong việc chăm lo chế độ cho các đối tượng chính sách, công tác quản trang mộ liệt sĩ và những hoạt động ý nghĩa trong thời gian tới.

Quảng Trị, qua hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, là nơi đụng đầu trực tiếp với kẻ thù, là hình ảnh thu nhỏ của cuộc kháng chiến đầy hy sinh gian khổ của cả dân tộc ta. Trong cuộc đấu tranh sinh tử này, hàng vạn người con ưu tú của quê hương Quảng Trị ra đi chiến đấu và anh dũng hy sinh; hàng vạn đồng bào và chiến sỹ đã chiến đấu, hoặc bị tra tấn, tù đày trong các nhà lao của kẻ thù đã hy sinh một phần xương máu, mang trên mình những vết thương tật suốt đời.

Công tác “Đền ơn đáp nghĩa”

Quảng Trị có 18.996 liệt sỹ, trên 11.800 thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, 2.442 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, 2.242 bệnh binh, trên 59.600 người hoạt động kháng chiến hưởng trợ cấp một lần, trên 14.300 người có công giúp đỡ cách mạng và hàng ngàn đối tượng người có công với cách mạng khác…

Riêng từ năm 2012 đến nay, toàn tỉnh đã xác nhận hơn 8.397 hồ sơ người có công với cách mạng các loại, trong đó tập trung chủ yếu vào các đối tượng: Bà mẹ VNAH: 1.404 hồ sơ; Người hoạt động kháng chiến bị hậu quả chất độc hoá học: 1.904 hồ sơ; Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày: 1.598 hồ sơ; Người hoạt động kháng chiến, giải phóng dân tộc và làm nghĩa vụ quốc tế: 1.642 hồ sơ; Người có công giúp đỡ cách mạng: 623 hồ sơ… nâng tổng số người có công với cách mạng trong toàn tỉnh lên 120.989 người.

Thực hiện chi trả trợ cấp ưu đãi hàng tháng đúng, đủ, kịp thời cho những người có công với cách mạng và thân nhân của họ hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng với tổng số kinh phí trợ cấp trên 29,43 tỷ đồng/tháng. Mua, cấp hơn 41.865 thẻ BHYT cho người có công, thân nhân người có công với tổng số tiền trên 23,7 tỷ đồng/năm. Hàng năm tổ chức điều dưỡng tập trung, điều dưỡng tại chỗ hơn 14.120 người với tổng số tiền trên 15,7 tỷ đồng. Thực hiện trang cấp phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình hàng năm cho trên 400 người có công với cách mạng với tổng số tiền khoảng 0,5 tỷ đồng. Thực hiện ưu đãi giáo dục cho hơn 4.732 học sinh, sinh viên với tổng kinh phí trên 11,77 tỷ đồng...

Cùng với việc đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, hàng năm Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các Hội, Đoàn thể, Liên đoàn Lao động tỉnh đã đặc biệt quan tâm và dành nhiều thời gian, công sức trong công tác tuyên truyền, vận động hội viên, cán bộ viên chức, công nhân lao động tham gia ủng hộ đóng góp Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, xây dựng nhà tình nghĩa, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam Anh hùng và thực hiện nhiều hoạt động tình nghĩa khác có hiệu quả rất thiết thực.

Trong 5 năm 2012 - 2016, toàn tỉnh đã vận động xây dựng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” trên 60,31 tỷ đồng, đã xây dựng được 1.063 nhà, sửa chữa 319 nhà ở của người có công với cách mạng với tổng số tiền trên 55,56 tỷ đồng.Tặng 825 sổ tiết kiệm với số tiền trên 1,39 tỷ đồng cho các gia đình chính sách khó khăn. Trong tổng số 2.442 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng của tỉnh, hiện có trên 64 bà mẹ còn sống đều được các cơ quan, đơn vị nhận phụng dưỡng, chăm sóc quãng đời còn lại với số tiền phụng dưỡng hàng năm trên 768 triệu đồng.

Công tác quản lý mộ liệt sĩ

Là nơi đụng đầu lịch sử, mảnh đất Quảng Trị trở nên hùng thiêng hơn bất cứ nơi đâu. Không chỉ là người Quảng Trị, mà tất cả con, em trên mọi miền đất nước đã chiến đấu, hy sinh xương máu và cả cuộc sống trên mảnh đất này. Một mảnh đất với diện tích chưa đầy 500.000 ha, nhưng Quảng Trị có 72 nghĩa trang liệt sỹ, trong đó có 2 nghĩa trang liệt sỹ do cấp tỉnh quản lý, 7 nghĩa trang liệt sỹ do cấp huyện quản lý, 60 nghĩa trang do cấp xã quản lý và 3 nghĩa trang do cấp thôn quản lý (cùng nằm trong 1 xã). Trong các nghĩa trang hiện có 54.600 liệt sỹ, trong đó: 7.978 liệt sỹ là con em của Quảng Trị và 46.622 liệt sỹ là con em của các tỉnh, thành trong cả nước.

Xác định công tác quản lý mộ và nghĩa trang liệt sỹ là nhiệm vụ quan trọng trong công tác chính sách đối với người có công, Quảng Trị đã phát động phong trào chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ, được các tầng lớp nhân dân tham gia đóng góp sức người, sức của để cùng với Nhà nước chung tay chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ. Riêng giai đoạn 2012 - 2016, tổng số kinh phí huy động được trên 182,69 tỷ đồng, trong đó: Nguồn kinh phí chung tay chăm sóc nghĩa trang do các đơn vị, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm tài trợ trên 128,69 tỷ đồng, qua đó đã tôn tạo, nâng cấp trên 99% các phần mộ liệt sỹ, 40 nghĩa trang liệt sỹ và nhiều nhà bia tưởng niệm, công trình tri ân liệt sỹ khác.

Với đặc thù riêng của mình, hàng năm tỉnh Quảng Trị đón tiếp trên 70.000 lượt khách trên mọi miền Tổ quốc đến thắp hương tri ân, thăm viếng mộ liệt sỹ. Chính vì thế, công tác đón tiếp thân nhân liệt sỹ được Trung ương và tỉnh Quảng Trị đặc biệt quan tâm. Là tỉnh duy nhất được Trung ương đầu tư xây dựng Nhà đón tiếp thân nhân liệt sỹ 27 - 7, theo đó, hàng năm đã đón tiếp, phục vụ trên 9.500 lượt thân nhân liệt sỹ đến thăm viếng, di dời hài cốt liệt sỹ. Có thể nói nhà khách đã trở thành một địa chỉ tin cậy để các thân nhân liệt sỹ đến tìm kiếm thông tin liệt sỹ, và cũng là nơi phục vụ thân nhân đến thăm viếng, di chuyển hài cốt liệt sỹ về quê.

Năm 2015, tỉnh Quảng Trị đã phát động thực hiện Chương trình “Hoa dâng mộ liệt sỹ” vận động được trên 4 tỷ đồng để thực hiện chương trình. Hiện nay tất cả các phần mộ liệt sỹ trong nghĩa trang liệt sỹ và mộ liệt sỹ do gia đình quản lý trên địa bàn tỉnh đều có bình, hoa, các phần mộ liệt sỹ trong nghĩa trang đều được thay hoa mới vào dịp tết Nguyên đán hàng năm. Chương trình “Hoa dâng mộ liệt sỹ” không chỉ làm cảnh quan trong nghĩa trang liệt sỹ trở nên nghiêm trang, ấm cúng hơn, mà qua đó còn góp phần làm yên lòng thân nhân liệt sỹ trên mọi miền Tổ quốc có con em hy sinh trên chiến trường Quảng Trị, đồng thời đây cũng là hoạt động giáo dục đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Tri ân anh hùng liệt sỹ” đối với toàn thể cán bộ, đảng viên, nhân dân, mà đặc biệt là thế hệ trẻ của tỉnh nhà.

Đối với công tác quy tập mộ liệt sỹ, từ năm 2012 đến nay, tỉnh Quảng Trị tiếp nhận 145 hài cốt liệt sỹ được quy tập từ chiến trường Lào về Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Đường 9; Tổ chức cất bốc, quy tập 374 hài cốt liệt sỹ trong nước về an táng tại các nghĩa trang liệt sỹ trong tỉnh. Các địa phương quy tập nhiều hài cốt liệt sỹ như Hướng Hóa: 125 hài cốt, Gio Linh: 120 hài cốt (có 01 mộ tập thể xác định ít nhất có 5 hài cốt liệt sỹ), thị xã Quảng Trị: 45 hài cốt...

Đối với công tác xác định danh tính hài cốt liệt sỹ còn thiếu thông tin, đã phối hợp với các tỉnh, thành trong cả nước, từ năm 2012 đến nay, đã lập hồ sơ thủ tục di chuyển 315 hài cốt liệt sỹ về quê lập hồ sơ giới thiệu giám định ADN 397 trường hợp; sửa chữa thông tin trên bia mộ liệt sỹ 532 trường hợp.

Một số hoạt động kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh, liệt sỹ 27/7 (1947 – 2017)

Nhân kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ, UBND tỉnh đã phát động chương trình xây dựng 70 công trình ghi công, tri ân liệt sỹ và nhà tình nghĩa đối với người có công với cách mạng. Chương trình đã được các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh hưởng ứng tích cực và vượt kế hoạch mong đợi:

Từ đầu năm đến nay, các tỉnh, thành phố đã khởi công nâng cấp, tôn tạo, tu sửa 13 nhà bia, đài tưởng niệm, khuôn viên, mộ liệt sỹ tại Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn, Nghĩa trang liệt sỹ Đường 9 với tổng kinh phí đầu trên 10 tỷ đồng (Chưa tính kinh phí của 8 công trình tại Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn).

Bộ Giao thông vận tải đầu tư 75 tỷ đồng để xây dựng bãi đỗ xe, nhà đón tiếp, đường trong khuôn viên và đường từ cổng Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn ra giáp đường Hồ Chí Minh.

Bên cạnh đó, từ nguồn ngân sách của Trung ương, ngân sách của các địa phương, các đơn vị tài trợ và Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” tỉnh đã tổ chức khởi công xây dựng 32 công trình ghi công, tri ân liệt sỹ với số kinh phí trên 33,3 tỷ đồng (Ngân sách Trung ương: 19,55 tỷ đồng; Ngân sách địa phương và các đơn vị hỗ trợ: 11,46 tỷ đồng; Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” tỉnh: 2,33 tỷ đồng).

Về công tác vận động Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”: Toàn tỉnh đã vận động trên 2,88 tỷ đồng; đối với công tác xây dựng nhà tình nghĩa đã vận động các đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh trên 14,29 tỷ đồng để hỗ trợ xây dựng 216 nhà tình nghĩa đối với người có công (Cấp huyện: 48 nhà với kinh phí 2,53 tỷ đồng; cấp tỉnh: 168 nhà với kinh phí 11,76 tỷ đồng).

Đây là một cố gắng to lớn của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân tỉnh ta trong điều kiện nền kinh tế của tỉnh nhà còn nhiều khó khăn, nhằm tạo điều kiện để các gia đình chính sách phát huy truyền thống, không ngừng phấn đấu vươn lên xây dựng cuộc sống mới.

* * *

Trong thời gian tới, để làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa và chăm lo chế độ chính sách, cần sự chung tay của các cấp các ngành và cả xã hội.

Một là, tiếp tục thực hiện tốt các chính sách ưu đãi người có công đầy đủ, chính xác, minh bạch, nhanh gọn để hoàn thành cơ bản công tác xác nhận người có công. Tập trung giải quyết khẩn trương, dứt điểm việc khen thưởng thành tích kháng chiến, nhất là việc phong tặng, truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng. Tập trung giải quyết dứt điểm hồ sơ đề nghị xác nhận liệt sỹ, thương binh theo Quyết định 408/QĐ-BLĐTBXH.

Các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị tiếp tục tổ chức thực hiện tốt hơn nữa Pháp lệnh và các chính sách ưu đãi người có công, đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho con của những người có công với cách mạng. Vận động, khuyến khích những tổ chức, cá nhân tình nguyện giúp đỡ, kèm cặp, đào tạo nghề cho các học sinh, sinh viên thuộc diện chính sách ưu đãi. Chú ý đào tạo bồi dưỡng để phát huy tốt sự đóng góp xây dựng quê hương đất nước của con em các gia đình liệt sĩ, thương binh, có công với cách mạng; có các biện pháp giúp đỡ thiết thực và có hiệu quả về vật chất và tinh thần đối với các gia đình chính sách.

Hai là, đẩy mạnh hơn nữa phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, thực hiện tốt phương châm “Nhà nước, nhân dân và những người có công nỗ lực phấn đấu vươn lên” làm cho mỗi gia đình người có công “yên ổn về vật chất, vui vẻ về tinh thần và tham gia hoạt động ích lợi cho xã hội”. Đặc biệt, coi trọng việc động viên, phát triển sâu rộng phong trào và các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa” của toàn dân ở cơ sở và cộng đồng bằng nhiều hình thức phong phú, thiết thực và hiệu quả như: Xây dựng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, xây dựng nhà tình nghĩa, tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa, ổn định đời sống thương binh, bệnh binh nặng về gia đình, đỡ đầu con thương binh, liệt sĩ theo hướng bảo đảm ngày càng tốt hơn, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Kinh tế ngày càng phát triển thì đời sống của người có công cũng phải được nâng cao. Tất cả hộ người có công phải có mức sống cao hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú.

Cấp ủy Đảng và Chính quyền các cấp phải thường xuyên quan tâm chăm lo tốt hơn công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công; lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đầy đủ, chu đáo các chính sách ưu đãi, không để xảy ra tiêu cực trong việc thực hiện chính sách.

Mặt trận và các Hội, Đoàn thể cần có những chương trình hoạt động tình nghĩa thiết thực, tăng cường sự quan tâm trợ giúp về vật chất, động viên về tinh thần, giúp đỡ các đối tượng chính sách đang gặp hoàn cảnh khó khăn phát triển sản xuất kinh doanh nhằm phát huy sự nỗ lực vươn lên của thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và những người có công với cách mạng trong sự nghiệp đổi mới.

Ba là, tiếp tục đẩy nhanh thực hiện công tác tìm kiếm, quy tập, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ; tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các gia đình liệt sĩ đến thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ; thực hiện tốt công tác chăm sóc mộ, nghĩa trang liệt sỹ; tiếp tục thực hiện xã hội hóa chương trình tôn tạo, nâng cấp mộ, nghĩa trang và các công trình ghi công, tri ân liệt sỹ…

Bốn là, tăng cường công tác giáo dục trong thế hệ trẻ, nhất là đối với thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên về truyền thống yêu nước, lý tưởng cách mạng, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, để thế hệ trẻ ngày nay có nhận thức sâu sắc, trân trọng và biết ơn công lao to lớn của các anh hùng, liệt sĩ và người có công đã cống hiến cho đất nước.

Thực hiện tốt những nhiệm vụ nêu trên chính là phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XVI của Đảng bộ tỉnh Quảng Trị về công tác Thương binh, liệt sĩ và người có công với nước.

P.V.L

PHAN VĂN LINH Tỉnh ủy viên:phay: Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Trị
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 274

Mới nhất

Quãng vắng quạnh quẽ

9 Giờ trước

Thêm áo quần đủ ấm, vợ lặng lẽ theo chồng ra chòi. Anh rắn rỏi, phong phanh, lảo đảo bước xuống chiếc xuồng. Đêm gần bờ sông trang gió, lạnh ùa tới quất từng cơn. Cái lạnh của miền Trung cứ ươn ướt, não nề.

Đồng cảm “Bốn mùa thương nhớ”

23/12/2024 lúc 17:07

Trong cuộc sống của con người thì sự ăn quan trọng vào bậc nhất. Cổ nhân có câu, dịch nghĩa ý rằng: Nước lấy dân làm trời, dân lấy ăn làm trời. Ăn không chỉ để sống, để tồn tại, để lao động, cống hiến mà còn là để khoái khẩu, để thưởng thức, suy ngẫm và trải nghiệm, đó là quan trọng như trải nghiệm ăn uống. Sự ăn không chỉ thỏa mãn đời sống vật dục tất yếu, bình thường và lành mạnh mà còn là văn hóa, hồn vía, là tâm tình, kỷ niệm, là da diết muôn vàn, đến nỗi một người Quảng Trị xa xứ như ký giả Nguyễn Linh Giang dường như cứ luôn mang mang tâm trạng hồi cố, hoài niệm theo Bốn mùa thương nhớ (tập tản văn, NXB Thanh Niên, 2024).

Ký ức chiến tranh trong truyện ngắn Văn Xương

23/12/2024 lúc 17:04

Văn Xương (tên thật Nguyễn Văn Bốn) không phải là một tác giả xuất hiện sớm và có thành tựu sáng tác nổi bật ở Việt Nam. Anh sinh năm 1959 và thuộc lớp những người cầm bút của thời kỳ đổi mới. Những truyện ngắn đầu tiên của anh được giới thiệu trên một số tạp chí, báo địa phương và trung ương khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã lùi xa.

Theo những bước quân hành

23/12/2024 lúc 17:00

Chủ đề người lính là một đề tài lớn, xuyên suốt trong dòng chảy văn học cách mạng Việt Nam và kéo dài đến hôm nay. Đó là một hiện thực khách quan bởi lịch sử đất nước gắn với trường kỳ kháng chiến; và khi xây dựng cuộc sống mới, thì người lính luôn là lực lượng xung kích đi đầu, đồng hành cùng nhân dân. Có thể hình dung sự vẻ vang ấy qua những tác phẩm trong tập sách Vang mãi khúc quân hành (Nhà xuất bản Thuận Hóa, 2024).

Nắng trên thành cổ; Người lính hát

23/12/2024 lúc 16:56

Nắng trên thành cổ Một rêu phong trên tường thành muôn năm cũMột nguyện cầu dài trong chấp chới tiếng chuông xaMột thanh xuân giữa ầm

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

28/12

25° - 27°

Mưa

29/12

24° - 26°

Mưa

30/12

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground