Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 27/12/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Liên kết, hỗ trợ tuyên truyền, quảng bá các giá trị lịch sử, văn hóa, di sản miền Trung

Năm 2016, Tạp chí Cửa Việt đăng cai tổ chức Hội thảo báo chí văn nghệ tại đất thiêng Quảng Trị. Đây là chương trình sinh hoạt thường niên giữa các tờ tạp chí văn nghệ Bắc miền Trung, có mối quan hệ thân thiết, ruột rà bấy lâu nay, gồm các tạp chí: Xứ Thanh - Thanh Hóa, Sông Lam - Nghệ An, Hồng Lĩnh - Hà Tĩnh,  Nhật Lệ - Quảng Bình, Cửa Việt - Quảng Trị và  Sông Hương - Thừa Thiên Huế.

Hội thảo nhằm trao đổi kinh nghiệm làm báo văn nghệ, hỗ trợ nhau trong chuyên môn. Đặc biệt lần này, với chủ đề “Kết nối và tôn vinh các giá trị lịch sử, văn hóa, di sản miền Trung”, Hội thảo còn có mục đích liên kết các tạp chí cùng chung mục tiêu quảng bá các giá trị lịch sử, văn hóa, du lịch trên dải đất miền Trung. Chủ đề này được ban tổ chức bàn thảo, cân nhắc và lựa chọn, nhằm tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết hội nghị Trung ương 9 (khóa XI) của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

1. Dải đất miền Trung đã đi vào thơ ca với hình tượng là lưng chiếc đòn gánh, điểm tì vai nối hai đầu đất nước. Chiếc đòn gánh từ cây tre thân thương, tượng trưng cho nghị lực và sức dẻo dai của con  người Việt Nam. Từ truyền thống dựng nước và giữ nước vang danh trong sử sách, miền Trung là nơi sản sinh ra nhiều danh nhân văn hóa thế giới, danh nhân văn hóa của đất nước, nơi hội tụ nhiều di sản văn hóa thế giới, các di tích lịch sử cách mạng tiêu biểu cùng với kho tàng văn hóa, tín ngưỡng đa dạng mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam.

Các tỉnh duyên hải Trung Bộ đều có sự tương đồng về những đặc điểm kinh tế - xã hội. Cư dân sống dọc theo dải đồng bằng nhỏ hẹp, hướng đông là biển Đông, hướng tây là đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ. Địa hình chia cắt mạnh theo chiều ngang hướng Đông - Tây. Các con sông bắt nguồn từ núi rừng đổ ra cửa biển thường ngắn và dốc. Nhiều cửa sông tạo ra các khu du lịch đẹp và là cửa ngõ thông thương với thế giới. Khí hậu khắc nghiệt tạo cho con người miền Trung có lối sống cần cù, chịu thương, chịu khó, thích ứng và sáng tạo để nhẫn nại cải biến tự nhiên. Đây cũng là vùng đất được người Việt khai phá theo kiểu tiệm tiến nên các giá trị văn hóa cổ của cư dân bản địa được bảo lưu và hòa quyện với đời sống Việt. Điều dễ nhận thấy nhất là việc tiếp thu tín ngưỡng trong thờ cúng, diện mạo văn hóa nông nghiệp thông qua kiến trúc đình làng - lễ hội…

Như vậy, trên một phần giang sơn như chiếc đòn gánh này, điểm tỳ xuống, thắt lại như hội tụ miền Trung ấy đã hòa chung một dòng chảy văn hóa, thừa hưởng chung một tiền đồ di sản của cha ông ngàn năm để lại. Và bên cạnh cái chung đó, mỗi địa phương lại có những nét riêng độc đáo, thể hiện qua nếp ăn, nếp ở. Cái riêng hòa trong cái chung, bổ trợ cho nhau, làm phong phú thêm bề dày truyền thống con dân nước Việt ngự trị trên dải đất quá nhiều thử thách, gian khó này.

2. Có thể nói theo kiểu ví von rằng, lịch sử là một bài học lớn mà ở đó con người nhận thức được giá trị sống, văn hóa là một hệ thống hữu cơ làm nên vẻ đẹp cho cuộc đời, di sản là tinh hoa nhân loại. Các thành tố ấy có mặt và tạo ra trong đời sống một trường không gian bao bọc con người, phục vụ con người, làm bệ phóng cho sự phát triển xã hội.

Giữ gìn những nét đẹp truyền thống, bảo tồn những di sản văn hóa nhân loại là việc làm có ý nghĩa đối với tất cả các quốc gia, các địa phương. Bởi lẽ, những điều còn lại qua sự sàng lọc của thời gian luôn là tinh hoa. Từ việc khai quật các di chỉ lịch sử như trống đồng, chúng ta hiểu thêm về nếp sống của cư dân trong không gian văn hóa Đông Sơn; việc tìm ra những tượng gạch Chăm cho chúng ta biết về văn hóa Chămpa... Không có cái mới nào nảy chồi từ cõi hư vô, cái mới chỉ được sinh ra từ cội nguồn của cái cũ, vì thế ngành khảo cổ vẫn đang làm nhiệm vụ của mình là đi tìm chứng tích thời gian. Các cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa đang hết sức quan tâm đến việc bảo lưu các giá trị của lịch sử.

Còn báo chí văn nghệ có chức năng tuyên truyền quảng bá, thông tin các phát hiện mới, đăng tải các ý kiến trao đổi học thuật, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, sắc thái văn hóa vùng miền. Báo chí văn nghệ Bắc miền Trung từ lâu đã là cầu nối thân thiết giữa các văn nghệ sĩ, các học giả với bạn đọc. Mỗi tạp chí đều dành phần lớn dung lượng đăng tải các bài giới thiệu, khảo cứu về văn hóa địa phương mình. Tạp chí Xứ Thanh có chuyên mục Văn hóa, Tạp chí Sông Lam có chuyên mục Nghiên cứu, Tạp chí Hồng Lĩnh có Nghiên cứu - phê bình - giới thiệu, Tạp chí Nhật Lệ có Nghiên cứu văn hóa, Tạp chí Cửa Việt có Người và đất quê hương, Tạp chí Sông Hương có Huế - dòng chảy văn hóa... Các chuyên mục ấy tạo ra một tập hợp dữ kiện quan trọng về địa chí Bắc Trung Bộ, góp phần cho việc tìm hiểu, tra cứu nguồn tư liệu văn hóa sử.

3. Trong hội thảo này, đại diện các tạp chí trình bày cơ sở lý luận, báo cáo quá trình xuất bản nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa lịch sử của địa phương mình. Thông báo kế hoạch, các chuyên đề, sự kiện sẽ thực hiện trong thời gian tới. Các tạp chí cũng đề xuất những sáng kiến nhằm liên kết được các tờ báo văn nghệ với nhau, hỗ trợ chuyên môn cho nhau trong việc tuyên truyền, quảng bá các di sản văn hóa của khu vực.

Các đại biểu, anh chị em văn nghệ sĩ cũng đóng góp ý kiến cho Hội thảo. Thông tin thêm về các địa chỉ văn hóa lịch sử, các lễ hội, tập tục, truyền thống bản địa… Đặc biệt là những ý kiến hướng đến việc quảng bá tôn vinh các giá trị văn hóa lịch sử, khai thác hiệu quả các giá trị để phục vụ du lịch, hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế xã hội. Các ý kiến đóng góp đã giúp cho hội thảo có được không khí cởi mở, gắn kết và sẻ chia. Những người làm báo văn nghệ Bắc miền Trung luôn cầu thị, tiếp thu những ý kiến quý giá ấy, nghiên cứu và đưa vào thực tiễn hoạt động xuất bản.

“Kết nối và tôn vinh các giá trị văn hóa, lịch sử, di sản miền Trung” là một chủ đề rộng, hàm chứa ý nghĩa nhân văn nhân bản, vừa thể hiện sự xuyên suốt của thời gian - không gian. Trong thời đại bùng nổ thông tin, hội nhập và phát triển như hiện nay đang có nguy cơ dần lấn át các giá trị truyền thống, nhân loại đang có xu thế hướng đến việc phục sinh các hệ văn hóa và giá trị sống của con người, lấy việc giữ bền gốc rễ để xây dựng ngọn cành tương lai. Trong một động thái hết sức tích cực, vừa qua tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh phối hợp với Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tổ chức thành công Hội nghị Xúc tiến đầu tư và Quảng bá du lịch tỉnh Quảng Trị lần thứ nhất. Hội nghị đã giới thiệu tiềm năng, thế mạnh và cơ hội đầu tư vào tỉnh Quảng Trị trong bối cảnh hội nhập và phát triển; thông tin về các điểm tham quan du lịch nổi tiếng, các tuyến du lịch hấp dẫn và riêng biệt. Tỉnh Quảng Trị cam kết tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, sẵn sàng hợp tác, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất về thủ tục đầu tư cũng như áp dụng các ưu đãi đầu tư ở mức cao nhất, kịp thời nắm bắt, xử lý những khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp. 

Chúng tôi hy vọng và tin tưởng rằng các nội dung của Hội thảo sẽ mang đến cho quý vị những thông tin bổ ích. Quý vị lãnh đạo sẽ có cái nhìn mới, giúp ích thêm cho quá trình chỉ đạo điều hành. Các anh chị văn nghệ sĩ sẽ có thêm ý tưởng, truyền thêm năng lượng sáng tạo, thêm nguồn đề tài sâu rộng hơn.

 

T.L

 

THÙY LIÊN
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 260

Mới nhất

Quãng vắng quạnh quẽ

8 Giờ trước

Thêm áo quần đủ ấm, vợ lặng lẽ theo chồng ra chòi. Anh rắn rỏi, phong phanh, lảo đảo bước xuống chiếc xuồng. Đêm gần bờ sông trang gió, lạnh ùa tới quất từng cơn. Cái lạnh của miền Trung cứ ươn ướt, não nề.

Đồng cảm “Bốn mùa thương nhớ”

23/12/2024 lúc 17:07

Trong cuộc sống của con người thì sự ăn quan trọng vào bậc nhất. Cổ nhân có câu, dịch nghĩa ý rằng: Nước lấy dân làm trời, dân lấy ăn làm trời. Ăn không chỉ để sống, để tồn tại, để lao động, cống hiến mà còn là để khoái khẩu, để thưởng thức, suy ngẫm và trải nghiệm, đó là quan trọng như trải nghiệm ăn uống. Sự ăn không chỉ thỏa mãn đời sống vật dục tất yếu, bình thường và lành mạnh mà còn là văn hóa, hồn vía, là tâm tình, kỷ niệm, là da diết muôn vàn, đến nỗi một người Quảng Trị xa xứ như ký giả Nguyễn Linh Giang dường như cứ luôn mang mang tâm trạng hồi cố, hoài niệm theo Bốn mùa thương nhớ (tập tản văn, NXB Thanh Niên, 2024).

Ký ức chiến tranh trong truyện ngắn Văn Xương

23/12/2024 lúc 17:04

Văn Xương (tên thật Nguyễn Văn Bốn) không phải là một tác giả xuất hiện sớm và có thành tựu sáng tác nổi bật ở Việt Nam. Anh sinh năm 1959 và thuộc lớp những người cầm bút của thời kỳ đổi mới. Những truyện ngắn đầu tiên của anh được giới thiệu trên một số tạp chí, báo địa phương và trung ương khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã lùi xa.

Theo những bước quân hành

23/12/2024 lúc 17:00

Chủ đề người lính là một đề tài lớn, xuyên suốt trong dòng chảy văn học cách mạng Việt Nam và kéo dài đến hôm nay. Đó là một hiện thực khách quan bởi lịch sử đất nước gắn với trường kỳ kháng chiến; và khi xây dựng cuộc sống mới, thì người lính luôn là lực lượng xung kích đi đầu, đồng hành cùng nhân dân. Có thể hình dung sự vẻ vang ấy qua những tác phẩm trong tập sách Vang mãi khúc quân hành (Nhà xuất bản Thuận Hóa, 2024).

Nắng trên thành cổ; Người lính hát

23/12/2024 lúc 16:56

Nắng trên thành cổ Một rêu phong trên tường thành muôn năm cũMột nguyện cầu dài trong chấp chới tiếng chuông xaMột thanh xuân giữa ầm

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

28/12

25° - 27°

Mưa

29/12

24° - 26°

Mưa

30/12

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground