Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 26/12/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Những dấu ấn nổi bật và vững tin vào nhiệm kỳ mới

LTS: Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 là sự kiện chính trị xã hội quan trọng của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và là ngày hội lớn của đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Trị. Nhân dịp này đồng chí Hồ Thị Lệ Hà - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị có những chia sẻ với phóng viên (PV) Tạp chí Cửa Việt về những kết quả đạt được trong thực hiện những mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội mà Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Trị lần thứ III năm 2019 đã đề ra. Đầu đề bài phỏng vấn do tòa soạn đặt.

PV: Thưa đồng chí, sau 5 năm thực hiện Quyết tâm thư tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Trị lần thứ III năm 2019, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã có những bước phát triển, thay đổi rõ nét trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Xin đồng chí cho biết những công việc và kết quả đạt được trong thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc để tạo đà cho bước phát triển đó?

Đồng chí H Thị Lệ Hà:

Thực hiện Kết luận số 65-KL/TW, ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới; Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII; Quyết tâm thư tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Trị lần thứ III năm 2019, các cấp, các ngành trong tỉnh theo trách nhiệm, thẩm quyền đã chỉ đạo thực hiện về công tác dân tộc, chính sách dân tộc, tạo bước chuyển biến quan trọng về nhận thức và hành động vì sự phát triển bền vững của vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Khắc phục nhanh chóng những hậu quả thiên tai trong đợt lũ lịch sử năm 2020, các biện pháp thích ứng an toàn trong phòng, chống đại dịch Covid-19 và ưu tiên các nguồn lực trong thực hiện đồng bộ 3 Chương trình mục tiêu quốc gia để phát triển kinh tế, giảm nghèo, nhất là địa bàn các xã đặc biệt khó khăn. Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội, các ngành và lực lượng vũ trang đã làm tốt công tác phối hợp, phát huy vai trò liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện các tầng lớp nhân dân thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua; tập hợp, huy động được sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh góp phần đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số được đầu tư xây dựng đảm bảo chất lượng và kiên cố, phục vụ cơ bản cho sản xuất và đời sống dân sinh. 100% xã, thôn bản có điện lưới quốc gia; 98,7% hộ sử dụng điện; 100% xã được phủ sóng truyền hình; 100% xã có đường giao thông đến trung tâm xã được cứng hóa; 77% thôn bản có đường giao thông được cứng hóa đến trung tâm xã; 100% xã có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia; 100% xã có trường tiểu học; 75% xã có trường trung học cơ sở, 38 trường đạt chuẩn quốc gia; tỷ lệ xã có nhà văn hóa là 40,4%; tỷ lệ thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng đạt 88%. Diện mạo nông thôn vùng dân tộc thiểu số được đổi mới theo hướng “sáng, xanh, sạch, đẹp”. Một số xã đã đạt chuẩn đang tiến tới xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu, miền quê đáng sống. Đến thời điểm tháng 8/2024, vùng đồng bào dân tộc thiểu số có 9 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Phấn đấu đến năm 2025 có thêm 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Bà Hồ Thị Lệ Hà - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị

Bà Hồ Thị Lệ Hà - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị

Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều dân tộc thiểu số hàng năm giảm bình quân 6,92% (đạt vượt chỉ tiêu kế hoạch theo Chiến lược công tác dân tộc của Chính phủ từ 2,5 - 3% năm). Trong đó tại 28 xã đặc biệt khó khăn giảm 7,47%; huyện Đakrông giảm tỷ lệ hộ nghèo đa chiều duy trì mức giảm trên 5%/năm đạt mục tiêu quy định tại Quyết định 90/QĐ-TTg ngày 18/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ giao (tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo giảm 4 - 5%/năm). Thu nhập bình quân đầu người cuối năm 2023 đạt khoảng 36 triệu đồng/người/năm, gấp 1,5 lần so với năm 2019Cộng đồng các dân tộc thiểu số ngày càng có nhiều mô hình hộ gia đình, nhóm hộ làm kinh tế giỏi, thu nhập cao và ổn định. Phong trào thi đua, hỗ trợ nhau gắn kết trong sản xuất lan tỏa trong vùng theo mô hình thành viên là người dân tộc thiểu số tham gia Câu lạc bộ có thu nhập 100 triệu đồng/năm.

Đi liền với phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, các cấp, các ngành quan tâm phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo; sự nghiệp y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân; sự nghiệp văn hóa, thông tin, truyền thông; tạo điều kiện để đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận với các dịch vụ công, góp phần nâng cao mặt bằng dân trí, chất lượng nguồn nhân lực; nâng cao mức độ hưởng thụ văn hóa, nâng cao nhận thức, xóa bỏ các hủ tục tập quán lạc hậu.

Sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề phát triển cả về quy mô, mạng lưới và chất lượng. Tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số đúng độ tuổi đến trường bậc tiểu học đạt 95%, bậc THCS đạt 96%. Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân được chú trọng phát triển cả về mạng lưới, trang thiết bị và đội ngũ nhân viên y tế. 100% xã có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia; chất lượng khám chữa bệnh đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân. Công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp của các dân tộc thiểu số đạt được kết quả tích cực. Việc truyền dạy, chế tác và sử dụng nhạc cụ, các làn điệu dân ca, dân vũ, dân nhạc, ngành nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số, bài thuốc chữa bệnh dân gian của đồng bào Pa Kô, Vân Kiều được thực hiện và giới thiệu rộng rãi. Bộ tài liệu học tiếng dân tộc Bru-Vân Kiều được biên soạn và đưa vào chương trình giảng dạy cho học sinh vùng dân tộc thiểu số, cho cán bộ công chức, lực lượng vũ trang công tác trên địa bàn.

Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số đã có những bước trưởng thành về mọi mặt. Tinh thần, trách nhiệm, lề lối làm việc, kỹ năng lãnh đạo, xử lý tình huống được nâng lên. Hầu hết cán bộ có lập trường tư tưởng, bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức tốt, lối sống giản dị, gương mẫu, có ý thức tổ chức kỷ luật, luôn tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững mạnh, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia và hợp tác quốc tế hỗ trợ đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Cùng với sự chăm lo của Đảng và Nhà nước, đồng bào các dân tộc thiểu số phát huy truyền thống đoàn kết, tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Phát huy nội lực, đóng góp xứng đáng sức người, sức của vào công cuộc xây dựng và phát triển miền núi. Cộng đồng những người con Vân Kiều, Pa Kô mang họ Hồ của Bác kính yêu tin tưởng vào đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc, chính sách dân tộc, đoàn kết, bình đẳng, tôn trọng giúp nhau cùng phát triển đi lên trong tiến trình xây dựng kinh tế xã hội cùng cả tỉnh và cả nước.

UBND tỉnh Quảng Trị trao khen thưởng cho người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh - Ảnh: Hồng Hà

UBND tỉnh Quảng Trị trao khen thưởng cho người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh - Ảnh: Hồng Hà

Đồng bào dân tộc thiểu số đã thay đổi cách nghĩ, cách làm trong khai thác tiềm năng, lợi thế để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, tạo ra được sản phẩm hàng hóa có giá trị trong tỉnh và khu vực vùng miền. Nhiều thương hiệu sản phẩm đã được định hình trên thị trường như Gạo Radư, chuối tiêu hồng A Ngo - Tà Rụt, cà phê Hướng Phùng, rượu men lá Ba Nang, dệt thổ cẩm A Bung - Khe Sanh - Lìa, chổi đót Đakrông - Hướng Hiệp. Phát huy truyền thống của thế hệ cha anh, con em đồng bào các dân tộc thiểu số đã nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để tu dưỡng, rèn luyện trên hành trình học tập và sự nghiệp vì ngày mai phát triển, đã đạt nhiều giải thưởng cao trong các cuộc thi ở các cấp học và một số giải thi trên các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao. Kết quả công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc trong những năm qua có sự đóng góp công sức của đội ngũ người có uy tín trong cộng đồng. Đó là những “điểm tựa của bản làng”, “cầu nối ý Đảng với lòng Dân” đi từng ngõ gọi từng cổng nhà, nắm tay từng người, vận động bà con giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, giữ gìn bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc; giải quyết tốt mọi vướng mắc, mâu thuẫn trong cộng đồng, tạo sự đồng thuận xây dựng thôn bản đoàn kết bình yên phát triển.

PV: Xin đồng chí cho biết thêm những kết quả đã đạt được trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I, từ năm 2021 đến năm 2025.

Đồng chí Hồ Thị Lệ Hà:

Đây là Chương trình mục tiêu quốc gia mới được thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2025 (so với 2 Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững, Xây dựng nông thôn mới được chuyển tiếp từ giai đoạn trước) trên cơ sở tích hợp các chính sách, dự án hỗ trợ đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số gồm có 10 dự án, 14 tiểu dự án thành phần. Thực hiện Quyết định số 652/QĐ-TTg, số 653/QĐ-TTg ngày 28/5/2022 của Thủ tướng chính phủ về việc giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 và giao dự toán ngân sách trung ương năm 2022 cho các địa phương thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia và các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương, vốn đối ứng ngân sách địa phương do HĐND tỉnh quy định; UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1706/QĐ-UBND ngày 30/6/2022 về kế hoạch thực hiện Chương trình 1719 giai đoạn 2021 - 2025. Trên cơ sở đó, từ năm 2022 đến 2024, ngân sách đã bố trí 980,2 tỷ đồng (trong đó vốn đầu tư 521,9 tỷ đồng, vốn sự nghiệp 458,3 tỷ đồng). Kinh phí đã thực hiện đến 31/7/2024 là 510,6 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư 369,85 tỷ đồng, vốn sự nghiệp 140,7 tỷ đồng. Cụ thể: Hỗ trợ nhà ở cho 1.273 hộ nghèo/1.643 hộ (77,5% kế hoạch); hỗ trợ đất ở cho 196 hộ nghèo/641 hộ (30,6% kế hoạch); hỗ trợ đất sản xuất cho 25 hộ và chuyển đổi nghề (không đủ điều kiện hỗ trợ đất sản xuất) cho 835 hộ/1.216 hộ (68% kế hoạch). Xây dựng 32/40 công trình nước sinh hoạt tập trung (80% kế hoạch); hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 2.872 hộ (107% kế hoạch) và 6 dự án sắp xếp ổn định dân cư đang được các huyện tập trung thực hiện.

Hỗ trợ chuyển đổi nghề, góp phần tạo thêm việc làm mới cho 835 hộ và nhiều tổ nhóm sản xuất được hình thành. Xây dựng 182 công trình giao thông nông thôn phục vụ sản xuất và dân sinh, trong đó có 79 công trình chuyển tiếp; 11 công trình cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất; 80 nhà sinh hoạt cộng đồng và nhà văn hóa, trong đó có 25 công trình chuyển tiếp; 6 công trình sửa chữa trạm y tế; 71 công trình trường, lớp học, trong đó 25 công trình chuyển tiếp; 8 công trình thủy lợi nhỏ, trong đó 2 công trình chuyển tiếp; 1 công trình cải tạo, nâng cấp chợ và 15 công trình hạ tầng quy mô nhỏ khác do cộng đồng đề xuất. Tỷ lệ dự án đầu tư cơ sở hạ tầng thực hiện theo cơ chế đầu tư đặc thù (có sự đóng góp, tham gia thực hiện của cộng đồng người dân) chiếm tỷ lệ 13,6% góp phần quan trọng giải quyết những khó khăn của người dân trong sinh hoạt, sản xuất và giao thương, buôn bán. Tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận các dịch vụ cơ bản như giáo dục, y tế, sinh hoạt văn hóa, tinh thần cho người dân. Các vấn đề xã hội như tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, bất bình đẳng giới được quan tâm giải quyết và tạo ra các kết quả tích cực qua các hoạt động tập huấn, đối thoại chính sách, xây dựng các tổ nhóm, câu lạc bộ hoạt động tại cộng đồng... Tỷ lệ tảo hôn hàng năm giảm trên 10% (mục tiêu đề án, chương trình giảm từ 2 - 3%/năm) và không còn tình trạng hôn nhân cận huyết thống trong cộng đồng vùng đồng bào dân tộc thiểu số...

Lễ hội A riêu ping của đồng bào Pa Kô Quảng Trị - Ảnh: Thanh Ngọc

Lễ hội A riêu ping của đồng bào Pa Kô Quảng Trị - Ảnh: Thanh Ngọc

PV: Trên cơ sở những thành quả đã đạt được, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV nhiệm kỳ 2024 - 2029 đề ra những mục tiêu cụ thể nào để nỗ lực phấn đấu đưa vùng đồng bào các dân tộc thiểu số phát triển, vươn lên nhằm giảm sự chênh lệch khoảng cách phát triển giữa các vùng trong huyện, trong tỉnh?

Đồng chí Hồ Thị Lệ Hà:

Với những thành quả đã đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội thời gian qua, đó là động lực, nền móng vững chắc để thời gian tới có thể đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn nói riêng và đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa nhằm tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc và miền núi nói chung. Ổn định chính trị - xã hội, giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp về bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc; nâng cao dân trí, bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh vùng nội địa và biên giới. Và mục tiêu đặt ra là thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số bằng 1/­2 bình quân chung của cả tỉnh, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 15%, cơ bản không còn các xã, thôn đặc biệt khó khăn. 60% số xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đạt chuẩn nông thôn mới. Tỷ lệ người dân tộc thiểu số trong độ tuổi lao động được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện và có thu nhập ổn định đạt 35 - 40%. Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi hằng năm thu hút 3% lao động sang làm việc các ngành, nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch, dịch vụ. Đến năm 2030 có 40% lao động người dân tộc thiểu số biết làm các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch, dịch vụ, trong đó có ít nhất 50% là lao động nữ. Phấn đấu đạt mức 80% số hộ gia đình dân tộc thiểu số làm kinh tế theo phương thức nông - lâm nghiệp hàng hóa. 100% xã có cơ sở hạ tầng đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và đời sống của người dân. 100% các loại hình văn hóa vật thể và phi vật thể được khôi phục, bảo tồn; điểm du lịch được hỗ trợ đầu tư, hoạt động hiệu quả. Trên 95% cán bộ, công chức cấp xã của vùng có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên, trong đó trên 70% có trình độ đại học và trung cấp lý luận chính trị trở lên. 90% số hộ gia đình có phương tiện nghe nhìn, sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đạt danh hiệu Gia đình văn hóa. Duy trì và nâng cao tỷ lệ che phủ rừng của tỉnh đạt tối thiểu 51%, ngăn chặn tình trạng suy thoái môi trường sinh thái... 

Trong tâm thế phấn khởi và niềm tin thắng lợi, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Trị lần thứ IV năm 2024 là sự đồng thuận, đoàn kết và niềm tin vững chắc của đồng bào các dân tộc vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Là ý chí quyết tâm thực hiện trong từng mỗi một cá nhân, cộng đồng trong đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập để phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, góp phần vào công cuộc xây dựng quê hương Quảng Trị ngày càng văn minh, giàu đẹp.

PV: Xin trân trọng cám ơn đồng chí đã chia sẻ thông tin.

Lê Hoàng thực hiện
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 362

Mới nhất

Thực hiện toàn diện, hiệu quả nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương

22/12/2024 lúc 14:10

LTS: Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) là sự kiện chính trị lớn của đất nước, quân đội và toàn dân. Nhân dịp này, Đại tá Nguyễn Hữu Đàn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị đã có những chia sẻ với phóng viên Tạp chí Cửa Việt (Đầu đề do tòa soạn đặt)...

Đồng cảm “Bốn mùa thương nhớ”

23/12/2024 lúc 17:07

Trong cuộc sống của con người thì sự ăn quan trọng vào bậc nhất. Cổ nhân có câu, dịch nghĩa ý rằng: Nước lấy dân làm trời, dân lấy ăn làm trời. Ăn không chỉ để sống, để tồn tại, để lao động, cống hiến mà còn là để khoái khẩu, để thưởng thức, suy ngẫm và trải nghiệm, đó là quan trọng như trải nghiệm ăn uống. Sự ăn không chỉ thỏa mãn đời sống vật dục tất yếu, bình thường và lành mạnh mà còn là văn hóa, hồn vía, là tâm tình, kỷ niệm, là da diết muôn vàn, đến nỗi một người Quảng Trị xa xứ như ký giả Nguyễn Linh Giang dường như cứ luôn mang mang tâm trạng hồi cố, hoài niệm theo Bốn mùa thương nhớ (tập tản văn, NXB Thanh Niên, 2024).

Ký ức chiến tranh trong truyện ngắn Văn Xương

23/12/2024 lúc 17:04

Văn Xương (tên thật Nguyễn Văn Bốn) không phải là một tác giả xuất hiện sớm và có thành tựu sáng tác nổi bật ở Việt Nam. Anh sinh năm 1959 và thuộc lớp những người cầm bút của thời kỳ đổi mới. Những truyện ngắn đầu tiên của anh được giới thiệu trên một số tạp chí, báo địa phương và trung ương khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã lùi xa.

Theo những bước quân hành

23/12/2024 lúc 17:00

Chủ đề người lính là một đề tài lớn, xuyên suốt trong dòng chảy văn học cách mạng Việt Nam và kéo dài đến hôm nay. Đó là một hiện thực khách quan bởi lịch sử đất nước gắn với trường kỳ kháng chiến; và khi xây dựng cuộc sống mới, thì người lính luôn là lực lượng xung kích đi đầu, đồng hành cùng nhân dân. Có thể hình dung sự vẻ vang ấy qua những tác phẩm trong tập sách Vang mãi khúc quân hành (Nhà xuất bản Thuận Hóa, 2024).

Nắng trên thành cổ; Người lính hát

23/12/2024 lúc 16:56

Nắng trên thành cổ Một rêu phong trên tường thành muôn năm cũMột nguyện cầu dài trong chấp chới tiếng chuông xaMột thanh xuân giữa ầm

Trăng biên giới; Có một nơi xa nào

23/12/2024 lúc 16:54

Trăng biên giới Ánh trăng là ánh đènĐêm tuần tra biên giớiBước chân không biết mỏiTrăng làm bạn thân quen Trăng lên cao dốc đứngNhìn rõ những

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

27/12

25° - 27°

Mưa

28/12

24° - 26°

Mưa

29/12

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground