LTS. Kỷ niệm 34 năm ngày Hiến chương Nhà giáo 20/11 năm nay, cũng là sau 2 năm ngành GD&ĐT Quảng Trị tích cực triển khai thực hiện việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Nhân dịp này Tạp chí Cửa Việt ra số báo chuyên đề. Nhằm ghi nhận, giới thiệu những thành quả bước đầu và những định hướng tiếp theo theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Tòa soạn có cuộc phỏng vấn NGƯT Hoàng Đức Thắm, Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Trị. Dưới đây là nội dung cuộc phỏng vấn (Đầu đề do tòa soạn đặt).
PV: Thưa ông! Sau 2 năm ngành Giáo dục - Đào tạo Quảng Trị triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) và Chương trình hành động số 95-CTHĐ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh khóa XV về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” đã mang lại những kết quả nhất định. Xin ông cho biết những thành quả ngành đã đạt được trong thời gian qua?
NGƯT Hoàng Đức Thắm: Có thể khẳng định sau 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) và Chương trình hành động số 95-CTHĐ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh khóa XV về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” ngành Giáo dục - Đào tạo Quảng Trị đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận: 5
- Ngành đã tham mưu UBND tỉnh trình HĐND ban hành Nghị quyết số 20/2015/NQ-HĐND ngày 17/7/2015 về Quy hoạch phát triển Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Trong năm 2016 đã thực hiện việc thành lập mới trường THPT Bến Hải và sáp nhập trường THPT Nguyễn Công Trứ vào trường THPT Bến Hải; sáp nhập trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm với trường THPT Bùi Dục Tài và thống nhất gọi tên trường THPT Bùi Dục Tài; sáp nhập trường THPT Phan Châu Trinh với trường THPT Chế Lan Viên và thống nhất gọi tên trường THPT Chế Lan Viên.
- Chất lượng giáo dục ở các cấp học, ngành học có nhiều chuyển biến rõ rệt. Chất lượng đại trà hàng năm đều đạt và vượt mức trung bình của cả nước. Trong năm học 2015 - 2016, Tiểu học: Số học sinh hoàn thành chương trình 98,33%; THCS: Học lực khá, giỏi 60,0%, yếu, kém 3,5%; THPT: Khá, giỏi 61,7%, yếu, kém 5,1%. Chất lượng mũi nhọn được nâng cao hơn những năm trước: Thi học sinh giỏi Quốc gia đạt 6 giải Nhì, 9 giải Ba và 7 giải Khuyến khích, thi Năng lực tiếng Anh (OTE) cấp Quốc gia đạt 1 giải Nhì, 1 giải Ba. Các cuộc thi giỏi văn hóa, KHKT, thi IOE, Violympic cấp Quốc gia đạt 7 huy chương Vàng, 11 huy chương Bạc, 23 huy chương Đồng và 40 giải Khuyến khích. Thi xây dựng chủ đề dạy học tích hợp dành cho giáo viên THCS, THPT đạt 1 giải Nhất, 7 giải Nhì, 7 giải Ba và 11 giải Khuyến khích; thi vận dụng kiến thức liên môn dành cho học sinh THCS, THPT đạt 5 giải Nhì, 5 giải Ba, và 8 giải Khuyến khích; thi THPT Quốc gia đạt 90,2%. Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc, Quảng Trị xếp thứ 26/63 tỉnh, thành phố.v.v...
- Chung kết toàn quốc cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” đạt một giải Nhì, một giải Ba. Cuộc thi “Giao thông học đường” lần thứ nhất, Quảng Trị có trên 22 nghìn học sinh tham gia, có 18 em đạt giải cấp tỉnh, trong đó em Lê Văn Quốc Cường, học sinh lớp 10 đạt giải Nhất được chọn tham gia cuộc thi chung kết tại Hà Nội; Sở GD&ĐT Quảng Trị và trường THPT Gio Linh được Ủy ban ATGT Quốc gia cấp Giấy chứng nhận “Đơn vị có thành tích triển khai tích cực hiệu quả cuộc thi”.
- Công tác giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống thường xuyên được chú trọng, nên chưa có bạo lực học đường xảy ra. Xếp loại hạnh kiểm ở cấp THCS: Tốt, khá đạt 95,5%, yếu 0,2%, cấp THPT: Tốt, khá đạt 93,4%, yếu 1,2%. Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử, kỹ năng trình bày, thuyết trình.v.v... của học sinh được nâng cao.
- Công tác ứng dụng CNTT trong quản lý, dạy học, tổ chức hội nghị, hội thảo, truyền thông... đã được thực hiện thường xuyên, có 6 hiệu quả. Hiện nay 100% trường học kết nối mạng Internet. Đội ngũ giáo viên đã tích cực ứng dụng CNTT vào đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá. 100% giáo viên có kỹ năng tốt về CNTT, biết khai thác và vận dụng các phần mềm hỗ trợ cho chuyên môn. Trong quản lý đã ứng dụng tốt, có hiệu quả các phần mềm kế toán MiSa; quản lý cán bộ PMIS; quản lý học sinh nghề phổ thông. Tất cả các công việc thuộc lĩnh vực khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục đều được thực hiện trên các phần mềm do Bộ cung cấp hoặc do Sở xây dựng đã nâng cao được hiệu quả, hiệu lực trong công tác quản lí.
- Công tác phổ cập giáo dục - Xóa mù chữ: 100% xã, phường, thị trấn duy trì vững chắc kết quả phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ em 5 tuổi; phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi (có 46 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn mức độ 2); phổ cập giáo dục THCS và tiếp tục thực hiện phổ cập giáo dục bậc trung học. Xóa mù chữ được duy trì tốt, số người 15 - 60 tuổi biết chữ đạt trên 98,02%. - Xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia đạt nhiều kết quả ấn tượng. Ấn tượng bởi vì, trong điều kiện ngân sách của tỉnh quá hạn hẹp, đời sống người dân còn khó khăn, nhưng với suy nghĩ để có điều kiện tốt nhất cho con em học tập có chất lượng, phụ huynh, các nhà hảo tâm đã bằng mọi nguồn lực đóng góp sức người, sức của để xây dựng. Tính đến cuối năm học 2015 - 2016 toàn tỉnh đã có 263/481 trường đạt chuẩn, tỷ lệ 54,68%.
- Công tác thanh tra, kiểm tra được tăng cường, đã có tác động tích cực đến hoạt động quản lý giáo dục, hoạt động dạy - học, tăng cường trật tự, kỷ cương và nâng cao chất lượng giáo dục.
- Công tác thi đua, khen thưởng tiếp tục được đổi mới. Năm học 2015 - 2016, toàn ngành đã có 04 tập thể và 46 cá nhân được công nhận điển hình tiên tiến tại Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Quảng Trị lần thứ IV; 01 tập thể và 04 cá nhân được công nhận điển hình tiên tiến ngành GD&ĐT toàn quốc và 01 cá nhân được công nhận điển hình tiên tiến tại Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ IX giai đoạn 2010 - 2015. Toàn ngành giới thiệu 02 giáo viên và 02 học sinh tiêu biểu được Bộ GD&ĐT biểu dương vào ngày 18/10/2016 tại Hà Nội.
PV: Theo ông, những đổi mới nào có tính đột phá và đặc thù của ngành Giáo dục - Đào tạo tỉnh Quảng Trị?
NGƯT Hoàng Đức Thắm: Trong nhiều giải pháp, cách làm có hiệu quả theo hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, những đổi mới vừa mang tính đột phá vừa mang tính riêng đặc thù 7 của ngành Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị đã thực sự đem lại hiệu quả thiết thực, đó là:
- Trên cơ sở hướng dẫn đánh giá công chức, viên chức của Bộ nội vụ và Bộ Giáo dục, Sở GD&ĐT Quảng Trị cũng đã ban hành hướng dẫn riêng về việc đánh giá và xếp loại cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên cuối mỗi năm học, theo đó các đơn vị trường học đã thực hiện thực chất và khách quan hơn.
- Thời gian qua, Sở GD&ĐT đã tổ chức thực hiện việc kiểm tra năng lực chuyên môn của giáo viên các cấp, từ mầm non đến THPT. Năm học 2014 - 2015 tổ chức khảo sát thí điểm khoảng 5% giáo viên THCS, THPT; năm học 2015 - 2016 tổ chức khảo sát 30% số giáo viên ở tất cả các cấp học, ngành học; năm học mới 2016 - 2107 này, chúng tôi tiếp tục tổ chức khảo sát 50% số giáo viên còn lại chưa được khảo sát trong các năm qua (khoảng 3.300 người); 50% số giáo viên còn lại sẽ được kiểm tra trong năm học tới. Việc khảo sát năng lực chuyên môn của giáo viên có ý nghĩa rất lớn, một mặt giúp cho các nhà quản lý nắm được thực lực của đội ngũ, mặt khác có tác dụng thúc đẩy việc tự học, tự bồi dưỡng, trau dồi chuyên môn của từng cá nhân, hơn nữa giúp cho các trường có cơ sở để đánh giá phân loại giáo viên. Đồng thời là cơ sở cho việc hoạch định Kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng để nâng cao trình độ, nâng cao chất lượng đội ngũ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, đào tạo.
- Từ năm học 2000 - 2001, năm học mở đầu thế kỷ XXI đến nay, cứ mỗi năm học, Sở GD&ĐT Quảng Trị chọn một chủ đề (gọi là điểm “nhấn”) nhằm tập trung quan tâm chỉ đạo, đầu tư tạo nên sự đột phá trên một phương diện nào đó làm cơ sở cho việc tạo đà cho những năm tiếp theo. Dần dần những điểm “nhấn” qua các năm học tạo thành một chuỗi liên kết thúc đẩy các hoạt động giáo dục trong mỗi nhà trường. Từ đó, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, mang tính bền vững ở các cấp học. Trong hai năm học liền kề đây, năm học 2014 - 2015 và 2015 - 2016 Sở GD&ĐT chọn điểm “nhấn”: Tăng cường xây dựng văn hóa học đường và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Qua hai năm thực hiện đã tạo được sự chuyển biến tích cực về xây dựng văn hóa học đường và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Môi trường, cảnh quan sư phạm xanh - sạch - đẹp; các điều kiện phục vụ hoạt động giáo dục được tăng cường. Cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh có nề nếp, tác phong tốt; kỹ năng sống, giá trị sống được tích lũy và nâng cao; an ninh, trật tự trường học được đảm bảo; môi 8 trường giao tiếp và các mối quan hệ thân thiện lan tỏa không những trong nhà trường mà cả ngoài xã hội. Ấn tượng nhất trong số các điểm nhấn là việc phát động “Xây dựng phòng truyền thống và viết lịch sử nhà trường” được thực hiện trong năm học 2013 - 2014, từ điểm nhấn này mà hiện nay tất cả các trường học trong tỉnh ta đều có phòng truyền thống và cuốn lịch sử về quá trình xây dựng và phát triển của nhà trường.
- Việc thay đổi qui trình phúc khảo trong các kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT và tuyển sinh vào trường THPT chuyên Lê Qúy Đôn; thay đổi thời gian tổ chức thi học sinh giỏi các cấp, thi chọn đội tuyển học sinh giỏi dự thi quốc gia; thay đổi thời gian tổ chức hội nghị xây dựng kế hoạch đầu năm học tại các đơn vị trường học, v.v… cũng đã thực sự đem lại hiệu quả thiết thực.
PV: Trên cơ sở những thành quả bước đầu, ngành GD&ĐT tỉnh đã có những giải pháp gì để thực hiện hiệu quả lộ trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII?
NGƯT Hoàng Đức Thắm: Để thực hiện hiệu quả lộ trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII, trong thời gian tới, ngành GD&ĐT triển khai các nhiệm vụ và giải pháp sau:
- Toàn ngành tổ chức quán triệt Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI. Đồng thời tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ, của Ngành và của Tỉnh thực hiện Nghi quyết số 29-NQ/ TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội và Quyết định số 404/ QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
- Từng bước sắp xếp hợp lý hệ thống trường lớp theo Nghị quyết số 20/2015/NQ-HĐND ngày 17/7/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa VI về “Quy hoạch phát triển giáo dục, đào tạo tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. - Duy trì vững chắc kết quả và nâng cao chất lượng phổ cập Giáo dục - Xóa mù chữ. Xây dựng kế hoạch, giải pháp nhằm phân luồng hiệu quả học sinh sau THCS và THPT. Đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài thực hiện mục tiêu Đề án “Xây dựng xã hội học tập” và Kế hoạch xóa mù chữ giai đoạn 2011 - 2020. 9
- Triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 - 2020”. Đẩy mạnh công tác giáo dục thể chất, chăm sóc sức khoẻ cho học sinh các cấp học, ngành học. - Tăng cường đổi mới phương pháp, hình thức và kỹ thuật dạy học tích cực; đổi mới nội dung, phương thức đánh giá học sinh nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và rèn luyện phương pháp tự học cho học sinh; tăng cường kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn; đa dạng hóa các hình thức học tập, chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh.
- Chú trọng hơn nữa công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên để sẵn sàng tiếp nhận chương trình và sách giáo khoa mới từ năm học 2018 - 2019, trong đó lấy tự học và tự nghiên cứu là chính. - Tổ chức biên soạn tài liệu địa phương (Quảng Trị) cho các môn học, góp phần vào việc hoàn chỉnh chương trình và sách giáo khoa theo nghị quyết của Quốc hội. - Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025; mở rộng việc dạy tiếng và chữ Bru - Vân Kiều cho học sinh dân tộc ít người của tỉnh và cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đang công tác tại các cơ sở giáo dục ở miền núi.
- Củng cố các trường phổ thông dân tộc nội trú và phát triển trường dân tộc bán trú, đặc biệt chú trọng việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở loại hình trường, lớp này. Đảm bảo chế độ chính sách hỗ trợ cho học sinh dân tộc theo chủ trương của Đảng và Nhà nước. - Tiếp tục thực hiện đổi mới công tác thi cử theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chú trọng chất lượng và hiệu quả các kỳ thi THPT Quốc gia, thi học sinh giỏi và tuyển sinh. Đẩy mạnh công tác kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường mầm non, phổ thông.
- Tiếp tục làm tốt công tác xã hội hóa nhằm huy động các nguồn lực của xã hội xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; xây dựng trường kiểu mẫu và các lĩnh vực khác; thực hiện việc giảm sĩ số học sinh trên lớp thấp hơn mức quy định tối đa để đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục. PV: Cảm ơn NGƯT Hoàng Đức Thắm đã tham gia trả lời phỏng vấn.
PV. thực hiện