Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 29/03/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Sức lan tỏa ngày càng sâu rộng sau 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII ở Quảng Trị

T

hực hiện Nghị quyết TW5 (khóa VIII) về "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Namtiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc", những năm qua,  đời sống văn hóa, xã hội nước ta đã có bước tiến rõ rệt. Sự thống nhất tư tưởng trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội đối với đường lối đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc được củng cố và nâng cao. Tính chủ động sáng tạo của nhân dân bước đầu được phát huy, dân chủ trên các lĩnh vực của đời sống được mở rộng. Phát triển văn hóa đã từng bước gắn bó chặt chẽ hơn với các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội. Các giá trị văn hóa ngày càng thể hiện rõ hơn vai trò tích cực và khả năng tác động mạnh vào các lĩnh vực của đời sống xã hội. Cùng với cả nước, thực hiện Nghị quyết TW5( khoá VIII), Tỉnh ta đã đạt được những thành tích rất đáng ghi nhận; đem lại nhiều hiệu quả thiết thực trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội nói chung và trong lĩnh vực văn hoá nói riêng; góp phần đắc lực vào sự nghiệp đổi mới, phát triển, đi lên của quê hương Quảng Trị anh hùng.

 Để Nghị quyết Trung ương 5 thực sự đi vào cuộc sống, ngay sau đợt học tập, quán triệt Nghị quyết; Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã ra Kế hoạch số 06-KH/TU, ngày 30/9/1998 v/v " Thực hiện Nghị quyết Hội nghị BCH TW Đảng lần thứ V(khoá VIII) về Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc". Căn cứ vào Nghị quyết Trung ương 5, Chương trình hành động của Chính phủ, Kế hoạch 06/KH-TU của Tỉnh uỷ; Ban cán sự Đảng UBND tỉnh đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch hàng năm về phát triển văn hoá. Các địa phương và ban ngành của Tỉnh đặc biệt là Sở Văn hoá Thông tin đã đề ra những việc làm cụ thể thực hiện Kế hoạch 06-KH/TU phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương và đơn vị mình.Năm 2004, Hội nghị Trung ương 10 (khoá IX) ra Kết luận về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5( khoá VIII). Tỉnh uỷ Quảng Trị đã xây dựng Chương trình hành động số 54-CTHĐ/TU, ngày 28/12/2004 về thực hiện Kết luận Hội nghị TW10(khoá IX). Chương trình hành động của Tỉnh uỷ đã tạo cơ sở pháp lý và cách thức để các Đảng bộ huyện, Thị xã, các Đảng bộ trực thuộc, các ban ngành liên quan  tiến hành xây dựng chương trình, kế hoạch để triển khai thực hiện tốt Kết luận Hội nghị Trung ương 10(khoá IX).

Nhận thức rõ: Xây dựng con người mới vừa là mục tiêu, vừa là động lực của chủ nghĩa xã hội; các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở đã đặc biệt quan tâm công tác giáo dục chính trị tư tưởng; trong đó trọng tâm là giáo dục cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân nâng cao nhận thức, hiểu biết về chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; phấn đấu rèn luyện giữ gìn đạo đức, lối sống; nâng cao ý thức, trách nhiệm công dân đối với đất nước, với xã hội và cộng đồng.  5 đức tính xác định trong Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII), đã được cụ thể hóa thành chương trình hành động phù hợp với tình hình thực tế đia phương, từng đơn vị và từng đối tượng bằng các phong trào hoạt động cụ thể như: "Công an nhân dân vì nước quên thân vì dân phục vụ""Xứng danh anh bộ đội Cụ Hồ",  phong trào "Giỏi việc nước đảm việc nhà", "Phụ nữ tích cực học tập lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc", "Thanh niên tình nguyện", "Nông dân giúp nhau xoá đói giảm nghèo", "Dạy tốt học tốt"... Các phong trào thi đua đã góp phần quan trọng thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ xây dựng con người mới theo 5 đức tính được xác định trong Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII.

 Đặc biệt, qua 4 năm thực hiện Cuộc vận động " Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ chí Minh" theo tinh thần Chỉ thị 06-CT/TW của Bộ Chính trị(khoá X) và hơn 2 năm thực hiện chỉ thị 03-CT/TW của Bộ chính trị ( khoá XI)về " Tiếp tục đẩy mạnh việc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", qua qúa trình triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng ( khoá XI) về " Một số  vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" đã góp phần đắc lực trong xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa; tạo được sự chuyển biến rõ nét trong cán bộ, đảng viên về tác phong làm việc, nâng cao tinh thần trách nhiệm và thái độ phục vụ nhân dân; hạn chế và từng bước đẩy lùi tình trạng suy thoái về đạo đức, tư tưởng, lối sống trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Thực hiện phong trào xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5, Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh đã nỗ lực đẩy mạnh việc xây dựng nếp sống văn hoá văn minh, gia đình văn hoá, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, các phong tục lạc hậu.  Đến nay, toàn tỉnh có: 129.403/ 151.150 gia đình được công nhận Gia đình văn hoá (đạt 85,6 %); có 907/1.060 làng, khu phố được công nhận Đơn vị văn hoá ( đạt 85,5%); 905/1014 cơ quan, đơn vị trường học được công nhận Đơn vị văn hoá (đạt 89,2%).  Đến năm 2012, Tỉnh Quảng Trị có 03 đơn vị là Hải Lăng, Vĩnh Linh, Thị xã Quảng Trị  được công nhận Huyện điển hình văn hoá.

Thông qua phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” đã nâng cao tính chủ động sáng tạo, tính tích cực tự giác của mọi tầng lớp nhân dân trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước; dân chủ kỷ cương trên các lĩnh vực của đời sống xã hội được người dân chấp hành khá tốt. Bước đầu đã hình thành được những nếp sống văn hoá tốt đẹp, thấm đậm tình làng nghĩa xóm. Những tập tục lạc hậu, tệ nạn xã hội từng bước được ngăn chặn, đẩy lùi. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở cũng đã tập trung lãnh đạo việc tổ chức quán triệt và thực hiện Chỉ thị 27- CT/TW của Bộ Chính trị về " Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội", đã tạo được sự chuyển biến tích cực trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội đã trở thành một cuộc vận động lớn, đáp ứng được tâm tư, nguyện vọng của quần chúng nhân dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ và đã trở thành quy định chung mà mọi gia đình, mọi dòng tộc nghiêm túc thực hiện.

Trên tinh thần thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII), Nghị quyết số 23/NQ-TW ngày 16/6/2008 “Về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”; phát huy truyền thống văn hóa của quê hương, hoạt động văn học nghệ thuật ở Quảng Trị đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Một số bộ môn văn học nghệ thuật có những sáng tạo giá trị, phục vụ tốt cho việc nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân, đóng góp vào nền văn học nghệ thuật cả nước. Nhiều anh chị em văn nghệ sĩ trước những biến động của xã hội và khó khăn về đời sống vẫn giữ gìn phẩm chất, kiên định quan điểm sáng tạo phục vụ nhân dân. Từ những chuyến đi thực tế về cơ sở, văn nghệ sỹ Quảng Trị đã thực sự đứng vững trên hiện thực sống động của quê hương đất nước, của thời đại, từ đó nâng cao đôi cánh của tâm hồn; sáng tạo ra ngày càng nhiều những tác phẩm có giá trị. Trong quá trình đóng góp cho hoạt động văn hóa nghệ thuật, nhiều cá nhân đã được Nhà nước phong tặng Nghệ sỹ nhân dân và các danh hiệu khác. Hiện tại trên địa bàn tỉnh có 01 Nghệ sỹ nhân dân, 7 Nghệ sỹ ưu tú.  

Nhận thức sâu sắc giá trị to lớn, sức động viên lan tỏa của tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, với lòng kính trọng và tình yêu thiết tha đối với Vị cha già của dân tộc, những năm qua, đội ngũ văn nghệ sỹ Quảng Trị đã hưởng ứng nhiệt tình, đầy trách nhiệm Cuộc vận động sáng tác, quảng bá các tác phẩm VHNT, báo chí về chủ đề "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.Sau 3 năm phát động, đã có 377 tác phẩm hưởng ứng cuộc thi; trong đó riêng VHNT có 208 tác phẩm bao gồm văn học, công trình và tác phẩm Văn nghệ dân gian, Sân khấu, Âm nhạc, Nhiếp ảnh, Mỹ thuật. Tại Lễ tổng kết 3 năm Cuộc thi sáng tác, quảng bá các tác phẩm VHNT, báo chí về chủ đề " Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" tổ chức vào năm 2011,33 tác phẩm xuất sắc đã được trao thưởng.

Điểm mấu chốt trong việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 mà Đảng bộ và nhân dân Quảng Trị đã làm được là bảo tồn và phát huy được những giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể.Với  sự quan tâm của Trung ương, của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, sự cố gắng vượt bậc của lãnh đạo các cấp, các ngành, đến nay, một số công trình trọng điểm đã được đầu tư tôn tạo như: Di tích Thành cổ Quảng Trị, Địa đạo Vịnh Mốc, Nhà đày Lao Bảo, Sân bay Tà Cơn, Khu lưu niệm Cố TBT Lê Duẩn, Khu di tích lịch sử Đôi bờ Hiền Lương- Bến Hải, Công trình Bảo tàng tỉnh...Từ 1998 đến nay, từ nhiều nguồn vốn, đã đầu tư tôn tạo 43 di tíchvới tổng chi phí đã thực hiện 321 tỷ đồng; các đoàn thể và cộng đồng dân cư góp 12,6 tỷ đồng tôn tạo 45 di tích.  Hiện tỉnh có trên 15.000 di vật, cổ vật có giá trị đã được kiểm kê, bảo quản. Tổng số di tích trên toàn tỉnh hiện nay là 505, trong đó di tích lịch sử là 435, di tích văn hóa nghệ thuật là 45, di tích khảo cổ 16, di tích danh thắng 6; số di tích được xếp hạng quốc gia: 33, số di tích được xếp hạng cấp tỉnh 472.

Việc phục dựng, bảo tồn và phổ biến các hình thức sinh hoạt văn hóa, thể thao dân gian truyền thống được coi trọng.  Hiện tỉnh Quảng Trị đang khôi phục, bảo tồn và phát huy những lễ hội truyền thống, tổ chức thực hiện, quản lý những lễ hội mới hình thành nhằm đưa hoạt động lễ hội trở thành một sinh hoạt văn hóa tinh thần cộng đồng thường xuyên trong quần chúng nhân dân. Các hình thức sinh hoạt văn hóa nghệ thuật cộng đồng có bước tiến đáng kể, phát triển cả về số lượng, chất lượng, có những đóng góp quan trọng vào di sản văn hóa phi vật thể chung của cả nước. Quảng Trị có 27 lễ hội trên 4 loại hình: Lễ hội dân gian truyền thống, lễ hội cách mạng, lễ hội văn hóa du lịch và lễ hội tôn giáo.  Các lễ hội cách mạng được hình thành theo nguyện vọng của quần chúng nhân dân như “Lễ hội Thống nhất Non sông” , “Lễ hội thả hoa trên sông Thạch Hãn” và “Lễ hội Trường Sơn Huyền thoại” (Lễ tri ân 27/7) luôn được chú trọng và nâng cao về quy mô, trong đó, “Lễ hội Thống nhất Non sông” được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nâng tầm lên thành lễ hội quốc gia. Bên cạnh đó, những lễ hội dân gian cổ truyền như: Lễ tế đầu năm; Lễ hội chợ đình Bích La; Hội đua thuyền; Hội đu xuân; Hội cù Lễ hội cầu ngư; Hội chèo cạn; Lễ hội đâm trâu; Lễ hội mừng lúa mới và các lễ hội tôn giáo khác.. đã được tổ chức có hiệu quả góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa địa phương. Nghệ thuật biểu diễn dân gian như chèo cạn, hò đưa linh, điệu trống quân của các đội nhạc cổ truyền dân tộc, hát cà lơi cha chấp, oát, xà nớt của đồng bào dân tộc thiểu số... đã có một sức sống mãnh liệt trong cộng đồng dân cư, đang từng bước phục hồi để giữ gìn và phát triển.

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 ( khoá VIII), lĩnh vực giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ có những bước tiến vượt bậc.Quy mô các ngành học, bậc học ổn định và phát triển. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn tăng cao ( đạt trên 99%).  Chất lượng giáo dục toàn diện chuyển biến tốt cả diện đại trà và mũi nhọn. Công tác phổ cập giáo dục được duy trì ổn định: Có 100% xã, phường giữ vững phổ cập giáo dục tiểu học-CMC; 140/141 xã phường đạt chuẩn phổ cập đúng độ tuổi, 100% xã phường duy trì kết quả đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS; 3/10 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi.  Công tác giáo dục chính trị tư tưởng và đạo đức lối sống trong nhà trường theo Chỉ thị 34-CT/TW của Bộ Chính trị về " Tăng cường công tác chính trị tư tưởng, củng cố tổ chức Đảng, đoàn thể quần chúng và phát triển đảng viên trong các trường học" được chú ý triển khai, đạt được kết quả khả quan. Việc xây dựng môi trường giáo dục được chú trọng. Nề nếp kỷ cương học đường được giữ vững. Các phong trào " xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", " dạy tốt học tốt", " Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục" đã được thực hiện có hiệu quả và có nhiều chuyển biến tốt. Đến năm 2012, toàn ngành có 52% số trường đạt tiêu chí trường học thân thiện, học sinh tích cực. Các hoạt động khoa học nhất là khoa học ứng dụng đã mang lại hiệu quả thiết thực cho sản xuất và đời sống.

Hệ thống thông tin đại chúng phát triển nhanh từ tỉnh đến cơ sở. Chất lượng thông tin ngày càng cao và phong phú, phản ánh kịp thời và rộng rãi tình hình kinh tế xã hội của địa phương; nhanh chóng tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, nhà nước đến nhân dân. Đội ngũ những người làm báo Quảng Trị ngày càng trưởng thành, được bổ sung số lượng và nâng cao về chất lượng. Hoạt động báo chí của địa phương tuân thủ định hướng của Trung ương, của tỉnh. Báo chí xuất bản hoạt động đúng luật, không chạy theo khuynh hướng " Thương mại hoá".

Phát triển văn hoá trong các dân tộc, tôn giáo và đối ngoại được chú trọng; đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Trong đó,  hoạt động văn hóa đối ngoại có bước phát triển mới. Tỉnh ta đã tăng cường hoạt động giao lưu văn hoá với hai tỉnh bạn Lào Sa La Van và Xa Van nakhet và Thái Lan. Lễ hội "Nhịp cầu Xuyên Á" và các chương trình liên hoan nghệ thuật 3 nước Đông Dương đã mời đoàn Lào, Campuchia,Thái Lan, Mianma, Trung Quốc sang biểu diễn, giao lưu văn hoá.  Nhiều đoàn chuyên gia các nước như Nhật, Thụy Điển, Hà Lan, Hàn Quốc cũng đã đến nghiên cứu, tìm hiểu về mảnh đất con người Quảng Trị, tham dự các sự kiện lịch sử, làm phim tư liệu tại Quảng Trị. Mối quan hệ Việt Nam với các tổ chức nhân đạo nước ngoài được cải thiện; thể hiện tình thân ái, khép lại quá khứ, cùng nhau đẩy mạnh phát triển kinh tế văn hóa.

15 năm qua, việc xây dựng, phát triển và củng cố hệ thống thiết chế văn hóa trên địa bàn Tỉnh đã được quan tâm chú trọng. Nhiều chương trình mục tiêu của tỉnh về xây dựng thiết chế văn hoá đã được thực hiện. Đến nay, nhiều thiết chế  đã được hoàn thành trong đó có những công trình quy mô lớn, trở thành bộ mặt tiêu biểu của tỉnh như: Trung tâm Văn hóa tỉnh, Bảo tàng, Trung tâm Bảo tồn di tích danh thắng, Trung tâm phát hành phim và chiếu bóng, Trung tâm huấn luyện, thi đấu thể dục thể thao, Đoàn Nghệ thuật, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch… Một số huyện, thị đã đầu tư xây dựng Trung tâm VH-TDTT với cơ sở vật chất  khá tốt như: Hướng Hoá, Triệu Phong, Vĩnh Linh. Việc quy hoạch quỹ đất để xây dựng các thiết chế cũng đã được chú ý. Các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Hải Lăng đã đầu tư xây dựng Nhà Bảo tàng khá quy mô. Đặc biệt hệ thống thiết chế Thư viện huyện đã được tài trợ và đầu tư khá chuẩn trong toàn tỉnh,  9/9 huyện, thị đều có trụ sở Thư viện riêng. 65/141 xã, phường, thị trấn đã có thiết chế hoạt động văn hóa; 90/141 xã, phường, thị trấn có Bưu điện văn hóa. Số thôn, bản đã có nhà văn hóa hoặc trụ sở sinh hoạt, trụ sở HTX có thể kết hợp hoạt động văn hóa là 435 chiếm tỷ lệ 43%. Tổng quỹ đất dành cho các thiết chế văn hóa từ xã xuống cơ sở khu dân cư chiếm khoảng 206.000m2.  Toàn tỉnh có gần 600 nhà sinh hoạt văn hoá cộng đồng trong đó có 277 nhà đạt chuẩn.

Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) có ý nghĩa chiến lược về văn hóa của cách mạng nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết là nhân tố quyết định để nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, làm cho văn hoá thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, góp phần giữ vững định hướng XHCN, thúc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh nhà. Để tiếp tục tạo bước chuyển biến mạnh mẽ hơn về chất lượng và hiệu quả trong xây dựng và phát triển văn hoá thời kỳ mới; các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận các cấp cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ:

1. Tiếp tục quán triệt sâu sắc và tuyên truyền sâu rộng các quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết Trung ương 5 ( khoá VIII) về " Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" và các Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận của Trung ương về phát triển văn hoá. Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Chương trình hành động số 54-CTHĐ/TU ngày 28/12/2004 của Tỉnh ủy Quảng Trị về thực hiện Kết luận Hội nghị TW 10 (khóa IX); gắn với  thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị về "Đẩy mạnh việc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", Nghị quyết Trung ương 4, khóa IX “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.  Tiếp tục đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hoá lành mạnh trong toàn xã hội; trước hết là trong các tổ chức Đảng, nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể quần chúng. Cụ thể hoá các chuẩn mực đạo đức, lối sống cho phù hợp với từng đối tượng cụ thể, trong từng hoàn cảnh cụ thể. Mỗi cán bộ, đảng viên phải là tấm gương sáng về văn hoá mỗi tổ chức, cơ quan Nhà nước, đoàn thể, đơn vị, trường học...phải là một tập thể văn hoá điển hình. Nâng cao chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ xây dựng con người Việt Nam theo 5 đức tính được xác định trong Nghị quyết Trung ương 5.

2. Nâng cao năng lực và hiệu quả chỉ đạo của các cấp ủy Đảng đối với lĩnh vực văn hóa; chủ động xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển văn hoá từ cơ sở đến tỉnh. Các cấp uỷ, tổ chức Đảng, các cơ quan Nhà nước có kế hoạch, biện pháp đẩy mạnh việc xây dựng văn hoá trong tổ chức Đảng và trong các cơ quan Nhà nước, làm gương cho xã hội, nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ này.

3. Tập trung ưu tiên cho nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hoá cơ sở nhất là xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, tốt đẹp, phong phú. Nâng cao chất lượng và tiếp tục đẩy mạnh thực hiện phong rào“TDĐKXDĐSVH” bằng những hình thức và biện pháp mới. Bổ sung các tiêu chí mới của làng văn hóa, gia đình văn hóa phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ mới, tập trung việc xây dựng gia đình theo hướng “no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”, ngăn ngừa và đẩy lùi tình trạng bạo lực gia đình và các tệ nạn xã hội. Chỉ đạo xây dựng mô hình huyện, xã điển hình văn hóa để nhân rộng trên quy mô toàn tỉnh. Phối hợp lồng ghép thực hiện Phong trào " TDĐKXDĐSVH" với các phong trào thi đua yêu nước ở địa phương, đơn vị.  Phấn đấu, có 90% số làng, bản đơn vị trường học và gia đình đạt danh hiệu văn hóa. Mỗi huyện, thị xã, thành phố xây dựng từ 05-10 xã điển hình văn hóa; Công nhận 03 đơn vị điển hình văn hóa cấp huyện. Tiến hành đồng bộ và sâu rộng cuộc vận động xây dựng nếp sống văn hoá, gia đình văn hoá trong đó chú trọng việc phát hiện, biểu dương những điển hình tiên tiến đi đôi với phê phán những thói hư tật xấu, những biểu hiện tiêu cực trong xã hội. Vận động nhân dân tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị 27-CT/TW của Bộ Chính trị về "Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội".

4. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về văn hoá nhất là trong lĩnh vực báo chí xuất bản. Đẩy mạnh công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý các cơ quan báo chí của tỉnh thực hiện đúng định hướng tuyên truyền của cấp uỷ.  Kịp thời biểu dương các cơ quan báo chí và phóng viên thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương đồng thời nghiêm khắc phê phán những sai trái của phóng viên, cơ quan báo chí kiên quyết chống và ngăn chặn khuynh hướng " thương mại hoá báo chí". Tăng cường quản lý các hoạt động dịch vụ văn hoá như internet, in ấn, quảng cáo, karaoke; nhằm từng bước ngăn chặn, đẩy lùi những sản phẩm văn hoá độc hại. Khuyến khích văn nghệ sỹ sáng tạo được nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật tiêu biểu có giá trị cao cả về tư tưởng và nghệ thuật tương xứng với sự nghiệp cách mạng và công cuộc đổi mới của quê hương Quảng Trị.

5. Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án trùng tu tôn tạo các di tích danh thắng đã được phê duyệt, đảm bảo tiến độ và chất lượng, đồng thời tiến hành khảo sát, xây dựng các dự án mới. Chú trọng Bảo tồn và phát huy tốt các giá trị văn hóa phi vật thể. Có chương trình, kế hoạch nghiên cứu, sưu tầm các giá trị văn hoá phi vật thể của địa phương, xây dựng các đề tài nghiên cứu khoa học về kho tàng văn hoá dân gian các dân tộc. Tổ chức tốt các lễ hội truyền thống, nâng quy mô một số Lễ hội cấp Quốc gia.

 6.Bố trí ngân sách thích đáng cho phát triển văn hoá. Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác xã hội hóa trên mọi lĩnh vực của ngành văn hoá, huy động mọi tiềm năng và nguồn lực để phát triển văn hóa. Tranh thủ các nguồn viện trợ, tài trợ trong tỉnh, trong nước và quốc tế; khuyến khích đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư lâu dài, có hiệu quả về phát triển các dịch vụ văn hoá, thể dục thể thao và du lịch trên địa bàn tỉnh.  

7.Tiếp tục kiện toàn đội ngũ làm công tác văn hóa từ cấp tỉnh đến cơ sở, có đủ trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, năng lực công tác, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để phục vụ sự nghiệp văn hóa đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ mới trong giai đoạn hiện nay.

8.  Phát triển giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ; trong đó chú trọng việc phát triển Đảng trong trường học. Có kế hoạch triển khai và nâng cao chất lượng chương trình giáo dục văn hoá, thẩm mỹ, giáo dục khoa học xã hội và nhân văn, lịch sử Đảng bộ Tỉnh và truyền thống cách mạng của quê hương; giáo dục đạo đức lối sống phù hợp với từng đối tương, cấp học.

9. Định kỳ làm tốt công tác sơ kết, tổng kết đánh giá tổ chức thực hiện, khen thưởng kịp thời những cá nhân, đơn vị điển hình tiên tiến có nhiều thành tích xuất sắc nhằm động viên thúc đẩy tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 ( khoá VIII). 

Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII về " Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc"  ra đời gắn liền với lợi ích tinh thần và đáp ứng ý nguyện của đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Để tiếp tục đưa Nghị quyết vào cuộc sống và đạt được những mục tiêu đã nêu trên, trong thời gian tới, các cấp uỷ, chính quyền, cán bộ và nhân dân trong tỉnh Quảng Trị sẽ tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, phấn đấu xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hoá tỉnh Quảng Trị tiến lên một bước mới; làm cho văn hoá thực sự góp phần tích cực trong việc phát triển kinh tế địa phương và xây dựng quê hương ngày thêm văn minh, giàu đẹp.

N.V.H

 

P.V
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 223 tháng 04/2013

Mới nhất

Bộ từ điển bỏ lại giữa rừng sâu

2 Giờ trước

Sau hiệp định Pari, 27/1/1973, chiến tranh tạm dừng, đại đội tôi đóng quân giữa bãi cát Lệ Xuyên, huyện

Đi tìm cỏ

2 Giờ trước

Nhiều lúc ngồi thẫn thờ nhìn đàn trâu bò gặm cỏ dọc triền đê chợt giật mình: Cỏ quê

Chị ấy…

2 Giờ trước

Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Huế tổ chức một chuyến đi thực tế dài ngày tại Tổng Công

Pa Ling mùa mưa

2 Giờ trước

Tháng 11, dưới cơn mưa rừng tầm tã, chúng tôi tìm về thôn Pa Ling, xã A Vao, huyện Đakrông,

Chiều không tắt nắng

27/03/2024 lúc 16:33

Truyện ngắn của THỦY VI

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

30/03

25° - 27°

Mưa

31/03

24° - 26°

Mưa

01/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground