Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 24/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Thành Tân Sở với phong trào Cần Vương

N

hân kỷ niệm 125 năm ngày Vua Hàm Nghi ban Dụ Cần Vương tại Tân Sở (13/7/1885 – 13/7/2010), được sự cho phép của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Trị, được sự bảo trợ khoa học của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, UBND huyện Cam Lộ, Sở VH-TT & DL tổ chức Hội thảo Khoa học “Thành Tân Sở với phong trào Cần Vương”.

Tham dự hội thảo, về phía lãnh đạo tỉnh có TS. Lê Hữu Phúc, Uỷ viên BCH TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND Tỉnh cùng các đồng chí trong BTV Tỉnh uỷ, Thường trực HĐND Tỉnh, UBND Tỉnh và lãnh đạo các cơ quan ban ngành, các huyện thị, thành phố; với sự góp mặt của các nhà khoa học tên tuổi thuộc Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Viện Sử học, Hội KHLS tỉnh Thừa Thiên Huế, các trường Đại học ở Huế, ở Quảng Nam, các cơ quan nghiên cứu ở Huế, các nhà chuyên môn am hiểu sâu về lịch sử, văn hóa của tỉnh nhà và các địa phương trong nước có liên quan trực tiếp đến phong trào yêu nước Cần vương.

Nhằm tuyên truyền và giới thiệu kết quả Hội thảo này với đông đảo bạn đọc trong cả nước, Chuyên mục Sự kiện & Bình luận Tạp chí kỳ này trích đăng 2 bài tham luận quan trọng của lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Trị và  UBND huyện Cam Lộ, địa phương đăng cai tổ chức Hội thảo khoa học, nơi có Di tích lịch sử cấp quốc gia là Thành Tân Sở (cũng tại số báo đặc biệt này, chúng tôi đăng toàn văn bản Báo cáo Tổng thuật và đề dẫn Hội thảo của PGS-TS. Đỗ Bang, Phó Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam. 15 tham luận còn lại chúng tôi sẽ trích đăng vào số báo sau).

Tham luận khai mạc Hội thảo khoa học của đồng chí Nguyễn Công  Phán- Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Cam Lộ đặt ra cho Hội thảo một số yêu cầu cụ thể của địa phương:

…Bằng những luận điểm, kiến giải của các nhà khoa học, các nhà chuyên môn ở trung ương, khu vực và địa phương, mục đích của hội thảo là nhằm một lần nữa khẳng định vị trí, vai trò của thành Tân Sở với sự kiện Vua Hàm Nghi dựng cờ ban Dụ và những đóng góp của phong trào Cần Vương trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc vào những thập niên cuối thế kỷ XIX. Đồng thời, thông qua hội thảo lần này cũng nhằm lắng nghe những ý tưởng, giải pháp của các nhà chuyên môn để địa phương lấy đó làm cơ sở khoa học cho công tác hoạch định, phục dựng, bảo tồn, tôn tạo di tích thành Tân Sở - một di tích đã được xếp hạng quốc gia; di tích mà một thời gian dài địa phương chưa có đủ nguồn lực, điều kiện để đầu tư tôn tạo, vì vậy mà cho đến nay vẫn trong tình trạng lãng quên và hoang phế…

Cam Lộ, một mảnh đất được xem như là “phên dậu” của tỉnh Quảng Trị và cả Kinh đô Huế dưới thời nhà Nguyễn; nơi có những mạch nguồn lịch sử - văn hóa sâu dày từ buổi bình minh của dân tộc cho đến các bước phát triển kế tiếp nhau của lịch sử; thời kỳ nào, giai đoạn nào Cam Lộ cũng để lại dấu mốc khó phai mờ. Với tư cách một thời là Đạo Cam Lộ (tương đương đơn vị hành chính cấp tỉnh) cũng đã nói lên tính chất quan trọng của cả vùng đất này không những đối với miền Tây tỉnh Quảng Trị mà cả đất nước trong suốt thế kỷ XIX. Không chỉ đóng vai trò “phên dậu”, Cam Lộ còn là “gạch nối” của sự giao thoa văn hóa, giao lưu thương nghiệp giữa các vùng miền thông qua chợ Phiên Cam Lộ xuất hiện trong lịch sử từ đầu thế kỷ XVII, tuyến sông Hiếu và cả trục đường số Chín  sau này.

Đảng bộ và nhân dân Cam Lộ mãi mãi tự hào về mảnh đất quê hương thân yêu đã hai lần được lịch sử giao phó gánh vác sứ mệnh “Kinh đô kháng chiến”: Một Tân Sở còn đồng vọng lời Dụ Cần Vương của một vị vua trẻ tuổi, yêu nước - Hàm Nghi, lay động tâm can hàng triệu sĩ phu, văn thân, đồng bào cả nước đứng lên phò Vua đánh giặc cứu nước; một chính phủ Cách mạng LTCHMNVN, nơi hội tụ phong trào yêu nước của nhân dân miền Nam dưới ngọn cờ Mặt trận dân tộc giải phóng đấu tranh trực diện với quân thù, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Lịch sử không chỉ là quá khứ, những dấu son lịch sử đó mãi mãi là hành trang quý giá để Đảng bộ, nhân dân Cam Lộ mang theo trong suốt chặng đường dựng xây, đổi mới và phát triển quê hương. Tuy nhiên, cũng như nhiều vùng quê khác ở Quảng Trị đã từng phải gánh chịu bao hậu quả của chiến tranh tàn khốc, những giá trị di sản lịch sử, văn hóa ở địa phương chưa có điều kiện đầu tư tương xứng, phần nhiều đang ở trong tình trạng xuống cấp, hoang phế. Việc quản lý, bảo vệ, đầu tư tôn tạo không chỉ cần phải có thời gian, nguồn lực mà còn rất tâm huyết, trí tuệ.

Qua hội thảo lần này, chúng tôi tin tưởng rằng, những vấn đề thuộc về Tân Sở - Cần Vương, về Vua Hàm Nghi… sẽ tiếp tục được làm thêm sáng tỏ; những ý tưởng quy hoạch, những nội dung giải pháp bảo tồn, tôn tạo di tích thành Tân Sở sẽ được giải bày. Đây cũng chính là cơ hội, là dịp tốt nhất để địa phương chúng tôi hiểu biết sâu hơn, hệ thống hơn và khoa học hơn về một di tích quan trọng, vô cùng quý giá đã được xếp hạng quốc gia A1; từ đó giúp chúng tôi có một cách nhìn đúng đắn, có một cách làm tối ưu nhất trong việc hoạch định giải pháp đầu từ tôn tạo di tích thành Tân Sở nói riêng cũng như công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa trên địa bàn nói chung…

Cũng tại Hội thảo, đồng chí Nguyễn Đức Chính, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị đã có bài tham luận mang tính chất định hướng sâu sát, xác thực:

…Từ một Sơn phòng Tân Sở trở thành một căn cứ Thành Tân Sở, được xem như là “Kinh đô kháng chiến” của vua Hàm Nghi và phái chủ chiến của triều đình nhà Nguyễn. Nơi đây, cách đây đúng 125 năm (ngày 13/7/1885) Lệnh dụ Thiên hạ Cần Vương được ban bố; nhanh chóng lan ra khắp cả nước, đã dấy lên một cao trào chống giặc cứu nước của các tầng lớp sĩ phu, văn thân Cần Vương, của nhân dân Quảng Trị và nhân dân cả nước. Tân Sở, Cam Lộ Quảng Trị đã đánh một dấu mốc quan trọng trong lịch sử cận đại Việt Nam; nơi thể hiện ý chí quật cường, bất khuất của dân tộc trong một giai đoạn đầy biến động, bi hùng của lịch sử. Từ những vấn đề lịch sử đó, nhân kỷ niệm 125 năm Cần Vương – Tân Sở… (chúng ta) tổ chức Hội thảo khao học: Thành Tân Sở với phong trào Cần Vương... là một việc làm cần thiết, bổ ích và mang lại nhiều kết quả thiết thực. Thay mặt lãnh đạo tỉnh, tôi biểu dương những nỗ lực, cố gắng của huyện Cam Lộ đã có cách làm, cách nghĩ chủ động, sáng tạo. Xin nhiệt liệt chào mừng các Giáo sư, Tiến sĩ, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu và quý vị đại biểu đã về tham dự Hội thảo hôm nay.

…Có thể xem đây là lần đầu tiên một Hội thảo khoa học về Thành Tân Sở với phong trào Cần Vương mang tầm Quốc gia được tổ chức; chúng tôi tin tưởng chắc chắn rằng, những nội dung cơ bản về: Vị trí, vai trò của thành Tân Sở trong lịch sử cận đại Việt Nam; từ phác thảo diện mạo kiến trúc thành Tân Sở với tư cách là trung tâm dấy nghĩa của phong trào Cần Vương cho đến việc nhìn nhận, đánh giá các nhân vật lịch sử như Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường cùng một số gương mặt góp phần làm nên sự kiện Huế - Quảng Trị 1885 sẽ được làm sáng tỏ. Bên cạnh đó, bằng những kiến giải sâu về chuyên môn, các nhà khoa học cũng sẽ đưa ra các giải pháp nhằm quy hoạch bảo tồn, tôn tạo di tích thành Tân Sở, một di tích quan trọng của Quảng Trị và cả nước, đã được xếp hạng di tích Quốc gia; mà trong suốt thời gian vừa qua do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan, nên di tích chưa được quan tâm đầu tư, tương xứng với quy mô, tầm vóc vốn có của nó.

Với những kết quả thu nhận được qua Hội thảo khoa học lần này, thay mặt lãnh đạo UBND tỉnh, tôi yêu cầu UBND huyện Cam Lộ và Sở VH – TT & DL làm tốt một số công việc cụ thể sau đây:

1. Cần có những biện pháp tuyên truyền, giới thiệu một cách sinh động, kết quả Hội thảo cho đông đảo cán bộ nhân dân Cam Lộ nói riêng, Quảng Trị nói chung, nhất là thế hệ trẻ, hiểu biết một cách sâu sắc, toàn diện và có hệ thống về di tích Tân Sở và phong trào Cần Vương trên đất Quảng Trị. Qua đó mà nâng cao lòng tự hào quê hương, tinh thần dân tộc, đoàn kết gắn bó xây dựng quê hương giàu mạnh.

2. Từng bước hoàn thiện và chuẩn hóa Lễ hội Cần vương nhằm làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân. Và xem đây là một Lễ hội đặc trưng mang đậm dấu ấn văn hóa của vùng đất Cam Lộ; làm nên bức tranh đa sắc màu trong tổng quan Lễ hội trên đất Quảng Trị.

3. Những ý kiến của các nhà khoa học, các nhà chuyên môn sẽ là những cứ liệu xác đáng, giúp cho UBND huyện Cam Lộ nhanh chóng hoàn thiện đề án quy hoạch Bảo tồn, tôn tạo Khu di tích Tân Sở trình các cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt; có kế hoạch đầu tư, phục dựng, tái tạo các giá trị vốn có của di tích, từng bước đưa vào khai thác, phát huy hiệu quả trong việc nghiên cứu, tham quan du lịch.

4. Các nhân vật lịch sử tiêu biểu của phong trào Cần Vương trên đất Quảng Trị và cả nước, UBND huyện Cam Lộ phối hợp với Hội đồng tư vấn đặt tên đường, phố và các công trình công cộng của tỉnh, nghiên cứu, rà soát để đặt tên các tuyến đường và các công trình công cộng tại vùng Cùa và thị trấn Cam Lộ. Đây là một hình thức giáo dục truyền thống và tôn vinh các nhân vật lịch sử khá phổ biến, thiết thực hiệu quả.

Cuối cùng, thay mặt lãnh đạo tỉnh Quảng Trị tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm và hợp tác có hiệu quả của Hội Khoa học Lịch sử VN, Viện Sử học VN, các cơ quan Nghiên cứu – Đào tạo ở Trung ương, khu vực và địa phương đã dành nhiều công sức tâm huyết cho Hội thảo. Xin gởi đến các vị Giáo sư, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu và toàn thể quý vị đại biểu, quý vị khách quý lời chào mừng nồng nhiệt, lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Chúc Hội thảo gặt hái được nhiều thành công mỹ mãn.                                                                                       

 

  PV. tổng thuật.

 

PV
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 191 tháng 08/2010

Mới nhất

Long trọng tổ chức Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam

19/04/2024 lúc 17:46

Sáng nay 19/4/2024, Trường PTDT Nội Trú Gio Linh long trọng tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 ra mắt mô hình “Phụ nữ, Cà phê và Sách”

19/04/2024 lúc 16:43

Sáng nay 19/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 (thành phố Đông Hà) tổ chức Lễ ra mắt mô hình “Phụ nữ,

Sôi nổi hội thi Kể chuyện theo sách với chủ đề “Chúng em yêu hòa bình”

12/04/2024 lúc 16:01

Ngày 11/4, Thư viện tỉnh Quảng Trị phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Đông Hà tổ chức hội

Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Quảng Trị năm 2024

11/04/2024 lúc 00:52

TCCV Online - Sáng nay 10/4, tại Thư viện tỉnh, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Chiến Thắng; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam tham dự.

Lễ phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Quảng Trị năm 2024

09/04/2024 lúc 17:57

TCCV Online - Sáng ngày 9/4/2024, tại thư viện tỉnh Quảng Trị đã diễn ra lễ phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Quảng Trị năm 2024.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

25/04

25° - 27°

Mưa

26/04

24° - 26°

Mưa

27/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground