LTS: Kỷ niệm 70 năm truyền thống Vĩnh Linh (25/8/1954 - 25/8/2024) là sự kiện quan trọng không chỉ của huyện Vĩnh Linh mà còn của tỉnh Quảng Trị, và cả nước. Nhân dịp này, đồng chí Trần Nhật Quang - Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Vĩnh Linh đã có những chia sẻ với phóng viên (PV) Tạp chí Cửa Việt. Đầu đề do tòa soạn đặt. | ||
PV: Thưa đồng chí Trần Nhật Quang. Mùa thu năm 2024 này có nhiều sự kiện quan trọng trên quê hương, đó là Lễ hội Vì hòa bình lần đầu tiên được tổ chức ở tỉnh Quảng Trị, đây cũng là dịp kỷ niệm 70 năm truyền thống Vĩnh Linh. Có thể nói Vĩnh Linh chính là nơi biểu thị cho ý chí, khát vọng hòa bình. Xin đồng chí chia sẻ thêm về điều này. Đồng chí Trần Nhật Quang: Trước hết, xin nhấn mạnh thêm rằng hòa bình là giá trị cao nhất của sự sống. Nơi nào bị chiến tranh tàn phá thì ước vọng hòa bình ở nơi ấy càng mãnh liệt. Với Vĩnh Linh, một vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa cũng vậy. Miền quê này được hình thành từ năm 1069 dưới thời Lý Thánh Tông và trải qua sự biến thiên của lịch sử, dù trong hoàn cảnh nào người dân nơi đây cũng luôn thể hiện ý chí, khát vọng được sống trong độc lập và hòa bình. Nên ngay từ thế kỷ XIII đã cùng cả nước ủng hộ Trần Nhân Tông quét sạch quân xâm lược ra khỏi bờ cõi, tiếp đó theo Lê Lợi đánh bại quân Minh, rồi ủng hộ phong trào Tây Sơn đập tan các đội quân xâm lược. Đặc biệt, phong trào yêu nước của người dân Vĩnh Linh trở thành tự giác đến cao trào từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Đầu năm 1931 dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy Quảng Trị, 3 chi bộ Thượng Lập, Huỳnh Công, Quảng Xá đã được thành lập, làm tiền đề cho sự ra đời của Phủ ủy Vĩnh Linh (nay là Đảng bộ huyện Vĩnh Linh).
| ||
Cũng từ đây, phẩm chất anh hùng, chịu thương, chịu khó, hết mình vì đồng bào cả nước của con người Vĩnh Linh càng hiện lên rõ nét. Khi sự hủy diệt của kẻ thù đến mức bom chồng lên bom, đạn cày lên đạn, những xóm làng trắng khăn tang, Trung ương và Bác Hồ cho triển khai chiến dịch K8, K10 để đưa người già, trẻ em sơ tán ra miền Bắc học tập và sinh sống. Còn đồng bào ở lại trên mảnh đất Vĩnh Linh vẫn dũng cảm quên mình đối mặt với mưa bom bão đạn để chiến đấu và chiến thắng. Trong hoàn cảnh ác liệt như thế, Vĩnh Linh đã dang rộng vòng tay đón hơn 8,5 vạn đồng bào từ các huyện Hải Lăng, Triệu Phong, Cam Lộ, Gio Linh ra sơ tán theo Kế hoạch K15. Nhân dân Vĩnh Linh đã cưu mang đùm bọc, nhường cơm sẻ áo cho đồng bào miền Nam ruột thịt. Cuối cùng chính nghĩa đã thắng bạo tàn, chúng ta đã tới ngày đại thắng, thống nhất non sông, xóa đi ranh giới Bắc Nam ngay tại vĩ tuyến 17 - trên mảnh đất Vĩnh Linh. Qua gian nan, càng hun đúc ý chí và niềm tự hào Vĩnh Linh. Con người nơi đây thông minh, cần cù sáng tạo và đoàn kết, luôn yêu chuộng hòa bình và khát khao một ngày mai bình an, hạnh phúc và tươi sáng hơn. Đó vừa là kết tinh của sự thông tuệ, vừa là nguồn động lực để con người nơi đây nối tiếp nhau vượt qua bao thử thách và làm nên những kỳ tích trong những chặng đường phát triển. | ||
PV: Khép lại chiến tranh, Vĩnh Linh mở ra một trang sử mới trong công cuộc khôi phục cuộc sống thời hậu chiến và đổi mới đi lên xây dựng quê hương, trở thành một "lũy hoa" của thời bình. Tình hình kinh tế - xã hội huyện nhà giai đoạn này đã vượt qua khó khăn để thu được thành tựu vượt bậc thế nào, thưa đồng chí? Đồng chí Trần Nhật Quang: 70 năm sau ngày quê hương được giải phóng, đặc biệt là sau gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, Vĩnh Linh đã giành được nhiều thành quả hết sức to lớn trên tất cả mọi mặt, vươn lên trở thành một trong những địa phương phát triển năng động của tỉnh Quảng Trị. Trên những trận địa đạn bom ác liệt ngày nào, giờ đây đang là những cánh đồng thẳng cánh cò bay; là những trang trại, gia trại sản xuất, chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao tập trung quy mô lớn; là những công trình, dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh khang trang... mang lại thu nhập cao cho người dân. Trong đó, trên lĩnh vực kinh tế - xã hội hơn 03 năm qua đã thu được những kết quả vượt bậc. | ||
Thị trấn Hồ Xá, trung tâm huyện lỵ huyện Vĩnh Linh
| ||
Tổng giá trị sản xuất (theo giá so sánh năm 2010) bình quân hằng năm tăng 10,87% so với năm 2020. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng với tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản ước chiếm 22,3%; công nghiệp - xây dựng ước chiếm 31,7%; thương mại dịch vụ ước chiếm 45,9% trong tổng giá trị sản xuất. Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt gần 8.000 tỷ đồng. hàng năm tạo việc làm mới cho gần 2.500 lao động. Thu nhập bình quân đầu người đạt 59,4 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo bình quân toàn huyện giảm xuống còn 1,91%. Tái cơ cấu ngành công nghiệp, nông nghiệp theo hướng hiện đại, tận dụng nguồn nguyên liệu và nhân lực tại chỗ. Nhờ đó, nhiều mô hình sản xuất mới có ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp đã xuất hiện ở nhiều địa phương như mô hình trồng rau sạch theo phương pháp thuỷ canh, dưa lưới trong nhà màng, lúa hữu cơ, nuôi tôm theo công thức 2, 3 giai đoạn.... Một số sản phẩm hàng hoá của Vĩnh Linh như: Cao su, hồ tiêu, lạc, môn khoai từ tía, dưa hấu, đậu xanh,… đã được đăng ký thương hiệu, nhãn mác phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu. |
Thị trấn Cửa Tùng nhìn từ trên cao
Giữ vững phổ cập giáo dục các bậc học; chất lượng giáo dục mũi nhọn có bước đột phá, năm 2023 xếp thứ nhất cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp tỉnh, thứ tư kỳ thi học sinh giỏi các môn văn hoá cấp tỉnh; có 43 trường học đạt chuẩn quốc gia, chiếm 84,3%, trong đó có 08 trường học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, chiếm 18,6%. Các phong trào VHVN, TDTT tiếp tục đi vào chiều sâu; 143/149 thôn, bản, khu phố được công nhận văn hóa. Hoạt động khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân tiếp tục được quan tâm, đã thành lập Bệnh viện Đa khoa khu vực Vĩnh Linh. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đảm bảo lộ trình đề ra. Đến nay, đã có 06/15 bản đạt chuẩn nông thôn mới, 59 thôn đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, 15/15 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 04/15 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, huyện 09/09 tiêu chí và đã hoàn chỉnh hồ sơ trình Hội đồng thẩm định Trung ương xem xét công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới. |
Bãi biển Cửa Tùng | ||
Các công trình xây dựng như: Đập Bảo Đài, Sa Lung, La Ngà, cầu Cửa Tùng và khu dịch vụ nghề cá Cửa Tùng, hệ thống các chợ đầu mối, công viên văn hoá huyện, nhà thi đấu và luyện tập thể thao, trụ sở hành chính, nhà văn hóa trung tâm của huyện được đầu tư xây dựng khang trang; hệ thống giao thông nông thôn, thị trấn với hàng trăm ki-lô-mét đã được bê tông hoá, nhựa hoá, đáp ứng nhu cầu đi lại, trao đổi hàng hoá, tô thêm vẻ đẹp của bộ mặt nông thôn mới, đô thị văn minh. Với những thành tích xuất sắc trong sự nghiệp đổi mới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Vĩnh Linh vinh dự được Đảng và Nhà nước phong tặng Danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới. | ||
| ||
PV: Kỷ niệm 70 năm truyền thống Vĩnh Linh (25/8/1954 - 25/8/2024) và hướng đến kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Khu vực Vĩnh Linh (16/6/1955 - 16/6/2025) chắc chắn huyện đã, đang và sẽ thực hiện nhiều phần việc quan trọng để chào mừng. Đồng chí có thể cho biết một số điểm nhấn của chuỗi sự kiện này? Đồng chí Trần Nhật Quang: Kỷ niệm 70 năm truyền thống Vĩnh Linh (25/8/1954 - 25/8/2024), 70 năm Ngày thành lập Khu vực Vĩnh Linh (16/6/1955 - 16/6/2025) là sự kiện chính trị trọng đại, có ý nghĩa hết sức quan trọng. Vì vậy, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Vĩnh Linh xác định phải làm tốt công tác chuẩn bị và tổ chức các sự kiện này nhằm hướng đến 04 mục tiêu sau: 1) Tuyên truyền, giáo dục truyền thống anh hùng cách mạng, kiên cường, bất khuất của quê hương. 2) Tri ân, cảm ơn các tổ chức, cá nhân đã có nhiều đóng góp cho mãnh đất này. 3) Quảng bá, khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của địa phương. 4) Khơi dậy khát vọng trong mỗi người dân tạo nên sức mạnh tổng hợp để cùng nhau tiếp tục nỗ lực phấn đấu xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh. Chính vì thế nên ngay từ năm 2022 huyện đã bắt tay vào triển khai thực hiện, đầu năm 2023 đã phát động phong trào thi đua cao điểm, và xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động liên tục trong ba năm 2023, 2024, 2025 và gắn với Lễ hội Vì hòa bình của tỉnh Quảng Trị; các hoạt động này có sự tham gia, hỗ trợ của các bộ, ban, ngành Trung ương, tỉnh; các huyện, thị, thành trong và ngoài tỉnh. Có thể kể một số điểm nhấn của chuỗi sự kiện này như sau:
|
Phối cảnh sân khấu chương trình "Vĩnh Linh - Đất mẹ anh hùng" kỷ niệm 70 năm truyền thống Vĩnh Linh sẽ diễn ra ngày 25/8/2024
| ||
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hỗ trợ các hoạt động: Chương trình nghệ thuật đặc biệt Vĩnh Linh - Đất mẹ anh hùng tại Lễ Kỷ niệm 70 năm truyền thống Vĩnh Linh vào ngày 25/8/2024. Xây dựng bộ phim tài liệu khoa học Bài ca Vĩnh Linh; thiết kế, xây dựng ý tưởng trưng bày, hiện vật trưng bày tại Phòng truyền thống Vĩnh Linh. - Báo Nhân Dân thực hiện chương trình nghệ thuật chính luận Vĩ tuyến 17 - Khát vọng hòa bình thời lượng 100 phút tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải. Phát sóng các phim: Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, Chung một dòng sông, Ký ức một dòng sông, Đôi bờ Bến Hải, Lũy thép Vĩnh Linh và các phim tài liệu khoa học có liên quan. - Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học chủ đề Vĩnh Linh - truyền thống anh hùng và khát vọng phát triển; tổ chức Cuộc thi tìm hiểu về Mảnh đất và con người, truyền thống văn hóa, truyền thống cách mạng, những thành tựu tiêu biểu trong 70 năm xây dựng và phát triển của quê hương Vĩnh Linh anh hùng, theo hình thức trực tuyến. | ||
Hội đua thuyền Thống nhất non sông trên dòng Bến Hải
| ||
- Các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao như: Ngày hội Văn hoá - Thể thao huyện Vĩnh Linh lần thứ VIII. Hội trại tuổi trẻ và tuyên dương gương mặt trẻ Vĩnh Linh lần thứ IV; giao lưu với Huyện đoàn Tân Kỳ. Triển lãm tư liệu, hình ảnh với chủ đề Tự hào 70 năm truyền thống Vĩnh Linh. Giải thưởng Mỹ thuật Thiếu nhi Việt Nam tỉnh Quảng Trị lần thứ XVI. Giải bóng chuyền nam - nữ tỉnh Quảng Trị… - Thực hiện các công trình chào mừng trên tất cả các địa phương của huyện; tăng cường hoạt động đền ơn đáp nghĩa, xây 100 nhà Đại đoàn kết… Tất cả những hoạt động này đều được chuẩn bị cẩn thận, chu đáo và thực hiện bài bản, chuyên nghiệp. Thông qua chuỗi sự kiện này để khẳng định thêm lần nữa vị trí quan trọng của Vĩnh Linh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, và trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. PV: Xin trân trọng cám ơn đồng chí đã chia sẻ những thông tin cần thiết. |
• Nội dung: TRẦN NHẬT QUANG - TRÚC AN • ẢNH: T.A - NGUYỄN XUÂN TƯ - I.T • Thiết kế: NGUYÊN QUÝ |
4 Giờ trước
TCCVO - Sáng ngày 23 tháng 11 năm 2024, Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tỉnh Quảng Trị đã long trọng tổ chức Đại hội Chi hội cơ sở Hội Mỹ thuật Việt Nam tỉnh Quảng Trị khóa X (nhiệm kỳ 2025 - 2030). Đây là sự kiện quan trọng nhằm đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ trong nhiệm kỳ 2019 - 2024, rút ra bài học kinh nghiệm và đề ra phương hướng, nhiệm vụ trong nhiệm kỳ mới.
20/11/2024 lúc 06:29
Cảm giác như mình đã lạc vào một thế giới khác, nơi mọi thứ diễn ra chậm rãi và giản dị hơn rất nhiều.
19/11/2024 lúc 16:48
Sáng nay 19/11, UBND tỉnh Quảng Trị đã long trọng tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV, năm 20024, với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Quảng Trị đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển”.
19/11/2024 lúc 10:21
Triển lãm ''Không gian văn hóa Hồ Phương và Ảnh nghệ thuật bản sắc vùng cao của tác giả Hồ Thanh Thọ, Lê Ngọc Tú'' diễn ra trong hai ngày 18 - 19/11/2024 tại khách sạn Đông Trường Sơn (thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị)
19/11/2024 lúc 08:34
Có lần nhà văn Châu La Việt trở lại thăm quê nhà Quảng Trị, mấy anh em văn nghệ
Hiện tại
26°
Mưa
24/11
25° - 27°
Mưa
25/11
24° - 26°
Mưa
26/11
23° - 26°
Mưa