Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 27/12/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Văn học nghệ thuật với việc tôn vinh các giá trị yêu nước, truyền thống cách mạng và vẻ đẹp của con người Việt Nam*

Kính thưa quý đại biểu!

Thưa các anh chị nhà văn, văn nghệ sỹ đồng nghiệp tham dự Hội thảo!

* * *

Cho phép tôi được chuyển lời chúc sức khỏe của Nhà thơ Hữu Thỉnh, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam và các đồng chí trong Thường trực Đoàn Chủ tịch tới các đồng chí lãnh đạo tỉnh Quảng Trị, tới các đồng chí Tổng biên tập, Biên tập viên của 6 cơ quan báo chí, văn nghệ Bắc miền Trung lời chúc sức khỏe, chúc Hội thảo của chúng ta thành công tốt đẹp.

Thưa các đồng chí tham dự Hội thảo!

Mỗi năm một lần, đã thành thông lệ, các cơ quan báo chí của 6 tỉnh Bắc miền Trung gặp nhau một lần. Trên tinh thần thẳng thắn, chân thành từng cơ quan báo chí như Cửa Việt, Sông Lam, Xứ Thanh, Hồng Lĩnh, Sông Hương, Nhật Lệ lại có dịp nhìn lại chất lượng tạp chí của mình với tất cả ưu điểm và khuyết điểm của nó, rút kinh nghiệm làm tốt hơn, làm sao có được mỗi số tạp chí hay hơn, đáp ứng với từng nhiệm vụ của địa phương, đưa được nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật đến được với công chúng.

Năm 2016 này, Tạp chí Cửa Việt đã nêu lên một chủ đề rất hay là “Tạp chí văn nghệ địa phương với việc kết nối và tôn vinh các giá trị lịch sử văn hóa, di sản miền Trung”. Đây là một chủ đề rất cần thiết và hữu ích cho tạp chí và đội ngũ văn nghệ sỹ của từng địa phương. Mỗi tỉnh Bắc miền Trung, vốn là mảnh đất địa linh nhân kiệt. Mỗi ngọn núi, mỗi dòng sông, mỗi thôn làng, cho đến từng thước đất chúng ta nhắc tới là chạm vào lịch sử, động tới niềm vui và nỗi buồn, niềm tự hào của quê hương.

Tôi hoàn toàn nhất trí và chia sẻ với bản báo cáo đề dẫn Hội thảo của Nhà báo Thùy Liên, Tổng biên tập Tạp chí Cửa Việt cũng như các tham luận của các anh chị Nguyễn Hoàn, Nguyễn Bình, Nguyễn Thị Phước, Lưu Nga, Hồ Đăng Thanh Ngọc, Lê Na, Y Thi. Mỗi một tham luận đều có những kiến giải, rất đúng suy nghĩ của các tác giả về lịch sử truyền thống yêu nước và cách mạng của địa phương; về các giá trị văn hóa cần bảo tồn, gìn giữ trước “con sóng lớn” dữ dội và quyết liệt khi mà quá trình hội nhập và phát triển của đất nước ta ở vào một thời kỳ xích cả thế giới lại gần với cả niềm vui cũng như những lo toan và thách thức.

Cũng phải ghi nhận một điều rằng: Trong nhiều năm nay hoạt động báo chí văn nghệ của cả nước, trong đó có báo chí văn nghệ của các tỉnh Bắc miền Trung gặp nhiều khó khăn. Kinh phí làm báo quá eo hẹp, số lượng phát hành thấp, chất lượng bài vở tốt - hay không có nhiều… Song với sự cố gắng của từng tạp chí các đồng chí Tổng biên tập như Cửa Việt, Xứ Thanh, Sông Lam, Hồng Lĩnh, Nhật Lệ, Sông Hương về căn bản đã đáp ứng được những nhiệm vụ chính trị của địa phương trên mặt trận Văn học, nghệ thuật. Đó là sự xuất hiện của các tác phẩm truyện ngắn, thơ hay của các gương mặt văn nghệ sỹ trẻ. Các tác phẩm ảnh, mỹ thuật, âm nhạc và các hoạt động văn học, nghệ thuật của địa phương đã được phản ánh trên tạp chí. Nhờ đó người đọc có thể hình dung ra diện mạo, sức sống văn học, nghệ thuật của khu vực Bắc miền Trung. Mặt khác cũng cần phải thấy: các bài lý luận, phê bình các tác phẩm văn học, nghệ thuật còn ít và yếu. Thiếu những bài viết sâu sắc, thẳng thắn, giúp cho tác giả và bạn đọc hiểu hơn về giá trị văn chương, định hướng thẩm mỹ cho công chúng. Thậm chí có những tạp chí còn sa đà vào những cuộc mổ xẻ, khen chê những khuynh hướng văn nghệ đã xưa cũ, lỗi thời; đi tìm hình thức nghệ thuật mà quên mất giá trị đích thực của văn học nghệ thuật là nhân văn và cuộc sống. Hình thức và nội dung của một tác phẩm văn chương nghệ thuật có đổi mới, vận hành, cách tân bao nhiêu đi chăng nữa cũng chỉ nhằm mục đích ấy, phải chạm vào trái tim bạn đọc.

Kính thưa các vị tham dự Hội thảo!

Không phải ngẫu nhiên, mới đây chủ trương xây dựng và phát triển Văn học nghệ thuật của đất nước ta là Xây dựng con người Việt Nam đáp ứng với sự phát triển bền vững đất nước. Những vấn đề về đạo đức, lối sống, văn hóa xã hội của cộng đồng, trong mỗi gia đình, từng con người đang rung lên hồi chuông báo động. Những cụm từ như “suy thoái”, suy đồi, tham nhũng, những tệ nạn xã hội cùng với thiên tai, địch họa, ô nhiễm môi trường… đã trở nên quá quen thuộc khiến cho chúng ta mất cảnh giác, đề phòng, đẩy chúng ta tới những thảm họa khôn lường.

Do vậy: Mỗi văn nghệ sỹ - bằng tác phẩm văn học, nghệ thuật và bằng cả tâm huyết của mình phải góp phần chấn hưng phẩm giá của con người Việt Nam, tôn vinh các giá trị yêu nước, truyền thống cách mạng, các vẻ đẹp ngàn đời của con người Việt Nam mà bao thế hệ ông cha ta đã dày công tạo dựng. Cùng với nó là bài học chống xâm lăng để giữ yên bờ cõi mà dân tộc ta đã phải trả bằng giá máu của bao thế hệ.

Nhân đây, tôi cũng xin thưa vài lời: Cả cuộc đời tôi suốt 30 năm trai trẻ đã gắn bó với dải đất miền Trung. Đi qua mỗi dòng sông, qua mỗi cánh rừng, đỉnh núi, những địa danh trên dải đất này luôn gợi lại trong tôi những kỷ niệm của những năm tháng chống Mỹ. Những kỷ niệm vui buồn, đói khát, chết chóc và cả sự vinh quang.

Tôi luôn xem đây như là một món nợ và cũng là niềm cảm hứng cho một người lính – Nhà văn còn sống đến hôm nay.

Đ.K.C

 

 

 

___________

* Bài phát biểu của nhà văn Đỗ Kim Cuông – Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam – Đầu đề do tòa soạn đặt.

ĐỖ KIM CUÔNG
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 260

Mới nhất

Quãng vắng quạnh quẽ

9 Giờ trước

Thêm áo quần đủ ấm, vợ lặng lẽ theo chồng ra chòi. Anh rắn rỏi, phong phanh, lảo đảo bước xuống chiếc xuồng. Đêm gần bờ sông trang gió, lạnh ùa tới quất từng cơn. Cái lạnh của miền Trung cứ ươn ướt, não nề.

Đồng cảm “Bốn mùa thương nhớ”

23/12/2024 lúc 17:07

Trong cuộc sống của con người thì sự ăn quan trọng vào bậc nhất. Cổ nhân có câu, dịch nghĩa ý rằng: Nước lấy dân làm trời, dân lấy ăn làm trời. Ăn không chỉ để sống, để tồn tại, để lao động, cống hiến mà còn là để khoái khẩu, để thưởng thức, suy ngẫm và trải nghiệm, đó là quan trọng như trải nghiệm ăn uống. Sự ăn không chỉ thỏa mãn đời sống vật dục tất yếu, bình thường và lành mạnh mà còn là văn hóa, hồn vía, là tâm tình, kỷ niệm, là da diết muôn vàn, đến nỗi một người Quảng Trị xa xứ như ký giả Nguyễn Linh Giang dường như cứ luôn mang mang tâm trạng hồi cố, hoài niệm theo Bốn mùa thương nhớ (tập tản văn, NXB Thanh Niên, 2024).

Ký ức chiến tranh trong truyện ngắn Văn Xương

23/12/2024 lúc 17:04

Văn Xương (tên thật Nguyễn Văn Bốn) không phải là một tác giả xuất hiện sớm và có thành tựu sáng tác nổi bật ở Việt Nam. Anh sinh năm 1959 và thuộc lớp những người cầm bút của thời kỳ đổi mới. Những truyện ngắn đầu tiên của anh được giới thiệu trên một số tạp chí, báo địa phương và trung ương khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã lùi xa.

Theo những bước quân hành

23/12/2024 lúc 17:00

Chủ đề người lính là một đề tài lớn, xuyên suốt trong dòng chảy văn học cách mạng Việt Nam và kéo dài đến hôm nay. Đó là một hiện thực khách quan bởi lịch sử đất nước gắn với trường kỳ kháng chiến; và khi xây dựng cuộc sống mới, thì người lính luôn là lực lượng xung kích đi đầu, đồng hành cùng nhân dân. Có thể hình dung sự vẻ vang ấy qua những tác phẩm trong tập sách Vang mãi khúc quân hành (Nhà xuất bản Thuận Hóa, 2024).

Nắng trên thành cổ; Người lính hát

23/12/2024 lúc 16:56

Nắng trên thành cổ Một rêu phong trên tường thành muôn năm cũMột nguyện cầu dài trong chấp chới tiếng chuông xaMột thanh xuân giữa ầm

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

28/12

25° - 27°

Mưa

29/12

24° - 26°

Mưa

30/12

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground