Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 26/12/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Có nỗi đau nào hơn thế?; Tấm lòng người Quảng Trị

 

Có nỗi đau nào hơn thế?

 

Người già trẻ nhỏ đâu rồi

Cả làng đột nhiên biến mất

Chỉ còn ngổn ngang bùn đất

Chỉ còn một nấm mồ chung

 

Có nỗi đau nào lớn hơn

Nỗi đau mất làng sau lũ

Mồ mả cha ông đâu nữa

Đâu rồi một tiếng ầu ơ

 

Tuổi làng từ thuở xa xưa

Tên làng ghi trong sử sách

Làng giờ chỉ còn nấm đất

Đêm qua lũ cướp sạch rồi

 

Đào cây, cạy đá tìm người

Gọi tên cụ già, trẻ nhỏ

Chỉ nghe ầm ầm nước đổ

Chỉ nghe ào ào mưa rơi

 

Xé lòng, thương quá làng ơi

Có nỗi đau nào hơn thế

Cả làng có chung ngày giỗ

Nỗi đau đằng đẵng muôn đời

 

Tấm lòng người Quảng Trị

 

Xe chạy suốt đêm nay

Vượt Hiền Lương đến với miền Tây Bắc

Bánh tét, bánh chưng, muối vừng, muối lạc

Phao cứu sinh, nước uống, áo quần…

 

Những chuyến xe không đồng

Chở người đi cứu trợ

Mặt trận, Công đoàn, Thanh niên, Phụ nữ

Hưu trí, doanh nhân, thôn xóm, học đường

Tất cả đều góp phần

Hướng lòng về miền Bắc

 

Mẹ thức trọn đêm canh bánh chưng bên bếp

Em gói hàng kịp gửi chuyến xe đi

Chị chuyển tiền lên Mặt trận chiều ni

Em ra chợ mua thêm giày, áo, mũ…

 

Nóng ruột lắm, mấy đêm rồi không ngủ

Hướng lòng về miền Bắc thương yêu

Đất miền Trung bão lụt, khổ đau nhiều

Nên càng hiểu, càng thương người vùng lũ

 

Này em ơi, bạn bè mình ngoài đó

Tết Trung thu bão lụt cướp mất rồi

Không còn nhà, không còn chỗ vui chơi

Ta thấu hiểu và sẻ chia cùng bạn

 

Quảng Trị mình từng qua thời binh loạn

Qua thiên tai gian khó kiệt cùng

Nhớ một thời cả nước vì miền Trung

Không thể quên ruột mềm, máu chảy…

 

Quảng Trị mình có sao nói vậy

Mộc mạc, chân thành nắng gió miền Trung

Gửi chút tình Thạch Hãn, Hiền Lương

Đến với sông Thao, sông Hồng, sông Chảy

Cùng cả nước hướng về nơi ấy

Thương đến nghẹn lòng

Miền Bắc mến yêu ơi

 

NGUYỄN HỮU THẮNG
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 361

Mới nhất

Sông tôi; Bản tình ca Cửa Tùng

23/12/2024 lúc 16:32

Sông tôi Tuổi thơ tôi yêu sôngqua sách vởLàng tôi chỉ có cát với ruộng phènNhững con sông xa như huyền thoạiVẽ vào tôi chút hư

Tiếng chim trong đêm; Cá chép trên sông Thạch Hãn

23/12/2024 lúc 16:35

Tiếng chim trong đêm nửa đêmtiếng chim lọt qua cửa sổnhư đồng đội bá vai nhau nhắc nhởtrước khi vào trận đánhHà ơi mày là thằng

Nắng trên thành cổ; Người lính hát

23/12/2024 lúc 16:56

Nắng trên thành cổ Một rêu phong trên tường thành muôn năm cũMột nguyện cầu dài trong chấp chới tiếng chuông xaMột thanh xuân giữa ầm

Trăng biên giới; Có một nơi xa nào

23/12/2024 lúc 16:54

Trăng biên giới Ánh trăng là ánh đènĐêm tuần tra biên giớiBước chân không biết mỏiTrăng làm bạn thân quen Trăng lên cao dốc đứngNhìn rõ những

Mùa xuân và người lính đảo; Bên hàng mộ vô danh

23/12/2024 lúc 16:51

Mùa xuân và người lính đảo Mùa xuân này ta lại phải xa nhauHai nửa nhớ thương chia đôi nhiệm vụAnh vẫn biết nhiều đêm không

Đồng cảm “Bốn mùa thương nhớ”

23/12/2024 lúc 17:07

Trong cuộc sống của con người thì sự ăn quan trọng vào bậc nhất. Cổ nhân có câu, dịch nghĩa ý rằng: Nước lấy dân làm trời, dân lấy ăn làm trời. Ăn không chỉ để sống, để tồn tại, để lao động, cống hiến mà còn là để khoái khẩu, để thưởng thức, suy ngẫm và trải nghiệm, đó là quan trọng như trải nghiệm ăn uống. Sự ăn không chỉ thỏa mãn đời sống vật dục tất yếu, bình thường và lành mạnh mà còn là văn hóa, hồn vía, là tâm tình, kỷ niệm, là da diết muôn vàn, đến nỗi một người Quảng Trị xa xứ như ký giả Nguyễn Linh Giang dường như cứ luôn mang mang tâm trạng hồi cố, hoài niệm theo Bốn mùa thương nhớ (tập tản văn, NXB Thanh Niên, 2024).

Ký ức chiến tranh trong truyện ngắn Văn Xương

23/12/2024 lúc 17:04

Văn Xương (tên thật Nguyễn Văn Bốn) không phải là một tác giả xuất hiện sớm và có thành tựu sáng tác nổi bật ở Việt Nam. Anh sinh năm 1959 và thuộc lớp những người cầm bút của thời kỳ đổi mới. Những truyện ngắn đầu tiên của anh được giới thiệu trên một số tạp chí, báo địa phương và trung ương khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã lùi xa.

Theo những bước quân hành

23/12/2024 lúc 17:00

Chủ đề người lính là một đề tài lớn, xuyên suốt trong dòng chảy văn học cách mạng Việt Nam và kéo dài đến hôm nay. Đó là một hiện thực khách quan bởi lịch sử đất nước gắn với trường kỳ kháng chiến; và khi xây dựng cuộc sống mới, thì người lính luôn là lực lượng xung kích đi đầu, đồng hành cùng nhân dân. Có thể hình dung sự vẻ vang ấy qua những tác phẩm trong tập sách Vang mãi khúc quân hành (Nhà xuất bản Thuận Hóa, 2024).

Tâm sự với anh; Hồn nhiên lính trẻ

23/12/2024 lúc 16:53

Tâm sự với anhGửi tặng vợ các liệt sĩ hy sinh ở Rào Trăng và Đoàn KTQP 337Con bây giờ đã khôn

Tự hào người chiến sĩ Quảng Trị; Xuân và tình yêu người lính biển

23/12/2024 lúc 16:50

Tự hào người chiến sĩ Quảng Trị Khi lời Bác gọi, dậy khắp non sông“Dù đốt cháy cả dãy Trường Sơn…phải giành cho được độc lập”Lớp

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

27/12

25° - 27°

Mưa

28/12

24° - 26°

Mưa

29/12

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground