Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 26/12/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Tháng bảy này anh có về không; Viết về những bình yên sau chiến tranh

Thơ KHÁNH HÀ

Tháng bảy này anh có về không

 

Tháng bảy này là đã mấy chục năm

Mẹ xa con và mỏi mòn chờ đợi

Bao mùa Ngâu đi bấy mùa Ngâu đến

Vợ ngóng chồng vời vợi tuổi xuân

 

Tháng bảy này anh có về không

Anh đi mãi chưa một lần trở lại

Đường anh đi dặm dài xa ngái

Bao đồng đội về rồi sao anh cứ lặng thinh

 

Mẹ cha già rồi về với tổ tiên

Con cái lớn khôn gả chồng dựng vợ

Em vẫn nhớ mùa hoa gạo đỏ

Thuở tiễn anh khắc khoải nở lưng trời

 

Tháng bảy này bên bến sông quê

Em lầm lụi giặt lại quần áo cũ

Tấm áo ngày xưa nên duyên chồng vợ

Nay nát nhàu nức nở dưới tay em

 

Làng quê mình bao đận can qua

Em vẫn đó như xưa hò hẹn

Bao con thuyền đầy trôi xuôi về bến

Anh không về em vẫn ngồi đây

 

Bao mùa rồi tháng bảy nước trêu ngươi

Tràn ngập khắp đồng sâu đồng cạn

Em vẫn ước dù chỉ còn cát bụi

Thì anh cũng về khoả lấp nỗi niềm em.

 

Viết về những bình yên sau chiến tranh

 

Đã mấy chục năm bình yên sau những cuộc chiến tranh dài

Vết thương đã kịp liền da trên thân thể Mẹ

Việt Nam ơi bình yên đã rỡ ràng trên cây trái

Sao vẫn nhói lòng khi qua những nghĩa trang

 

Em có đau lòng không, chị có quặn thắt không

Những người vợ khắc khoải chờ chồng bao năm vất vả

Những đứa con đau đáu đi tìm cha

Và những mẹ già ngóng cửa đợi tin con tấm lưng còng mẹp.

Và đâu đó vẫn ì oàng tiếng nổ

Của những quả bom còn nằm dưới đất lành

 

Chiến tranh qua lâu rồi

Mà lâu lâu lại nhận được tin vừa mừng, vừa xót xa

Rằng ở vùng đất nọ, quả đồi kia vừa tìm ra cốt xương liệt sĩ

Bạn có nhận ra không, anh chị có nhận ra không

Ba, bốn đứa trẻ da cam trong một ngôi nhà

vẹo xiêu gió lùa trống hoác

Người cha thương tật thẫn thờ nhìn con hơn bốn chục tuổi đầu ko biết đi

Người mẹ cúi mặt lặng thinh

ngày lại ngày

bón cháo cho con mà nước mắt đầm đìa không còn muốn lau

 

Chiến tranh qua đã lâu

Những người lính năm xưa

Với những cuộc họp mặt vơi dần

Và tin buồn thông báo ngày một dày thêm

Họ mừng tủi, khóc như mưa tuôn

khi người đồng đội già qua cơn bạo bệnh

bởi vết thương xưa tái phát hoành hành

 

Ôi đất nước mình sao thương quá em ơi

Mấy chục năm sau chiến tranh, tác phẩm văn học hay nhất vẫn lấy đề tài từ cuộc chiến

Cơm đã đủ ăn, áo đà rất đẹp

Nhưng vẫn rưng rưng mỗi lúc nghĩ về...

K.H

KHÁNH HÀ
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 359

Mới nhất

Nắng trên thành cổ; Người lính hát

23/12/2024 lúc 16:56

Nắng trên thành cổ Một rêu phong trên tường thành muôn năm cũMột nguyện cầu dài trong chấp chới tiếng chuông xaMột thanh xuân giữa ầm

Tâm sự với anh; Hồn nhiên lính trẻ

23/12/2024 lúc 16:53

Tâm sự với anhGửi tặng vợ các liệt sĩ hy sinh ở Rào Trăng và Đoàn KTQP 337Con bây giờ đã khôn

Tự hào người chiến sĩ Quảng Trị; Xuân và tình yêu người lính biển

23/12/2024 lúc 16:50

Tự hào người chiến sĩ Quảng Trị Khi lời Bác gọi, dậy khắp non sông“Dù đốt cháy cả dãy Trường Sơn…phải giành cho được độc lập”Lớp

Trăng biên giới; Có một nơi xa nào

23/12/2024 lúc 16:54

Trăng biên giới Ánh trăng là ánh đènĐêm tuần tra biên giớiBước chân không biết mỏiTrăng làm bạn thân quen Trăng lên cao dốc đứngNhìn rõ những

Mùa xuân và người lính đảo; Bên hàng mộ vô danh

23/12/2024 lúc 16:51

Mùa xuân và người lính đảo Mùa xuân này ta lại phải xa nhauHai nửa nhớ thương chia đôi nhiệm vụAnh vẫn biết nhiều đêm không

Đồng cảm “Bốn mùa thương nhớ”

23/12/2024 lúc 17:07

Trong cuộc sống của con người thì sự ăn quan trọng vào bậc nhất. Cổ nhân có câu, dịch nghĩa ý rằng: Nước lấy dân làm trời, dân lấy ăn làm trời. Ăn không chỉ để sống, để tồn tại, để lao động, cống hiến mà còn là để khoái khẩu, để thưởng thức, suy ngẫm và trải nghiệm, đó là quan trọng như trải nghiệm ăn uống. Sự ăn không chỉ thỏa mãn đời sống vật dục tất yếu, bình thường và lành mạnh mà còn là văn hóa, hồn vía, là tâm tình, kỷ niệm, là da diết muôn vàn, đến nỗi một người Quảng Trị xa xứ như ký giả Nguyễn Linh Giang dường như cứ luôn mang mang tâm trạng hồi cố, hoài niệm theo Bốn mùa thương nhớ (tập tản văn, NXB Thanh Niên, 2024).

Ký ức chiến tranh trong truyện ngắn Văn Xương

23/12/2024 lúc 17:04

Văn Xương (tên thật Nguyễn Văn Bốn) không phải là một tác giả xuất hiện sớm và có thành tựu sáng tác nổi bật ở Việt Nam. Anh sinh năm 1959 và thuộc lớp những người cầm bút của thời kỳ đổi mới. Những truyện ngắn đầu tiên của anh được giới thiệu trên một số tạp chí, báo địa phương và trung ương khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã lùi xa.

Theo những bước quân hành

23/12/2024 lúc 17:00

Chủ đề người lính là một đề tài lớn, xuyên suốt trong dòng chảy văn học cách mạng Việt Nam và kéo dài đến hôm nay. Đó là một hiện thực khách quan bởi lịch sử đất nước gắn với trường kỳ kháng chiến; và khi xây dựng cuộc sống mới, thì người lính luôn là lực lượng xung kích đi đầu, đồng hành cùng nhân dân. Có thể hình dung sự vẻ vang ấy qua những tác phẩm trong tập sách Vang mãi khúc quân hành (Nhà xuất bản Thuận Hóa, 2024).

Tiếng chim trong đêm; Cá chép trên sông Thạch Hãn

23/12/2024 lúc 16:35

Tiếng chim trong đêm nửa đêmtiếng chim lọt qua cửa sổnhư đồng đội bá vai nhau nhắc nhởtrước khi vào trận đánhHà ơi mày là thằng

Sông tôi; Bản tình ca Cửa Tùng

23/12/2024 lúc 16:32

Sông tôi Tuổi thơ tôi yêu sôngqua sách vởLàng tôi chỉ có cát với ruộng phènNhững con sông xa như huyền thoạiVẽ vào tôi chút hư

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

27/12

25° - 27°

Mưa

28/12

24° - 26°

Mưa

29/12

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground