Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 27/12/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Tiếng chim trong đêm; Cá chép trên sông Thạch Hãn

Tiếng chim trong đêm

 

nửa đêm

tiếng chim lọt qua cửa sổ

như đồng đội bá vai nhau nhắc nhở

trước khi vào trận đánh

Hà ơi mày là thằng giỏi bắn

nhớ kèm Thanh diệt hỏa lực địch nghe chưa

đã so găng là phải tính hơn thua

bởi cái giá ta trả bằng máu

mẹ cha nuôi ta từ củ khoai hạt đậu

từ tiếng ru tha thiết mỗi đêm

anh em thương ta chia sớt nỗi niềm

bầu bạn bên ta làm giàu kỷ niệm

đôi mắt yêu ta chấp chới láng giềng

 

nửa đêm

tiếng chim đưa ta về vùng không dân

cách một bước chân

cạm bẫy người

chiều sắp tắt thấy giặc lưng chừng đồi

gài lựu đạn mìn clay-mo quanh chốt

chẳng gan góc gì đâu mà chúng sợ chết

cái chết nhanh sau cái bấm cò

còn chúng tôi thì cứ ăn no

ra suối tắm vô tư như thời mới lớn

chờ cánh rừng màn đêm phủ xuống

ta giăng dây làm bẫy người phát nổ

ta yên giấc chúng thì mất ngủ

cứ như là trò chơi trẻ con

 

nửa đêm

tiếng chim buồn buồn như mẹ chờ con đợi cửa

hai mươi năm bốn mươi năm và hơn nữa

tóc trắng mây trời

da chi chít đồi mồi

nhưng vẫn tin ngày trở về

như niềm vui ngày non sông thống nhất

như đá vàng khắc lên thời gian son sắt

tự nhiên tiếng chim dồn dập như ai đang hát

ta bật dậy đón bình minh

mới hay bên em

hạnh phúc vừa lót ổ.

 

 

Cá chép trên sông Thạch Hãn

 

Những chú cá chép trên sông Thạch Hãn

không vượt vũ môn

không nỡ hóa rồng

thương những người mẹ mỗi chiều về ngồi ngóng bên bậc cửa

những người cha tinh mơ dắt trâu ra đồng

họ một đời lao lực

mong ngày con trở về

 

Ôi những đứa con mặt còn búng sữa

hồn nhiên tinh nghịch

lanh lợi thông minh

trăm mơ ước hoài thai phải gác bút nghiên

đất nước cần người cầm súng

 

Lửa đạn réo đằng trong giặc bay bom đằng ngoài

mồ hôi chưa kịp ráo

mồ hôi hòa máu

hòa dòng sông đỏ rựng chân trời

 

Tôi đứa trẻ lớn lên

một nửa thời bình nửa kia thời chiến

thấy các anh trước giờ vào trận đánh

ngồi lau súng hát tình ca

bài tình ca xa xôi bên nước Nga

nghe như gió reo chim hót

mới hay trái tim không có chỗ cho hèn nhát

trái tim thành quầng lửa đốt cháy quân thù

 

Những chú cá chép trên sông Thạch Hãn

sống đời phóng sinh

dân chài lưới xem như bầu bạn

như cuộc đời sống chết hiển linh.

V.V.L

VÕ VĂN LUYẾN
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 363

Mới nhất

Mùa xuân và người lính đảo; Bên hàng mộ vô danh

23/12/2024 lúc 16:51

Mùa xuân và người lính đảo Mùa xuân này ta lại phải xa nhauHai nửa nhớ thương chia đôi nhiệm vụAnh vẫn biết nhiều đêm không

Trăng biên giới; Có một nơi xa nào

23/12/2024 lúc 16:54

Trăng biên giới Ánh trăng là ánh đènĐêm tuần tra biên giớiBước chân không biết mỏiTrăng làm bạn thân quen Trăng lên cao dốc đứngNhìn rõ những

Nắng trên thành cổ; Người lính hát

23/12/2024 lúc 16:56

Nắng trên thành cổ Một rêu phong trên tường thành muôn năm cũMột nguyện cầu dài trong chấp chới tiếng chuông xaMột thanh xuân giữa ầm

Tâm sự với anh; Hồn nhiên lính trẻ

23/12/2024 lúc 16:53

Tâm sự với anhGửi tặng vợ các liệt sĩ hy sinh ở Rào Trăng và Đoàn KTQP 337Con bây giờ đã khôn

Sông tôi; Bản tình ca Cửa Tùng

23/12/2024 lúc 16:32

Sông tôi Tuổi thơ tôi yêu sôngqua sách vởLàng tôi chỉ có cát với ruộng phènNhững con sông xa như huyền thoạiVẽ vào tôi chút hư

Quãng vắng quạnh quẽ

8 Giờ trước

Thêm áo quần đủ ấm, vợ lặng lẽ theo chồng ra chòi. Anh rắn rỏi, phong phanh, lảo đảo bước xuống chiếc xuồng. Đêm gần bờ sông trang gió, lạnh ùa tới quất từng cơn. Cái lạnh của miền Trung cứ ươn ướt, não nề.

Đồng cảm “Bốn mùa thương nhớ”

23/12/2024 lúc 17:07

Trong cuộc sống của con người thì sự ăn quan trọng vào bậc nhất. Cổ nhân có câu, dịch nghĩa ý rằng: Nước lấy dân làm trời, dân lấy ăn làm trời. Ăn không chỉ để sống, để tồn tại, để lao động, cống hiến mà còn là để khoái khẩu, để thưởng thức, suy ngẫm và trải nghiệm, đó là quan trọng như trải nghiệm ăn uống. Sự ăn không chỉ thỏa mãn đời sống vật dục tất yếu, bình thường và lành mạnh mà còn là văn hóa, hồn vía, là tâm tình, kỷ niệm, là da diết muôn vàn, đến nỗi một người Quảng Trị xa xứ như ký giả Nguyễn Linh Giang dường như cứ luôn mang mang tâm trạng hồi cố, hoài niệm theo Bốn mùa thương nhớ (tập tản văn, NXB Thanh Niên, 2024).

Ký ức chiến tranh trong truyện ngắn Văn Xương

23/12/2024 lúc 17:04

Văn Xương (tên thật Nguyễn Văn Bốn) không phải là một tác giả xuất hiện sớm và có thành tựu sáng tác nổi bật ở Việt Nam. Anh sinh năm 1959 và thuộc lớp những người cầm bút của thời kỳ đổi mới. Những truyện ngắn đầu tiên của anh được giới thiệu trên một số tạp chí, báo địa phương và trung ương khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã lùi xa.

Theo những bước quân hành

23/12/2024 lúc 17:00

Chủ đề người lính là một đề tài lớn, xuyên suốt trong dòng chảy văn học cách mạng Việt Nam và kéo dài đến hôm nay. Đó là một hiện thực khách quan bởi lịch sử đất nước gắn với trường kỳ kháng chiến; và khi xây dựng cuộc sống mới, thì người lính luôn là lực lượng xung kích đi đầu, đồng hành cùng nhân dân. Có thể hình dung sự vẻ vang ấy qua những tác phẩm trong tập sách Vang mãi khúc quân hành (Nhà xuất bản Thuận Hóa, 2024).

Tự hào người chiến sĩ Quảng Trị; Xuân và tình yêu người lính biển

23/12/2024 lúc 16:50

Tự hào người chiến sĩ Quảng Trị Khi lời Bác gọi, dậy khắp non sông“Dù đốt cháy cả dãy Trường Sơn…phải giành cho được độc lập”Lớp

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

28/12

25° - 27°

Mưa

29/12

24° - 26°

Mưa

30/12

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground