TCCV Online - Đầu tháng 8/2024, Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Quảng Trị đã tổ chức cho một số hội viên tham quan, thực tế các địa điểm ở phía Bắc gắn với lịch sử báo chí nước nhà. Chuyến đi trải nghiệm các địa chỉ đỏ vùng Việt Bắc, tham quan những di tích liên quan đến Báo chí. Đây cũng là dịp để các nhà báo đi thực tế vào đời sống lao động sản xuất của người dân. |
Xe chạy qua những cung đường Việt Bắc, mới chớm thu, cảnh sắc trước mắt chúng tôi như hòa điệu trong mấy câu hát: Đây núi cao, đây suối sâu, đây lá hoa reo ngàn xưa / Đường về ngập gió tha phương… Đấy là ca từ trong Đường về Việt Bắc, một ca khúc trữ tình cách mạng của Đoàn Chuẩn - Từ Linh sáng tác năm 1948, buổi đầu kháng Pháp. Những địa điểm mà đoàn chúng tôi tham quan lần này cũng gắn liền với sự nghiệp cách mạng dân tộc. | ||
|
Chiêm bái Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Di tích ATK Định Hóa (Thái Nguyên) | ||
Tại khu di tích quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa (Thái Nguyên) - nơi ở và hoạt động Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng và Chính Phủ trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Từ đây, những quyết sách lớn đến vận mệnh dân tộc đã ra đời. Chiêm bái Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau khi thỉnh chín hồi chuông trống, đoàn vào dâng tưởng nhớ lãnh tụ dân tộc. Đền thờ cũng là một công trình ý nghĩa có dấu ấn của đồng chí Nguyễn Phú Trọng (khi làm Bí thư Thành ủy Hà Nội), bởi năm 2004 - 2005, đây là món quà của thành phố Hà Nội tặng tỉnh Thái Nguyên với ý nghĩa "thủ đô tặng kinh đô kháng chiến". Cô gái hướng dẫn viên ở ATK Định Hóa thật tinh ý, khi dẫn chuyện bằng hai câu thơ tả cảnh thuộc vào dạng đẹp nhất trong bức tranh phong cảnh Việt Bắc năm 1945 của nhà thơ Tố Hữu: Ve kêu rừng phách đổ vàng / Nhớ cô em gái hái măng một mình. Cô cho biết hai câu ấy ra đời chính tại nơi đây, trên cung đường mà chúng tôi đang đi qua là đèo De - vùng tiếp giáp giữa xã Phú Đình (Định Hóa, Thái Nguyên) và xã Tân Trào (Sơn Dương, Tuyên Quang). |
Thăm đình làng và cây đa Tân Trào | ||
Qua trập trùng núi đồi uốn lượn của khu ATK, chúng tôi đến thăm cây đa và đình làng Tân Trào. Địa chỉ cách mạng này đã quá nổi tiếng với người dân cả nước, là nơi ra đời những quyết sách có tính bước ngoặt đến vận mệnh dân tộc. Nơi đây, vào ngày 17 và 18 tháng 8 năm 1945, Quốc dân đại hội thông qua chủ trương tổng khởi nghĩa giành chính quyền của Đảng và 10 chính sách lớn của Việt Minh, bầu ra Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam (Chính phủ lâm thời) do lãnh tụ Hồ Chí Minh làm chủ tịch. Có một chi tiết ấn tượng về sự linh thiêng của đình Tân Trào mà chúng tôi được nghe hướng dẫn viên kể. Ấy là những người con làng Tân Lập trước khi ra trận đều đến thắp hương ở đình Tân Trào để cầu mong bình an. Nhờ vậy, trên dưới 200 người làng Tân Lập đi chiến đấu thì đều trở về nguyên vẹn. Và đây là ngôi làng hiếm hoi ở nước ta không có liệt sĩ. |
Nằm trong khu vực ATK Định Hóa, còn có những địa chỉ lịch sử quan trọng của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Chúng tôi đến xóm Roòng Khoa, xã Điềm Mặc thăm địa điểm thành lập Hội Nhà báo Việt Nam. Tại đây, ngày 21/4/1950 đã diễn ra Đại hội thành lập Hội những người viết báo Việt Nam (nay là Hội Nhà báo Việt Nam). |
Thăm bia di tích tại địa điểm thành lập Hội Nhà báo Việt Nam | ||
Buổi chiều, đoàn đi qua hồ Núi Cốc thơ mộng - nơi gắn liền câu chuyện tình yêu của nàng Công chàng Cốc như một huyền thoại, là niềm cảm hứng cho thơ ca nhạc họa: Bồng bềnh bồng bềnh… Nắng lên xanh màu xanh huyền thoại, nghe câu chuyện xưa của đôi trai gái, tha thiết yêu nhau vẫn không thành duyên. Ngày tháng dài nhớ mong khôn cùng. Một người đi nươc mắt thành sông, một người chờ, chờ hoá núị… (Phó Đức Phương) |
Thăm và tác nghiệp tại khuôn viên Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng | ||
Ngay bên ven hồ Núi Cốc là di tích quốc gia Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. Cách đây 75 năm, vào ngày 4/4/1949, ngôi trường đặc biệt này đã được Bác Hồ sáng lập, là cơ sở đào tạo báo chí đầu tiên của báo chí cách mạng Việt Nam với lời căn dặn: "Lớp này là lớp học viết báo đầu tiên, tôi mong các chú và các cô, thi đua nhau học và hành cho xứng đáng là những người tiên phong trên mặt trận báo chí. Báo chí cũng phải thực hiện khẩu hiệu: Tất cả để chiến thắng!". Cũng chính Bác Hồ đã đặt tên cho ngôi trường theo tên cụ Huỳnh Thúc Kháng - người mà Bác rất ngưỡng mộ, kính quý. | ||
|
Khi chúng tôi đến, công trình tu bổ, tôn tạo ngôi trường lịch sử đang được gấp rút hoàn thiện để kịp khánh thành chỉ trong ít hôm nữa theo dự kiến (ngày 9/8/2024). Công trình tôn tạo lần này trên diện tích 859 m2 gồm các hạng mục: Nhà sàn rộng mô phỏng nhà sàn của Tổng bộ Việt Minh, đây cũng là nơi trưng bày về báo chí Chiến khu Việt Bắc 1946 - 1954; Nhà trưng bày - bảo tàng thu nhỏ Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng được thiết kế dưới hình thức căn nhà cấp 4 trên đồi cao. Ngoài ra còn có bức phù điêu 48 chân dung các thành viên ban giám hiệu, giảng viên và học viên của trường.
Tạm biệt hai địa chỉ đỏ ở Thái Nguyên đánh dấu buổi đầu quan trọng của nền báo chí nước ta, ngày hôm sau chúng tôi về Hà Nội và không thể bỏ qua Bảo tàng báo chí, ngay trong trụ sở của Hội Nhà báo Việt Nam. Nằm giữa thủ đô, nên quy mô của bảo tàng khá khiêm tốn, nhưng bước vào trong mới thấy sự đồ sộ của các hiện vật được trưng bày. Đó là bản gốc của những tờ báo bằng chữ quốc ngữ đầu tiên; những dụng cụ, phương tiện làm báo còn thô sơ ban đầu; những tờ báo ra đời trong nhà tù thực dân… Đặc biệt, bảo tàng dành một không gian đáng kể để trưng bày chiếc loa "khủng" công suất 500w đã đặt tại bờ bắc sông Bến Hải - vĩ tuyến 17 (Quảng Trị). Chiếc loa từng là phương tiện phát chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam, giúp nối liền thông tin, kết nối tình đồng bào giữa đôi bờ giới tuyến Bắc - Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thật tự hào với chúng tôi, những người làm báo Quảng Trị khi nhìn thấy chiếc loa từ quê hương mình đã được nằm trang trọng trong bảo tàng. |
Chiếc loa từ Vĩ tuyến 17 Quảng Trị được đưa về đặt trang trọng trong Bảo tàng Báo chí Việt Nam
| ||
Bữa cơm trưa hôm đó, nhà báo Mai Chí Vũ ở văn phòng Hội Nhà báo Việt Nam còn kể thêm về chuyến đi vào Quảng Trị để "rước" chiếc loa to đùng này về bảo tàng. Ấy là khi sắp vận chuyển chiếc loa đi thì chiếc xe không hiểu sao tắt máy đến hai lần, dù xe còn rất mới. Lát sau phải thắp hương khấn vái thì xe chạy ngon lành. Chuyện ứng nghiệm này thật khó giải thích, nó cũng như nhiều chuyện linh thiêng đâu đó trên vùng đất Quảng Trị mà nhiều người đã biết. | ||
|
Chuyến "về nguồn" lần này cũng là một cơ hội để những người làm báo Quảng Trị được thực tế đời sống các vùng miền phía Bắc. Tại Thái Nguyên, chúng tôi vào thăm Hợp tác xã chè Hảo Đạt. Một khối đá to tướng án ngữ ngay bên đường với dòng chữ "Địa điểm đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hái chè". Mới năm ngoái thôi, vào tháng 1/2024, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã thăm nơi đây và hái một đọt chè nhai thử để cảm nhận hương vị chè Thái Nguyên. Có được điều đó là vì cơ sở này đảm bảo các tiêu chuẩn của nông sản VietGAP, được chứng nhận sản phẩm OCOP 5 sao. |
Về Hải Phòng, đoàn được dẫn đi thăm khu du lịch Đồi Rồng - Dragon Ocean Đồ Sơn. Với diện tích 480 ha, đây là "khu đô thị biển" lớn nhất miền Bắc, khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, biệt thự, khách sạn cao cấp lớn nhất Hải Phòng. Được nghe câu chuyện từ chính nhà đầu tư kể về quá trình hơn mười năm "lấp biển" để tạo dựng nên đô thị, chúng tôi càng cảm phục ý tưởng độc đáo. | ||
|
Thăm khu khu lịch Dragon Ocean Đồ Sơn và tặng quà cho Hội Nhà báo Hải Phòng
| ||
Trong buổi chiều ngắn ngủi ở Thái Bình, đoàn chiêm bái chùa Keo - ngôi cổ tự với công trình kiến trúc nghệ thuật hoàn mỹ từ thời vua Lý Thánh Tông còn lưu giữ, bảo tồn; thăm làng nghề thêu truyền thống Minh Lãng (huyện Vũ Thư)… |
Thăm chùa Keo và làng nghề thêu truyền thống ở Thái Bình | ||
Trên hành trình "về nguồn", đoàn đã được được Văn phòng Hội Nhà báo Việt Nam; Hội Nhà báo các tỉnh Thái Nguyên, Hải Phòng, Thái Bình; đồng nghiệp các tỉnh bạn tiếp đón, chia sẻ về những hoạt động nghề nghiệp bổ ích. Chuyến đi để lại ấn tượng sâu sắc với những thành viên trong đoàn làm báo ở Quảng Trị. Đây là hoạt động về nguồn ý nghĩa, nằm trong chuỗi sự kiện hướng đến kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025). |
• Thực hiện: NGUYÊN QUÝ |
23/12/2024 lúc 17:07
Trong cuộc sống của con người thì sự ăn quan trọng vào bậc nhất. Cổ nhân có câu, dịch nghĩa ý rằng: Nước lấy dân làm trời, dân lấy ăn làm trời. Ăn không chỉ để sống, để tồn tại, để lao động, cống hiến mà còn là để khoái khẩu, để thưởng thức, suy ngẫm và trải nghiệm, đó là quan trọng như trải nghiệm ăn uống. Sự ăn không chỉ thỏa mãn đời sống vật dục tất yếu, bình thường và lành mạnh mà còn là văn hóa, hồn vía, là tâm tình, kỷ niệm, là da diết muôn vàn, đến nỗi một người Quảng Trị xa xứ như ký giả Nguyễn Linh Giang dường như cứ luôn mang mang tâm trạng hồi cố, hoài niệm theo Bốn mùa thương nhớ (tập tản văn, NXB Thanh Niên, 2024).
23/12/2024 lúc 17:04
Văn Xương (tên thật Nguyễn Văn Bốn) không phải là một tác giả xuất hiện sớm và có thành tựu sáng tác nổi bật ở Việt Nam. Anh sinh năm 1959 và thuộc lớp những người cầm bút của thời kỳ đổi mới. Những truyện ngắn đầu tiên của anh được giới thiệu trên một số tạp chí, báo địa phương và trung ương khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã lùi xa.
23/12/2024 lúc 17:00
Chủ đề người lính là một đề tài lớn, xuyên suốt trong dòng chảy văn học cách mạng Việt Nam và kéo dài đến hôm nay. Đó là một hiện thực khách quan bởi lịch sử đất nước gắn với trường kỳ kháng chiến; và khi xây dựng cuộc sống mới, thì người lính luôn là lực lượng xung kích đi đầu, đồng hành cùng nhân dân. Có thể hình dung sự vẻ vang ấy qua những tác phẩm trong tập sách Vang mãi khúc quân hành (Nhà xuất bản Thuận Hóa, 2024).
23/12/2024 lúc 16:56
Nắng trên thành cổ Một rêu phong trên tường thành muôn năm cũMột nguyện cầu dài trong chấp chới tiếng chuông xaMột thanh xuân giữa ầm
23/12/2024 lúc 16:54
Trăng biên giới Ánh trăng là ánh đènĐêm tuần tra biên giớiBước chân không biết mỏiTrăng làm bạn thân quen Trăng lên cao dốc đứngNhìn rõ những
Hiện tại
26°
Mưa
27/12
25° - 27°
Mưa
28/12
24° - 26°
Mưa
29/12
23° - 26°
Mưa