Chủ trì hội thảo có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng ban Chỉ đạo hội thảo; Lê Quang Tùng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị, đồng Trưởng ban Chỉ đạo hội thảo; Thượng tướng Trần Quang Phương, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; Trung tướng Nguyễn Doãn Anh, Tư lệnh Quân khu 4. Chủ trì hội thảo còn có Thiếu tướng Nguyễn Hoàng Nhiên, Viện trưởng Viện lịch sử Quân sự Việt Nam.
Cùng tham dự có các đồng chí: Thượng tướng Phạm Thanh Ngân, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; Trung tướng Phùng Sĩ Tấn, Phó tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam; cùng các đại biểu là lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, lãnh đạo, chỉ huy các: Quân khu, Quân đoàn, Tổng cục, quân, binh chủng; Học viện, trường sĩ quan trong Quân đội; các nhà khoa học trong và ngoài quân đội....
Đoàn Chủ tịch chủ trì Hội thảo.
Đặc biệt có sự tham gia của các nhân chứng lịch sử: Trung tướng Khuất Duy Tiến, nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 64 trong Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào, nguyên Tư lệnh Quân đoàn 3, nguyên Cục trưởng cục Quân lực, nguyên Hiệu trưởng Trường Sĩ quan Lục quân 1; Trung tướng Phạm Xuân Thệ, nguyên Đại đội trưởng Đại đội 10, Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 66, Sư đoàn 304 trong Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào, nguyên Tư lệnh Quân đoàn 2, nguyên Tư lệnh Quân khu 1; đồng chí Nguyễn Minh Kỳ, nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị….
Hơn 80 tham luận của lãnh đạo Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị, Bộ Tổng tham mưu... và các bài viết của nhân chứng lịch sử đã trực tiếp chiến đấu và chỉ huy chiến đấu trong Chiến dịch Đường 9 – Nam Lào 1971 gửi tới hội thảo. Các tham luận đã đề cập đến nhiều khía cạnh, tập trung làm rõ bối cảnh tình hình quốc tế, khu vực và trong nước cuối năm 1970 và đầu năm 1971; phân tích âm mưu, thủ đoạn của Mỹ và chính quyền ngụy Sài Gòn, Nguỵ quân trong thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”; mục đích, biện pháp của Mỹ và chính quyền ngụy Sài Gòn, Nguỵ quân trong kế hoạch hành quân “Lam Sơn 719"; nỗ lực ứng phó của chúng trước đòn phản công Đường 9 - Nam Lào của Quân đội ta. Bên cạnh đó, hội thảo cũng nhằm khẳng định tầm nhìn chiến lược, chủ trương đúng đắn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) trước tình hình Mỹ và chính quyền ngụy, Nguỵ quân thay đổi chiến lược từ “phi Mỹ hóa chiến tranh Việt Nam” sang chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”...
Bí thư Tỉnh ủy Lê Quang Tùng phát biểu tại Hội thảo.
Chiến thắng này đã đánh dấu bước phát triển về nghệ thuật chiến dịch trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; đặc biệt Chiến thắng Đường 9 – Nam Lào biểu hiện sinh động liên minh đoàn kết chiến đấu giữa quân đội và nhân dân hai nước Việt Nam – Lào. Kết quả Chiến thắng Đường 9 - Nam Lào đối với sự tiến triển của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở Việt Nam, Lào và Campuchia; ý nghĩa, giá trị lịch sử và hiện thực của Chiến thắng Đường 9 - Nam Lào đối với công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và đoàn kết quốc tế hiện nay.
Phát biểu tại Hội thảo, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương – Thứ trưởng Bộ Quốc phòng – Trưởng ban Chỉ đạo Hội thảo nhấn mạnh, việc tổ chức hội thảo là một trong những hoạt động có ý nghĩa thiết thực kỷ niệm 50 năm ngày chiến thắng chiến dịch Đường 9 – Nam Lào 1971. Đây là dịp để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta ôn lại truyền thống đấu tranh anh hùng, bất khuất của dân tộc, góp phần hun đúc tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường cho thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay và hội sau. Kết quả của hội thảo sẽ góp phần vào thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.
Bí thư Tỉnh ủy Lê Quang Tùng nhấn mạnh, địa phương rất vui mừng, trân trọng sáng kiến của Bộ Quốc phòng trong việc phối hợp với Tỉnh ủy Quảng Trị tổ chức hội thảo khoa học nhằm đánh giá, khẳng định tầm vóc to lớn, giá trị lịch sử và hiện thực của Chiến thắng Đường 9 - Nam Lào với sự nghiệp giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới. Hội thảo cũng là dịp bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với đồng bào, cán bộ, chiến sĩ cả nước, với quân và dân Lào anh em nói chung, quân và dân hai tỉnh Quảng Trị và Savannakhẹt nói riêng, đã không quản ngại gian khổ, hy sinh xương máu vì sự trường tồn của hai dân tộc, vì mối quan hệ đặc biệt hai nước Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam.
Gặp gỡ các nhân chứng lịch sử tham gia Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào.
Chiến thắng Đường 9 Nam - Lào, biểu hiện sinh động về phát huy sức mạnh của dân tộc Việt Nam, tình đoàn kết chiến đấu đặc biệt của quân đội và nhân dân hai nước Việt Nam - Lào, góp phần quan trọng vào thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Từ Chiến thắng Đường 9 - Nam Lào 50 năm trước, giúp chúng ta đúc rút những bài học lịch sử và kinh nghiệm có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc về sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh; về phát huy sức mạnh của cả nước để làm nên chiến thắng; bước phát triển về khoa học nghệ thuật quân sự Việt Nam...
Quang cảnh Hội thảo.
*Trong khuôn khổ Hội thảo khoa học cấp Bộ Quốc phòng: Chiến thắng Đường 9 – Nam Lào 1971 giá trị lịch sử và hiện thực, vào ngày 18/3/2021, Đoàn Ban chỉ đạo hội thảo đã đến viếng, dâng hương, đặt vòng hoa tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Đường 9.
Ban Chỉ đạo hội thảo đã đến thăm, trao quà tặng 10 gia đình có thân nhân từng tham gia chiến đấu trên mặt trận Đường 9 - Nam Lào.
Đoàn Ban chỉ đạo hội thảo đã đến viếng, dâng hương, đặt vòng hoa tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Đường 9.
Tại đây, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng ban Chỉ đạo hội thảo - đã thăm hỏi, động viên, ôn lại những ký ức hào hùng của trận đánh Đường 9 - Nam Lào; đồng thời gửi lời tri ân sâu sắc đến sự hi sinh của các thế hệ cha ông đi trước đã không tiếc xương máu và tuổi xuân của mình để bảo vệ quê hương đất nước./.
Tin, ảnh: M.T