Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 12/11/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Nghiên cứu phát huy giá trị di tích Chúa Nguyễn trên đất Triệu Phong

TCCV Online - Ngày 22/11/2023, Sở Khoa học và công nghệ; Sở Văn hóa, thể thao và du lịch; UBND huyện Triệu Phong đã phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học “Hệ thống di tích Chúa Nguyễn tại huyện Triệu Phong - Những giá trị lịch sử, văn hoá và định hướng bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di sản”.

Hội thảo khoa học có sự tham gia của các cơ quan, đơn vị và nhiều nhà nghiên cứu trong nước

Hội thảo khoa học có sự tham gia của các cơ quan, đơn vị và nhiều nhà nghiên cứu trong nước

Hội thảo khoa học nằm trong các hoạt động kỷ niệm 465 năm Đoan quận công Nguyễn Hoàng dựng nghiệp trên đất Triệu Phong (1558 - 2023) và tưởng niệm 410 năm ngày mất của chúa Tiên Nguyễn Hoàng (20/7/1613 - 20/7/2023). Ban tổ chức hội thảo đã nhận được nhiều tham luận và ý kiến tham gia của các nhà sử học, các chuyên gia chuyên ngành và các nhà quản lý ở khắp mọi miền đất nước. Tất cả các tham luận đều tập trung nghiên cứu, khái quát lại sự nghiệp mở mang bờ cõi của chúa Tiên Nguyễn Hoàng.

Tháng Mười năm Mậu Ngọ (1558) Nguyễn Hoàng được vua Lê Anh Tông cử vào trấn thủ xứ Thuận Hóa. Từ đây, ông bắt đầu đứng chân trên vùng đất Ái Tử - Trà Bát thuộc huyện Vũ Xương, châu Thuận (nay là xã Triệu Ái và Triệu Giang, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị). Trong thời gian 68 năm từ năm 1558 đến năm 1626, sử chép rằng chúa Nguyễn Hoàng đã có 3 lần dựng đặt thủ phủ/dinh phủ/dinh trấn của mình tại 3 địa điểm trên đất Ái Tử - Trà Bát: Ái Tử (1558 - 1570) Trà Bát (1570 - 1600) và Dinh Cát (1600 - 1626). Những sự kiện trong giai đoạn lịch sử này đã đánh một dấu mốc hết sức quan trọng trong quá trình Nam tiến và khai phá xứ Đàng Trong của người Việt. Nguyễn Hoàng và các thế hệ chúa Nguyễn tiếp nối, đã hoàn thành công cuộc khai phá, mở mang bờ cõi, hình thành nên một nước Việt Nam rộng lớn, bao gồm cả đất liền, hải đảo; kể cả hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, một Việt Nam hoàn chỉnh như ngày hôm nay.

Giám đốc các sở Khoa học và công nghệ; Văn hóa, thể thao và du lịch; và Chủ tịch UBND huyện Triệu Phong đồng chủ trì hội thảo

Giám đốc các sở Khoa học và công nghệ; Văn hóa, thể thao và du lịch; và Chủ tịch UBND huyện Triệu Phong đồng chủ trì hội thảo

Tuy nhiên, trải qua một thời gian dài của lịch sử với gần năm trăm năm trên một vùng đất vốn chịu nhiều biến động, thiên di bởi các cuộc chiến tranh binh lửa, huỷ diệt, tàn khốc, cộng với sự khắc nghiệt của thời tiết, thiên tai, hạn hán, bão lụt... đã xoá nhòa những dấu tích, những di sản văn hoá một thời từng là thủ phủ, là “kinh đô” của một triều đại vốn đã có nhiều đóng góp quan trọng trong tiến trình lịch sử dân tộc trên mảnh đất này. Vì thế, những vấn đề cốt lõi về thực chất của mục đích, ý đồ các lần di dời thủ phủ/dinh phủ/dinh trấn trên một địa thế chưa đầy 2 cây số vuông thuộc vùng cát Ái Tử - Trà Bát vẫn còn là những ẩn số chưa có lời đáp thỏa đáng. Vị trí, diện mạo, quy mô, vị thế, vai trò của ba dinh trấn Ái Tử, Trà Bát và Dinh Cát trên thực tế không chỉ là những doanh trại/đồn binh, trung tâm đầu não của bộ máy cai quản của nhà chúa mà còn là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, xã hội sôi động một thời vẫn chưa được làm sáng tỏ.

PSG.TS Đỗ Bang, Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam trình bày tham luận tại hội thảo

PSG.TS Đỗ Bang, Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam trình bày tham luận tại hội thảo

Nhiều năm qua, di sản văn hóa, lịch sử thời chúa Nguyễn trên vùng đất của huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị ngày càng bị hủy hoại và xóa dấu vết. Các địa điểm dinh phủ của lỵ sở dinh chúa Nguyễn tuy đã được công nhận là di tích cấp tỉnh (Quyết định 107/QĐ-UB ngày 12/7/1996 của UBND tỉnh Quảng Trị) nhưng do chưa xác định cụ thể địa điểm và chưa có khoanh vùng bảo vệ đất đai nên chịu nhiều tác động từ nhu cầu dân sinh và xây dựng cơ sở hạ tầng (nhất là việc chôn cất mồ mả) đã làm thay đổi, biến dạng hiện trạng của các yếu tố gốc. Những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học của các di tích thời chúa Nguyễn trên vùng đất huyện Triệu Phong chưa được nhìn nhận và đánh giá tương xứng với vai trò của chúa Nguyễn trong lịch sử. 

Việc nghiên cứu Hệ thống di tích chúa Nguyễn tại huyện Triệu Phong - Nhữnggiá trị lịch sử, văn hoá và định hướng bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di sản không chỉ làm cơ sở cho việc lập hồ sơ khoa học và pháp lý công nhận di tích này mang tầm Quốc gia mà còn để phục vụ cho việc quy hoạch, đầu tư, tôn tạo di tích nhằm bảo tồn, sử dụng và khai thác tiềm năng di tích vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Quảng Trị và cả nước là vấn đề hết sức cấp thiết.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hoàng Nam phát biểu tại hội thảo

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hoàng Nam phát biểu tại hội thảo

Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam đánh giá cao việc tổ chức hội thảo khoa học ý nghĩa này để tranh thủ sự tham gia tư vấn, đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu phục vụ công tác lập Đồ án quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích lịch sử quốc gia “Các địa điểm liên quan đến dinh chúa Nguyễn” tại huyện Triệu Phong để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và công bố vào dịp kỷ niệm 465 năm Đoan quận công Nguyễn Hoàng dựng nghiệp trên đất Triệu Phong. Đề nghị UBND huyện Triệu Phong tiếp thu, tổng hợp các ý kiến tham gia tại hội thảo, xem xét bổ sung vào Đồ án quy hoạch, đảm bảo chất lượng, có tính thực tiễn cao, phù hợp với tình hình của địa phương để sớm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Xây dựng lộ trình đầu tư bảo quản, tu bổ, phục hồi các di tích chúa Nguyễn, trong đó trước mắt phải tiến hành khoanh vùng bảo vệ, cắm mốc chỉ giới, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất di tích. Ưu tiên huy động các nguồn lực xã hội hoá và nguồn ngân sách để đầu tư một số công trình như: Đền thờ Nguyễn Hoàng để tôn vinh, tri ân, tưởng niệm, hướng đến kỷ niệm 500 năm ngày sinh của chúa Tiên Nguyễn Hoàng vào năm 2025.

Bế mạc hội thảo, Chủ tịch UBND huyện Triệu Phong Phan Văn Linh cho biết sẽ tiếp thu, tổng hợp các ý kiến tham gia tại hội thảo, bổ sung vào Đồ án quy hoạch cụm di tích chúa Nguyễn để có được đầy đủ hơn ý nghĩa về mặt lịch sử văn hóa, đảm bảo chất lượng, mang tính thực tiễn cao.

Bế mạc hội thảo, Chủ tịch UBND huyện Triệu Phong Phan Văn Linh cho biết sẽ tiếp thu, tổng hợp các ý kiến tham gia tại hội thảo, bổ sung vào Đồ án quy hoạch cụm di tích chúa Nguyễn để có được đầy đủ hơn ý nghĩa về mặt lịch sử văn hóa, đảm bảo chất lượng, mang tính thực tiễn cao.

Với ý thức trách nhiệm về một di sản văn hóa, lịch sử quan trọng trên địa bàn tỉnh, các bài tham luận và ý kiến thảo luận tại hội thảo khoa học đã tập trung xác định các địa điểm dinh trấn và hệ thống di tích liên quan đến dinh chúa Nguyễn (1558 - 1626) tại huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị và những giải pháp định hướng, nhằm triển khai công tác bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di sản; tôn vinh, tri ân công lao to lớn của Chúa Tiên Nguyễn Hoàng trong quá trình dựng nghiệp và mở cõi xứ Đàng Trong.

H.C.D

Mới nhất

Huyện Cam Lộ tiếp nhận các kỷ vật của vua Hàm Nghi và ra mắt sách “Hàm Nghi - Hoàng đế lưu vong, nghệ sĩ ở Alger”

07/11/2024 lúc 09:14

TCCVO - Ngày 7/11/2024, tại Khu di tích quốc gia Thành Tân Sở (thôn Mai Đàn, xã Cam Chính, huyện Cam Lộ, tỉnh

Kết nối văn hóa, củng cố tình hữu nghị qua giao ban kết nghĩa cụm dân cư biên giới Việt Nam - Lào

09/11/2024 lúc 10:34

TCCVO - Chiều ngày 09/11, tại Nhà sinh hoạt cộng đồng khóm Ka Tăng và khóm Ka Túp (thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị), hai cặp bản là khóm Ka Tăng (Lao Bảo, Hướng Hóa, Quảng Trị) và Bản Đen Sa Vẵn (huyện Sê Pôn, tỉnh Savannakhet, Lào); khóm Ka Túp (Lao Bảo, Hướng Hóa, Quảng Trị) và Bản Ka Túp 2 (huyện Sê Pôn, Savannakhet, Lào) đã tổ chức buổi giao ban kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới quý IV năm 2024. Đây là dịp tái khẳng định sự đoàn kết, bền chặt của các cộng đồng sinh sống nơi đường biên, trong tinh thần hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau.

Tạp chí Cửa Việt khảo sát nhu cầu bạn đọc

15/10/2024 lúc 05:47

Để đáp ứng nhu cầu bạn đọc, tiến tới cải tiến, đổi mới về hình thức và nội dung tờ tạp chí (bản in và trang thông tin điện tử tổng hợp), Ban Biên tập Tạp chí Cửa Việt xin ý kiến của bạn đọc về một số vấn đề để xây dựng ấn phẩm chất lượng, phục vụ bạn đọc tốt hơn.

Bích La Đông: đất và người

5 Giờ trước

Bích La Đông là một trong những làng nổi tiếng của Quảng Trị, có bề dày văn hóa và lịch sử, là vùng đất địa linh nhân kiệt vì đã sản sinh ra nhiều nhân tài cho quê hương đất nước. Theo Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn, làng Bích La có nguồn gốc sơ khai tên là Hoa La, thuộc huyện Hải Lăng (gồm 49 xã trong đó có xã Hoa La), phủ Triệu Phong(1).

07/11/2024 lúc 03:04

Tạp chí Cửa Việt tập huấn về chuyển đổi số, kỹ năng an toàn thông tin

06/11/2024 lúc 09:28

TCCVO - Ngày 6/10/2024, Tạp chí Cửa Việt phối hợp với Hội Văn học Nghệ thuật, Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị tổ chức tập huấn nâng cao trình độ và kỹ năng chuyển đổi số, nâng cao ý thức bảo mật hệ thống thông tin nội bộ và sử dụng các nền tảng mạng xã hội cho đội ngũ cán bộ, viên chức Hội VHNT và Tạp chí Cửa Việt.

Tuyên truyền pháp luật và phòng chống ma túy cho học sinh tại Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo

06/11/2024 lúc 02:19

TCCVO - Ngày 4/11/2024, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế (CKQT) Lao Bảo đã phối hợp cùng Trường Tiểu học số 2 Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, tổ chức buổi tuyên truyền pháp luật và phòng chống ma túy cho hơn 500 cán bộ, giáo viên, và học sinh. Hoạt động này nằm trong chuỗi sự kiện hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam, nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng phòng ngừa ma túy cho các thế hệ trẻ.

Triệu Phong chung sức xây dựng nông thôn mới

05/11/2024 lúc 13:00

Xây dựng nông thôn mới là nâng cao năng lực cộng đồng, tạo ra không gian cộng đồng rộng mở, hình thành mạng liên kết giữa các cộng đồng, hướng đến xây dựng cấu trúc kinh tế - xã hội bền vững, xây dựng nông thôn hài hòa, giàu bản sắc.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

13/11

25° - 27°

Mưa

14/11

24° - 26°

Mưa

15/11

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground