Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 05/02/2025 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Nhớ trò chơi dân gian đi cầu ngô

Lễ hội là hiện tượng văn hóa tâm linh, là nơi giao hòa giữa thiêng và tục, giữa đạo và đời, giữa thần thánh và con người, cũng là nơi giáo dục tính tập thể, ý thức cộng đồng cho người dân trong quá trình tham gia lễ hội. Và tham gia lễ hội là nhu cầu tinh thần của con người, là dịp con người tìm về cội nguồn, dòng tộc, hướng về kỳ tích của các anh hùng lập quốc, ôn lại những chiến công lịch sử của cha ông trong quá trình dựng nước và giữ nước. Lễ hội thường gắn bó mật thiết với đời sống người dân ở làng xã và trở thành một thành tố không thể thiếu vắng trong cộng đồng dân cư. Xuất phát ban đầu là lễ, dần dà các cộng đồng dân cư gia tăng thêm phần hội; do phần lớn các lễ hội thường gắn các sự kiện lịch sử nên các trò vui chơi thường mang nhiều tính chất thượng võ của dân tộc như thi kéo co, đấu vật, chạy thi, đua thuyền, ném lao...

Hòa chung trong dòng chảy lễ hội và trò chơi dân vào dịp tết đến xuân về, ở làng Nghĩa An, phường Đông Thanh, thành phố Đông Hà, nhiều năm trước đây trong lễ hội tế lễ cầu mùa đã khôi phục trò chơi dân gian Đi cầu ngô.

Trò chơi dân gian đi cầu ngô được tổ chức hàng năm vào lễ tiết Xuân - Thu, trong dịp hội làng. Sau khi tổ chức tế lễ cúng cầu an và lễ cầu mùa tại đình làng, thì trò chơi sẽ diễn ra ở khoảng đất trống trước bãi bồi trồng ngô xanh mướt trên bờ sông Hiếu trước đình làng.

Trò chơi dân gian “Đi cầu ngô” làng Nghĩa An, phường Đông Thanh, thành phố Đông Hà - Ảnh sưu tầm

Trò chơi dân gian “Đi cầu ngô” làng Nghĩa An, phường Đông Thanh, thành phố Đông Hà - Ảnh sưu tầm

Cầu ngô được làm bằng thân cây cau già chừ 5, 6 mét. Một đầu cầu được cố định vào bờ đất, phần còn lại vươn ra giữa sông và ở mút cầu cắm 1 lá cờ để người chơi khi chạm tay vào lá cờ thì sẽ chiến thắng trong cuộc chơi. Trò chơi dân gian đi cầu ngô (đã từng tồn tại hơn 700 năm) được phục dựng lại vào dịp Tết Nguyên đán, có năm làng thiết kế 2 cầu bắc song song nhau cho 2 người chơi 1 nam 1 nữ dắt tay nhau đi trên trên cầu. Tham gia thi thường là nam thanh nữ tú được tuyển chọn đại diện cho các thôn, xóm trong làng. Khi các bô lão làng khởi trống, các người dự thi bắt đầu xuất phát. Người chơi đi từ bờ đất men theo thân cầu đến tận nơi có cắm lá cờ, nắm được cờ quay lại bờ mà không rơi xuống sông thì coi như thắng cuộc. Giải thưởng cho mỗi lần thi trước đây thường là con vịt cho hoặc 2 con cho mỗi cặp đôi dự thi. Nhưng hiện nay giải thưởng được trao bằng tiền để người chơi mang về liên hoan với gia đình, xóm làng… Theo quan niệm, khi trò chơi kết thúc theo qui định của làng mà làng, xóm có nhiều người thắng cuộc thì năm đó gặp nhiều may mắn và mùa màng bội thu...

 Trò chơi đi cầu ngô đòi hỏi người chơi phải có năng khiếu khéo léo, nhanh nhẹn, nếu không thì rất khó thắng. Bởi, do thân cầu nhỏ, người chơi càng đi ra xa phía mũi cầu thì độ rung lên càng lớn làm người chơi không giữ được thăng bằng và sẽ rơi xuống sông. Khi người chơi rơi xuống sông là cổ động viên vừa cổ vũ vừa hò reo vui sướng khi đối thủ khác không hoàn thành cuộc chơi, tiếng la hò rộn ràng vang cả khúc sông làm cho không khí hội vui xuân càng thêm rộng ràng, phấn khích.

Hiện nay trò chơi đi cầu ngô không được làng Nghĩa An, phường Đông Thanh, thành phố Đông Hà đã ít được tổ chức hàng năm, tuy nhiên để khôi phục nét đẹp văn hóa truyền thống này gần đây phường Đông Thanh đã cho tổ chức vào dịp Tết Nguyên đán và khôi phục lại một số trò chơi truyền thống, trong đó có trò chơi đi cầu tre trong chương trình hội thi "làng vui chơi làng ca hát". Đây là loại hình trò chơi có cách thức tổ chức tương tự như đi cầu ngô, nhưng lại tổ chức trên sân khấu nên không hấp dẫn bằng.

Trò chơi dân gian đi cầu ngô và các trò chơi dân gian là hình thức sinh hoạt văn hoá tốt đẹp cần được lưu truyền trong dân gian và cần được khôi phục, hồi sinh trong các lễ hội truyền thống mỗi cộng đồng dân cư gắn với phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa trong chiến lược phát triển xây dựng đô thị văn minh Đông Hà hiện nay. Tuy nhiên xu thế hiện nay môi trường tồn tại của lễ hội ngày càng có nhiều thay đổi, hệ thống tín ngưỡng, tâm linh và các giá trị văn hoá truyền thống đang có những biến động, thậm chí đứng trước nguy cơ ngày càng mai một. Vì vậy, khôi phục lễ hội dân gian truyền thống là việc làm cần thiết, để hồi sinh các lễ hội dân gian truyền thống nhằm phát triển du lịch trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của thành phố.

Hiện nay nhiều địa phương trên cả nước đang tích cực triển khai việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các cộng đồng, dân cư làng xã, các dân tôc thiểu số gắn với phát triển du lịch… Tuy nhiên, việc phục dựng và tổ chức các lễ hội phải được thực hiện theo nguyên tắc bảo tồn có chọn lọc những phong tục, tập quán tốt đẹp của từng cộng đồng dân cư theo hướng lành mạnh, tiến bộ và tiết kiệm, không xảy ra những biến tướng, lệch lạc trong các lễ hội. Mở rộng chính sách, chế độ đãi ngộ với những người có công truyền dạy, phổ biến di sản văn hóa phi vật thể nhằm tạo môi trường và động lực để các nghệ nhân dân gian tiếp tục truyền bá, giữ gìn những giá trị văn hóa phi vật thể tới cộng đồng và xã hội ở Quảng Trị nói chung và thành phố Đông Hà nói riêng. Trong đó, định hướng xây dựng thành phố Đông Hà mang đậm nét mô hình “thành phố bên sông”, lấy sông Hiếu làm trục trung tâm, phát triển đô thị theo hướng mở rộng về phía bắc và đông bắc; triển khai “Xây dựng văn minh đô thị” hướng đến mục tiêu xây dựng thành phố “giàu đẹp văn minh, thân thiện nghĩa tình”. Một giai đoạn mới đang mở ra với thành phố Đông Hà - Giai đoạn phát triển theo hướng đô thị hiện đại thông minh. Xây dựng văn minh kết hợp với giữ gìn bản sắc riêng của thành phố trẻ, khẳng định vai trò là trung tâm về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của tỉnh, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh, khu vực và cả nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Đông Hà ngày càng mạnh mẽ trên tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây.

LÊ CỬU LONG

Mới nhất

Thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Quảng Trị

04/02/2025 lúc 08:35

Sáng ngày 3/2, Tỉnh ủy Quảng Trị tổ chức hội nghị công bố quyết định thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy.

Ngày xuân về Gio Mỹ xem lễ hội cướp cù

01/02/2025 lúc 17:50

TCCVO - Ngày 1/2/2025 (mồng 4 Tết), tại làng An Mỹ, xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh (Quảng Trị) đã diễn ra lễ

Quảng Trị triển khai nhiệm vụ công tác báo chí năm 2025

20/01/2025 lúc 11:19

TCCVO - Sáng 20/1/2025, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Trị chủ trì, phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà

Chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025

29/01/2025 lúc 11:01

TCCVO - Tối ngày 28/01/2025 (29 tháng Chạp), tại Quảng trường Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Quảng Trị, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Khát vọng vươn mình”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam cùng đông đảo người dân địa phương đến dự.

Ban Chính sách với sứ mệnh kết nối thiêng liêng (Kỳ 2)

01/02/2025 lúc 11:01

Ban Chính sách, Phòng Chính Trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Quảng Trị được giao nhiều nhiệm vụ quan trọng, không chỉ hỗ trợ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ mà còn thực hiện các chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng...

Thượng Lập - nơi ươm mầm cách mạng

28/01/2025 lúc 23:18

Quê ngoại - làng Hàm Hòa, xã Vĩnh Long là nơi tôi gắn bó từ tấm bé cho đến

Nước non ngàn dặm

28/01/2025 lúc 23:14

Đầu năm 1973. Sau mấy lần lặn lội quanh miệt Đường 9, Đông Hà, Hướng Hóa, Triệu Phong..., sáng

Kỷ nguyên mới từ xuân này

28/01/2025 lúc 23:09

Trước ngày 22 tháng 12 năm 2024, tôi và mấy phóng viên Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Trị

Mùa xuân chân phương

28/01/2025 lúc 23:04

“Chân phương” là từ hay dùng của ba tôi. Với ba, mọi thứ nên chân phương. Tết đến xuân về,

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

06/02

25° - 27°

Mưa

07/02

24° - 26°

Mưa

08/02

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground