Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 27/12/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

TCCV online - Trong khuôn khổ lễ hội Vì hòa bình năm 2024, triển lãm tranh "Hồi sinh" của hai họa sĩ Phạm Thanh Tâm - Đinh Quang Hải được tổ chức tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Quảng Trị từ ngày 8/7/2024 đến hết ngày 11/07/2024.

Triển lãm ‘Hồi sinh’ tại Quảng Trị như một sự nối dài của quá khứ và hiện tại. Những bức tranh ghi lại Quảng Trị của một thời bom đạn, những con người đã từng có mặt trong thời khắc quyết liệt đó, nay tất cả cùng xuất hiện trở lại.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị và đơn vị tổ chức cắt băng khai mạc triển lãm

Trong những năm 1960, khi việc ghi hình bằng nhiếp ảnh vẫn còn tốn kém, ký hoạ là phương thức phổ biến để ghi lại những hình ảnh thời sự tại chiến trường. Do đó từ Bắc đến Nam, nhiều người trẻ đã tham gia vào khoá ‘Mỹ thuật kháng chiến' và trang bị cho bản thân những kỹ năng như một người lính để có thể tác nghiệp ở những mặt trận ác liệt nhất.

Tranh của cố hoạ sĩ Phạm Thanh Tâm (1933 - 2019) được ra đời trong hoàn cảnh ấy, khi một bên là tiếng gầm rú của máy bay, một bên là tiếng nổ của đạn bom. Từ năm 1954 đến những năm 1960 - 1970, cố hoạ sĩ đã miệt mài ký họa ngay trên trận địa, trong các hầm hào để ghi lại cảnh sinh hoạt, chiến đấu của các chiến sĩ Điện Biên Phủ và của những bà con các vùng đất lửa Vĩnh Linh, Quảng Bình, Hà Tĩnh.

Nhà tổ chức triển lãm giới thiệu với lãnh đạo tỉnh Quảng Trị các tác phẩm trưng bày

Hơn nửa thế kỷ sau, họa sĩ Đinh Quang Hải (sinh năm 1977) cũng bắt đầu dự án Vẽ-Đi-Tre của mình tại những nơi mà cố họa sĩ Phạm Thanh Tâm đã đi qua nhằm ghi lại những cảm nhận về phong cảnh và nếp sinh hoạt của người dân các vùng miền qua con mắt đương thời. Anh vẫn chọn cách ‘ghi hình chậm’, dùng giấy và màu nước, dẫu nhiếp ảnh đã là một phương tiện phổ biến và tức thời.

Trong khuôn khổ Chương trình Lễ hội Vì Hoà bình năm 2024, Bộ tranh ‘Hồi sinh’ như một bản song tấu kể lại câu chuyện chuyển mình của vùng đất đã từng là đất lửa. “Hồi sinh” như một sự nối dài của quá khứ và hiện tại. Những bức tranh ghi lại Quảng Trị của một thời bom đạn, những con người đã từng có mặt trong thời khắc quyết liệt đó, nay tất cả tái hiện qua các tác phẩm tại triển lãm.

Một số tranh vẽ tại Quảng Trị của họa sĩ Đinh Quang Hải

Triển lãm không nhằm đánh thức những ký ức đau thương về một thời bom đạn, mà để nhìn lại một cách trung thực những điều đã xảy ra trong quá khứ, để thấy rằng nơi đã từng là ‘vùng đất lửa’ đã hồi sinh ra sao sau chừng ấy năm. Đây cũng là dịp để các thế hệ trẻ được hiểu hơn về cuộc sống của người dân thời chiến, để có cái nhìn thấu cảm và biết ơn sự hy sinh vô cùng to lớn của các thế hệ cha ông đã nằm xuống vì một Quảng Trị hòa bình của hiện tại. Cũng là nơi để giới thiệu cho du khách hiểu rõ hơn về lịch sử cũng như sự kiên cường, quyết tâm của người dân Quảng Trị nói riêng và người dân Việt Nam nói chung và từ đó hiểu được ý nghĩa của sự nỗ lực gìn giữ hòa bình, tình hữu nghị giữa các quốc gia.

Hoạ sĩ Phạm Thanh Tâm sinh năm 1932 tại Hải Phòng trong một gia đình có truyền thống cách mạng. Từ năm 14 tuổi, cố hoạ sĩ đã tham gia các lớp vẽ của khóa Mỹ thuật Kháng chiến do Hội Văn nghệ Chiến khu 3 tổ chức tại đình Phù Lưu Chanh, gần Hà Đông.

Năm 1948, hoạ sĩ là cán bộ vẽ minh hoạ cho bộ thông tin ở Hưng Yên và cho đến năm 1950 thì tham gia vào lực lượng chiến đấu tại Điện Biên Phủ. Năm 1967, ông đồng hành cùng đoàn làm phim ‘Vĩ tuyến thứ 17 – Chiến tranh nhân dân’ để ký hoạ tại trận địa Vĩnh Linh, Quảng Trị.

Với bạn đồng hành là giấy bút, khi một bên là tiếng gầm rú của máy bay, một bên là tiếng nổ của đạn bom, cố hoạ sĩ đã miệt mài ký họa ngay trên trận địa, trong các hầm hào để ghi lại cảnh sinh hoạt, chiến đấu của các chiến sĩ và của những bà con các vùng đất lửa như Vĩnh Linh, Quảng Bình, Hà Tĩnh.

Cố hoạ sĩ qua đời vào ngày 30 tháng 5 năm 2019 tại Tp. HCM.

Triển lãm Hồi sinh là sự nối tiếp quá khứ đến hiện tại

Từ lâu, trong tâm trí họa sĩ Đinh Quang Hải (Hải Tre) đã hình thành ý tưởng từ một lời nhắc “Vẽ - Đi -Tre.” Ở đó, đi và vẽ là hai hành động song hành: đi để có thêm trải nghiệm, vẽ để ghi lại cuốn nhật ký bằng tranh.

Sinh năm 1977 và lớn lên tại Hàng Tre - Hà Nội, nơi có các góc phố cổ mà ngày ấy cụ Bùi Xuân Phái hay Lê Cửu vẫn hay trực họa. Có lẽ vì thế mà chữ ‘Tre’ trong tên của anh như một sự tri ân cho con phố đã gieo vào anh niềm đam mê hội hoạ.

Tốt nghiệp khoa sơn mài tại đại học Mỹ thuật công nghiệp vào năm 2001, nhưng đến năm 2016 Hải Tre mới quay lại với nghiệp vẽ và anh gần như đã tìm thấy một phiên bản thăng hoa hơn của các tác phẩm thông qua màu nước.

Hoạ sĩ hiện đang là thành viên của Hiệp hội màu nước Quốc tế (IWS) và đã tham gia vào nhiều triển lãm nhóm cùng với Hội Mỹ thuật Việt Nam.

Họa sĩ Đinh Quang Hải giới thiệu tranh vẽ của mình tại triển lãm

Năm 1945, vào tuổi mười sáu, bà Xuân Phượng rời gia đình để tham gia phong trào kháng chiến cứu nước. Trong ba mươi năm ở mặt trận, bà đã làm nhiều công việc khác nhau như làm báo, làm bom mìn, làm thông dịch tiếng Pháp, làm phóng viên chiến trường, làm bác sĩ và công việc sau cùng là đạo diễn phim tài liệu.

Cơ duyên cho sự chuyển ngành này, từ công việc ổn định của một bác sĩ để trở thành một phóng viên chiến trường, chính là cuộc gặp gỡ vợ chồng nhà điện ảnh cách mạng người Hà Lan Joris Ivens dưới sự giới thiệu trực tiếp của Bác Hồ tại Dinh Chủ tịch vào năm 1967, mở đầu hành trình làm phim “Vĩ tuyến 17 – Chiến tranh nhân dân”.

Bà Nguyễn Thị Xuân Phượng phát biểu tại buổi khai mạc triển lãm

Trong thời gian cùng đoàn làm phim, bà cùng cố họa sĩ Phạm Thanh Tâm đã luôn sát cánh, rong ruổi khắp các vùng bom đạn tại Quảng Trị để ghi lại những hình ảnh điêu tàn của cuộc chiến bằng máy quay, người bằng bút mực. Ở bối cảnh khốc liệt đó, bà nhận ra nhiệt huyết và tâm tư của ông trong từng nét vẽ, để rồi khi thời bình trở lại, niềm trăn trở của bà về bộ tranh của ông đã đưa đến triển lãm Hồi Sinh này.

Năm 1991 bà Xuân Phượng thành lập Phòng tranh Lotus, một trong những phòng tranh tư nhân đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh lúc bấy giờ.

Phó Trưởng đoàn Chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hoàng Đức Thắng tặng hoa chúc mừng họa sĩ và đơn vị tổ chức

Triển lãm Hồi sinh được phối hợp tổ chức bởi Lotus Gallery, CTCP Sam Holdings, CTCP Đầu tư và Khoáng sản Vico Quảng Trị, CTCP Liên doanh Cảng quốc tế Mỹ Thủy thông qua sự điều phối, hỗ trợ của cơ quan đầu mối được UBND tỉnh Quảng Trị phân công là Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Quảng Trị.

• Thực hiện: NGUYÊN QUÝ

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Mới nhất

Quãng vắng quạnh quẽ

6 Giờ trước

Thêm áo quần đủ ấm, vợ lặng lẽ theo chồng ra chòi. Anh rắn rỏi, phong phanh, lảo đảo bước xuống chiếc xuồng. Đêm gần bờ sông trang gió, lạnh ùa tới quất từng cơn. Cái lạnh của miền Trung cứ ươn ướt, não nề.

Đồng cảm “Bốn mùa thương nhớ”

23/12/2024 lúc 17:07

Trong cuộc sống của con người thì sự ăn quan trọng vào bậc nhất. Cổ nhân có câu, dịch nghĩa ý rằng: Nước lấy dân làm trời, dân lấy ăn làm trời. Ăn không chỉ để sống, để tồn tại, để lao động, cống hiến mà còn là để khoái khẩu, để thưởng thức, suy ngẫm và trải nghiệm, đó là quan trọng như trải nghiệm ăn uống. Sự ăn không chỉ thỏa mãn đời sống vật dục tất yếu, bình thường và lành mạnh mà còn là văn hóa, hồn vía, là tâm tình, kỷ niệm, là da diết muôn vàn, đến nỗi một người Quảng Trị xa xứ như ký giả Nguyễn Linh Giang dường như cứ luôn mang mang tâm trạng hồi cố, hoài niệm theo Bốn mùa thương nhớ (tập tản văn, NXB Thanh Niên, 2024).

Ký ức chiến tranh trong truyện ngắn Văn Xương

23/12/2024 lúc 17:04

Văn Xương (tên thật Nguyễn Văn Bốn) không phải là một tác giả xuất hiện sớm và có thành tựu sáng tác nổi bật ở Việt Nam. Anh sinh năm 1959 và thuộc lớp những người cầm bút của thời kỳ đổi mới. Những truyện ngắn đầu tiên của anh được giới thiệu trên một số tạp chí, báo địa phương và trung ương khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã lùi xa.

Theo những bước quân hành

23/12/2024 lúc 17:00

Chủ đề người lính là một đề tài lớn, xuyên suốt trong dòng chảy văn học cách mạng Việt Nam và kéo dài đến hôm nay. Đó là một hiện thực khách quan bởi lịch sử đất nước gắn với trường kỳ kháng chiến; và khi xây dựng cuộc sống mới, thì người lính luôn là lực lượng xung kích đi đầu, đồng hành cùng nhân dân. Có thể hình dung sự vẻ vang ấy qua những tác phẩm trong tập sách Vang mãi khúc quân hành (Nhà xuất bản Thuận Hóa, 2024).

Nắng trên thành cổ; Người lính hát

23/12/2024 lúc 16:56

Nắng trên thành cổ Một rêu phong trên tường thành muôn năm cũMột nguyện cầu dài trong chấp chới tiếng chuông xaMột thanh xuân giữa ầm

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

28/12

25° - 27°

Mưa

29/12

24° - 26°

Mưa

30/12

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground