Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 27/12/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

20 năm ca khúc Quảng Trị

C

hiến tranh đã từng cày nát mảnh đất này, mấy chục năm hoà bình vẫn chưa liền sẹo. Bão lụt, nắng hạn, gió cát đã, đang và sẽ còn gây tai hoạ cho mảnh đất này... Nhưng sức sống cứ trồi lên: “Hoa là giấc mơ của Đất. Âm nhạc là khát vọng của Đất” (Hoàng Phủ Ngọc Tường). Hồn nhạc Quảng Trị đủ hằn lên năm tháng một cốt cách, một tinh thần của những con người giàu lòng thuỷ chung ân nghĩa, đoàn kết một lòng đối mặt cùng thử thách. Phải chăng, đây chính là những phẩm chất tinh tuý góp phần tạo nên và nuôi dưỡng nhiều hồn nhạc, để đến ngày tỉnh Quảng Trị được lập lại, trở về với tên gọi chính mình, thì những người con sinh ra từ núi cao sông dài của quê hương và bạn bè khắp chốn lại hát tiếp dòng giai điệu sử thi hoành tráng của một Quảng Trị dựng xây ngày mới. Vâng, “Tất nhiên là thế, những gì đã đủ sức mạnh chuyển hoá thành tâm hồn thì không thể tự nó mất đi, mà mãi mãi sinh thành” (Hoàng Phủ Ngọc Tường).

Tháng 7 năm 1989, tỉnh Quảng Trị được lập lại. Đồng hương Quảng Trị tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh viết thư nhắn nhủ Trần Hoàn cố gắng dành thời gian viết bài hát cho tỉnh nhà nhân sự kiện quan trọng đó. Ban Biên tập Báo Quảng Trị cũng đã tìm đến, đề nghị ông viết bài hát để đăng trên số báo đầu tiên. Nhạc sĩ nhận lời và khi chuẩn bị xuất bản số báo thứ 3 thì nhạc sĩ gửi đến toà soạn Báo một bản nhạc ghi ngày 10/7/1989, đó là ca khúc “Quảng Trị yêu thương”. Cùng lúc đó, ông tặng Đài phát thanh Quảng Trị băng thu thanh ca khúc này do NSƯT Ái Xuân thể hiện. Khó có thể nói hết cảm giác rưng rưng khi giai điệu đầy yêu thương và tự hào của bài hát vang lên trong bộn bề gian khó của những ngày đầu tỉnh nhà được lập lại:

“Quảng Trị ơi, quê mẹ của tôi ơi

Chẳng thể nào quên tiếng mẹ ru hời

Rằng không thơm cũng thể hương đàn

Không trong cũng thể nước nguồn Hàn chảy ra”

Quê hương tình sâu nghĩa nặng nên hầu như mỗi lần về thăm quê là ông lại có bài hát mới. Những “Gửi mẹ yêu thương” (Thơ Lê Bá Tạo), “Lang lư Khe Sanh”, “Đẹp lắm cuộc sống Quảng Trị ơi”, “Chào đường Chín xanh”... lần lượt ra đời trong niềm cảm hứng chân thành của người nhạc sĩ tài hoa.

Những ngày cuối năm 1989, Sở VHTT Quảng Trị có mời một đoàn nhạc sĩ từ Hà Nội vào thực tế sáng tác. Và chuyến đi này đã cho ra đời một loạt ca khúc hay, có sức sống lâu bền trong công chúng Quảng Trị nói riêng và cả nước nói chung. Đó là Tân Huyền với “Cỏ non Thành Cổ”, là lời nhắn nhủ chân tình mà mỗi người dân Quảng Trị hôm nay và mai sau luôn ghi nhớ. Là Thuận Yến với “Nỗi đau và hạnh phúc”, “Người được mang họ Hồ” là Vũ Thanh với “Quảng Trị mảnh đất ta yêu”, và ước mơ về một thành phố bên sông Hiếu trong “Khát vọng Đông Hà”. Nhạc sĩ Huy Thục thì có “Bản làng mang họ Hồ”, Phú Quang có “Nhịp điệu Quảng Trị”,... Hoàng Sông Hương có “Trở lại Thành Cổ”... Cũng trong thời gian đó, hai nhạc sĩ Quảng Trị có hai bài viết về quê hương mình thật chân thành, da diết, đó là Lê Anh với “Giọng hò thương nhớ”, và Võ Thế Hùng với “Khúc ru Trường Sơn”. Đó là những gì có thể kể ra trong những ngày đầu tỉnh nhà được lập lại.

Thời gian sau, từ hiện thực cuộc sống tái thiết quê hương, bức tranh Quảng Trị đã được vẽ trong những gam màu tươi sáng, mộc mạc, chân thành và rất đỗi yêu thương. Nhạc sĩ Lê Anh làm hẳn một album mang tên “Giọng hò thương nhớ” với hầu hết các sáng tác viết về các địa phương trong tỉnh. Nhạc sĩ Thanh Liêm với album “Hoa cỏ”, trong đó có các ca khúc rất được yêu thích như “Lời ru Akay”, “Về La Ngà”... Trần Tích sau thành công của bài “Mẹ” lại có “Nhịp cầu xuyên Á” phóng khoáng, tự tin, Nhạc sĩ trẻ Xuân Vũ định danh bằng ca khúc “Mồ hôi đá”, sau đó cũng rất thành công với “Bài ca thống nhất”, “Khúc ru rừng thiêng”. Nhạc sĩ Thanh Ngọc sau “Hoa phong ba” lại có một loạt bài ghi dấu ấn trong lòng công chúng như “Mùa trăng”, “Gio linh khúc ru tình”, “Âm vang bên Krông Klang”. Nhạc sĩ Lê Quang Nghệ vẫn trung thành với dòng nhạc dân gian truyền thống, trước lúc đi xa ông cũng kịp để lại cho đời một giai điệu “Về Cam Lộ” da diết ân tình.

20 năm, những đổi thay của các miền quê trên đất Quảng Trị đã làm niềm hứng khởi cho người nhạc sĩ. Nhiều nhạc phẩm ra đời như tiếng reo vui của lòng người. Có thể kể ra đây: “Hướng hoá mùa xuân về” (Văn Báo), “Mảnh đất này thương lắm người ơi” (Hoàng Hữu Lộc), “Trăng rằm Khe Sanh” (Võ Thế Hùng), “Phố núi của tôi” (Hoàng Anh), “Gió mới Đông Hà” (Đỗ Hữu Dũng), “Tình đất Khe Sanh” (Quang Tạo - Hữu Dũng), “Quảng Trị yêu thương” (Phan Thảng), “Miền quê thương nhớ” (Minh Tiến - Đăng Ninh), “Hát mừng bản làng đổi mới” (Võ Đình Hùng), “Mỹ Thuỷ chiều nay” (Phan Thạch Hùng)v.v...

Góp thêm những màu hoa hương sắc trong khu vườn ca khúc Quảng Trị 20 năm qua phải kể đến các tác phẩm của các nhạc sĩ nổi tiếng ở khắp nơi trên cả nước. Nhạc sĩ An Thuyên với “Sông Hiền Lương”, Trương Ngọc Ninh với “Ngát xanh miền cát trắng”, Văn Dung với “Cô gái quê hương”, Bảo Chung với “Chiều tím Cửa Tùng”, Việt Đức với “Cây phong ba Cồn Cỏ”, Vĩnh Phúc với “Quảng Trị quê mình”, Nguyễn Đức Tuyết với “Tình quê mẹ”. Và đặc biệt, từ những bài thơ của người con quê hương Tạ Nghi Lễ, một loạt ca khúc đã ra đời và đọng lại theo năm tháng: “Quê mình” (Tô Thanh Tùng), “Nhớ về Quảng Trị” (Nguyễn Tất Tùng), “Quảng Trị trong tôi” (Xuân An)...

Hát về sự đổi mới và phát triển của quê hương nhưng ký ức về cuộc chiến tranh bi tráng trên mảnh đất khốc liệt này vẫn là nỗi ám ảnh khôn nguôi trong tâm trí người nhạc sĩ sáng tác. Nếu “Cỏ non Thành Cổ” của nhạc sĩ Tân Huyền được xem như nhạc phẩm mở đầu cho dòng nhạc này thì về sau, Võ Thế Hùng viết liền hai tác phẩm: “Khát vọng Trường Sơn” (Phỏng thơ Nguyễn Hữu Quý), và “Dòng sông hoa đỏ”. Nhạc sĩ Trẻ Hoàng Anh có “Sông quê” và “Tên anh là Tổ quốc”. Từ bốn câu thơ nỗi tiếng của Lê Bá Dương, nhạc sĩ Lê Gia Hiếu đã phát triển thành hợp xướng “Sóng nước tuổi hai mươi”. Và từ Hải Phòng cựu binh Văn Long đã viết lên những lời thơ bi tráng “Ký ức Quảng Trị 81 ngày đêm” để nét nhạc của Nguyễn Kim làm sống lại những ngày tháng hào hùng. Sau này, từ Nha Trang, nhạc sĩ Tố Hải (tác giả của “Sông Đakrông mùa xuân về”) gửi ra cho Quảng Trị hai nhạc phẩm “Nhớ nắng” (thơ Nguyễn Thuỵ Kha), và “Hát cùng đồng đội”, đó là những tác phẩm viết về cuộc chiến 81 ngày đêm ở Thành Cổ Quảng Trị.

20 năm ca khúc Quảng Trị, các nhạc phẩm được viết ra bằng một giọng riêng, mang cốt cách con người non Mai sông Hãn hiền lành, giản dị. Đất ấy, người này nay đã làm nên những niềm hy vọng mới, xứng đáng với tầm vóc mà lịch sử mãi mãi không quên. Đó cũng là niềm cảm hứng mới chắp cánh cho ca khúc Quảng Trị bay xa trên chặng đường phát triển của quê hương, đất nước.

V.T.H  

 

Võ Thế Hùng
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 178 tháng 07/2009

Mới nhất

Quãng vắng quạnh quẽ

5 Giờ trước

Thêm áo quần đủ ấm, vợ lặng lẽ theo chồng ra chòi. Anh rắn rỏi, phong phanh, lảo đảo bước xuống chiếc xuồng. Đêm gần bờ sông trang gió, lạnh ùa tới quất từng cơn. Cái lạnh của miền Trung cứ ươn ướt, não nề.

Đồng cảm “Bốn mùa thương nhớ”

23/12/2024 lúc 17:07

Trong cuộc sống của con người thì sự ăn quan trọng vào bậc nhất. Cổ nhân có câu, dịch nghĩa ý rằng: Nước lấy dân làm trời, dân lấy ăn làm trời. Ăn không chỉ để sống, để tồn tại, để lao động, cống hiến mà còn là để khoái khẩu, để thưởng thức, suy ngẫm và trải nghiệm, đó là quan trọng như trải nghiệm ăn uống. Sự ăn không chỉ thỏa mãn đời sống vật dục tất yếu, bình thường và lành mạnh mà còn là văn hóa, hồn vía, là tâm tình, kỷ niệm, là da diết muôn vàn, đến nỗi một người Quảng Trị xa xứ như ký giả Nguyễn Linh Giang dường như cứ luôn mang mang tâm trạng hồi cố, hoài niệm theo Bốn mùa thương nhớ (tập tản văn, NXB Thanh Niên, 2024).

Ký ức chiến tranh trong truyện ngắn Văn Xương

23/12/2024 lúc 17:04

Văn Xương (tên thật Nguyễn Văn Bốn) không phải là một tác giả xuất hiện sớm và có thành tựu sáng tác nổi bật ở Việt Nam. Anh sinh năm 1959 và thuộc lớp những người cầm bút của thời kỳ đổi mới. Những truyện ngắn đầu tiên của anh được giới thiệu trên một số tạp chí, báo địa phương và trung ương khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã lùi xa.

Theo những bước quân hành

23/12/2024 lúc 17:00

Chủ đề người lính là một đề tài lớn, xuyên suốt trong dòng chảy văn học cách mạng Việt Nam và kéo dài đến hôm nay. Đó là một hiện thực khách quan bởi lịch sử đất nước gắn với trường kỳ kháng chiến; và khi xây dựng cuộc sống mới, thì người lính luôn là lực lượng xung kích đi đầu, đồng hành cùng nhân dân. Có thể hình dung sự vẻ vang ấy qua những tác phẩm trong tập sách Vang mãi khúc quân hành (Nhà xuất bản Thuận Hóa, 2024).

Nắng trên thành cổ; Người lính hát

23/12/2024 lúc 16:56

Nắng trên thành cổ Một rêu phong trên tường thành muôn năm cũMột nguyện cầu dài trong chấp chới tiếng chuông xaMột thanh xuân giữa ầm

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

28/12

25° - 27°

Mưa

29/12

24° - 26°

Mưa

30/12

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground