Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 27/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Âm nhạc Quảng Trị những năm đầu thế kỷ XXI

G

ần suốt nửa thế kỷ XX, nền âm nhạc cách mạng của Quảng Trị khởi từ nhịp sống, chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc với giai điệu chính là tính chiến đấu. Đến hôm nay, những bản nhạc ấy vang lên vẫn làm rung động hàng triệu người, kể cả lớp trẻ sinh ra trong hoà bình xây dựng. Bây giờ, lớp nhạc sĩ trẻ sinh ra từ non Mai sông Hãn đang viết tiếp dòng nhạc của Quảng Trị thời hoà bình hưng thịnh.

Gần hai mươi năm Quảng Trị trở về với tên gọi thân thương và nhất là những năm đầu của thế kỷ XXI, gương mặt âm thanh Quảng Trị đã tỏ nét rạng ngời. Trên chặng đường đó đội ngũ âm nhạc đã được trẻ trung hoá không ngừng, và lực lượng sáng tác trẻ luôn luôn kịp thời có mặt để bổ sung thêm tiếng nói của mình vào tiếng nói của các thế hệ đi trước. Lực lượng sáng tác của Quảng Trị nhờ thế đã đông đảo hơn và nhiều màu sắc hơn.

Nếu nhìn vào những con số tác phẩm âm nhạc của các nhạc sĩ Quảng Trị được công bố trong năm năm qua, ta có thể thấy rõ một vụ mùa đầy hoa trái. Bảy trại sáng tác ca khúc đã được mở với gần một trăm bài hát ra đời phản ánh những âm sắc muôn màu trong đời sống đa dạng của đất và người Quảng Trị. Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường từng nói: “Mảnh đất nào dồn nén âm ỉ những khát vọng, thì trước hết, đấy là mảnh đất sinh dưỡng của âm nhạc”. Vậy nên, âm nhạc ở Quảng Trị luôn vang động lòng người có thể xem như là một lẽ đương nhiên.

Các bài hát của các nhạc sĩ Quảng Trị sáng tác trong thời gian qua hầu hết đều phả ra cái hơi thở hừng hực của cuộc sống, đã trải ra hầu hết các đề tài, mang dấu ấn của các vùng quê Quảng Trị, đó là những Hướng Hoá, Khe Sanh, Đakrông, Hải Lăng, Vĩnh Linh, Thành Cổ, Gio Linh, Cam Lộ… Việc thâm nhập thực tế, lao động sáng tạo nghiêm túc đã làm nên cảm hứng sáng tạo của văn nghệ sĩ.

Có thể nói rằng Phân hội Âm nhạc Quảng Trị đã đi tiên phong trong lĩnh vực xã hội hoá các sáng tạo nghệ thuật bằng việc phối hợp với các huyện thị trong tỉnh mở trại sáng tác ca khúc. Nhiều người cho rằng, một trong những biểu hiện của tính chuyên nghiệp trong hoạt động văn học nghệ thuật là việc văn nghệ sĩ có thể sáng tác từ đơn đặt hàng, từ đó sẽ ra đời những “tỉnh ca”, “huyện ca”, “xã ca”, “ngành ca”… Một số khác lại nghĩ, văn nghệ sĩ chỉ làm ra sản phẩm nghệ thuật do chính tâm hồn họ thôi thúc. Đúng là sáng tác phải từ cảm xúc, nhưng viết theo đơn đặt hàng vẫn có thể hay được, vẫn có thể tạo ra tác phẩm chất lượng cao, bởi cái “cần có” của cuộc sống hoàn toàn có thể hoà nhập với cái “hứng thú” của người nghệ sĩ. Là người nhạc sĩ tâm huyết, chắc hẳn ai cũng tâm niệm rằng, làm sao qua mỗi bài hát mới, những hình ảnh về quê hương, đất nước được thể hiện khác đi để tránh lối mòn, tránh sự lặp lại. Bên cạnh đó, người sáng tác cũng cần thổi vào hồn nhạc hôm nay hơi thở của thời đại mới, của nhịp sống xã hội và cộng đồng đang ngày một phát triển sinh động hơn. Đó là đơn đặt hàng đối với giới nghệ sĩ từ thực tế cuộc sống. Cũng từ những đơn đặt hàng đó cộng với trách nhiệm công dân của văn nghệ sĩ mà trên một bình diện rộng, người dân của các huyện thị khi mở trại sáng tác ca khúc đã có cơ hội hát lên khúc hát về quê hương mình trong thời kỳ đổi mới và hội nhập của đất nước. Và cũng xuất phát từ “đơn đặt hàng” đối với nhạc sĩ từ thực tế cuộc sống, có nhiều ca khúc đã vượt ra khỏi địa bàn Quảng Trị hoà vào dòng chảy của âm nhạc cả nước. Có thể kể ra đây vài ca khúc tiêu biểu: “Dòng sông hoa đỏ” của Võ Thế Hùng đoạt giải khuyến khích của Hội Nhạc sĩ Việt Nam (năm 2006), “Sông quê” của Hoàng Anh đoạt giả Tác giả trẻ; “Bên dòng Thạch Hãn” của Thanh Ngọc đoạt giả B, “Trăng rằm Khe Sanh” của Võ Thế Hùng đoạt giả C của Uỷ ban toàn quốc liên hiệp các hội VHNT Việt Nam. Ngoài ra, các ca khúc “Giọt sương rơi” (Trần Tích), “Bài ca thống nhất” (Xuân Vũ), “Lời ru Akay” (Thanh Liêm), “Mảnh đất này thương lắm người ơi” (Hoàng Hữu Lộc), “Nhớ về Anh” (Võ Thế Hùng), “Tình đất Khe Sanh” (Đỗ Hữu Dũng- Quang Tạo)…đã đoạt nhiều giải cao trong các liên hoan, hội diễn nghệ thuật toàn quốc và khu vực.

Một việc làm có ý nghĩa của Phân hội Âm nhạc Quảng Trị trong năm năm qua là việc xuất bản Tuyển tập “30 năm ca khúc Quảng Trị 1975-2005”. Với 99 bài hát của 43 tác giả trong cả nước, Tuyển tập ca khúc này là tài liệu âm nhạc quý giá góp phần đẩy mạnh phong trào ca hát trong quần chúng nhân dân, đồng thời là dịp để giới thiệu âm nhạc Quảng Trị với bạn bè cả nước.

Dẫu có những thành công rất đáng phấn khởi như vậy, nhưng nhìn chung chất lượng sáng tác của số đông vẫn còn ở dạng phong trào. Giai điệu cũ kỹ, lời ca sáo mòn, ý tứ chung chung làm cho bài hát trở nên hời hợt, dễ dãi. Điều đó phần nào cũng đã dự báo, báo động đến một vấn đề là chất lượng hội viên. Phân hội có kết nạp thêm hội viên, nhưng việc tạo ra những tài năng, những hội viên có khả năng đứng vào hàng ngũ hội viên trung ương còn rất ít. (Chỉ có 4 hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam trong tổng số 23 hội viên của phân hội). Như vậy, cho thấy rằng tương quan giữa “nền” và “đỉnh” của Phân hội Âm nhạc Quảng Trị vẫn còn là khoảng cách xa. Chúng ta đã mở rộng phạm vị hoạt động, khơi dậy mạnh mẽ khả năng sáng tạo của các hội viên, nhưng việc tạo ra các sản phẩm âm nhạc đỉnh cao với những rung cảm đi vào chiều sâu bằng chất liệu âm nhạc chọn lọc là rất hiếm. Phải chăng, cái giá của sản phẩm văn nghệ đỉnh cao là sự trải nghiệm cả cuộc đời người nghệ sĩ, đòi hỏi sự dấn thân, miệt mài cày ải trên cánh đồng âm nhạc - cuộc sống?!

Cũng giống như lực lượng sáng tác, đội ngũ những người ca hát đã phát triển tương đối đồng đều. Những Diệu Hương, Trường Khánh, Băng Châu sau khi tốt nghiệp đại học Thanh nhạc đã có những thành công vượt bậc trên sân khấu hội diễn toàn quốc. Bên cạnh đó, các ca sĩ không chuyên như Thuỳ Trang, Thanh Thu, Văn Quý, Xuân Dương… đã đóng góp vào đời sống ca nhạc tỉnh nhà những hoà thanh tươi mới, âm sắc lạ và bay bổng. Chính họ là lực lượng nồng cốt góp phần vào thành công của những màn sử thi lễ hội như “Ngày hội thống nhất non sông”, “Huyền thoại Trường Sơn”, “Nhịp cầu Xuyên Á”… được diễn ra hoành tráng và cảm động trên mảnh đất Quảng Trị anh hùng.

Có thể nói rằng, những năm đầu của thế kỷ XXI, đời sống âm nhạc của Quảng Trị đã mang một gương mặt khác. Có những biến đổi sâu sắc và cũng có những biến đổi mang tính phong trào. Tuy nhiên, dù nhìn ở góc cạnh nào, sự biến chuyển trong nền âm nhạc Quảng Trị là có thật, và cho phép quần chúng yêu âm nhạc được quyền chờ đợi và hy vọng ở tương lai của nó với những âm thanh sẽ nâng cánh cho quê hương bay lên trên chặng đường mới.

V.T.H

 

Võ Thế Hùng
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 159 tháng 12/2007

Mới nhất

Đại hội Phân hội Văn học tỉnh Quảng Trị, nhiệm kỳ 2024-2029

2 Giờ trước

Ngày 26/4/2024, Phân hội Văn học-Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị đã tiến hành Đại hội VII, nhiệm kỳ 2024-2029 nhằm tổng kết, đánh giá hoạt động nhiệm kỳ qua và xây dựng phương hướng hoạt động trong nhiệm kỳ mới.

Chùm thơ Trần Đức Tín

24/04/2024 lúc 17:21

Nhà thơ Trần Đức Tín, bút danh Khét, sinh năm 1989, quê quán Cà Mau, hiện đang làm

Long trọng tổ chức Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam

19/04/2024 lúc 17:46

Sáng nay 19/4/2024, Trường PTDT Nội Trú Gio Linh long trọng tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 ra mắt mô hình “Phụ nữ, Cà phê và Sách”

19/04/2024 lúc 16:43

Sáng nay 19/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 (thành phố Đông Hà) tổ chức Lễ ra mắt mô hình “Phụ nữ,

Sôi nổi hội thi Kể chuyện theo sách với chủ đề “Chúng em yêu hòa bình”

12/04/2024 lúc 16:01

Ngày 11/4, Thư viện tỉnh Quảng Trị phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Đông Hà tổ chức hội

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

28/04

25° - 27°

Mưa

29/04

24° - 26°

Mưa

30/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground