Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 27/12/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Âm vang Đường Trường Sơn huyền thoại

Đ

ã năm mươn năm kể từ ngày con người mang quyết tâm của cả dân tộc “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” ra đời. Đó không phải là một quãng thời gian quá dài để nói về một câu chuyện lịch sử. Nhưng sau năm mươi năm, từ đường mòn thành đại lộ, huyền thoại Trường Sơn được viết tiếp trong khát vọng mạnh giàu của dân tộc. Và trong đó, một Trường Sơn âm thanh vẫn vang động đất trời.

Sự kỳ vĩ của con đường Trường Sơn huyền thoại, vai trò quan trọng của nó trong sự thành công của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là điều mà ai cũng đã biết. Với âm nhạc, thì chỉ cần nghe tên của những bài hát, đã thấy sự lay động, rạo rực từ trong sâu thẳm tâm hồn như là máu thịt trong ta.

Rất nhiều máu đã đổ dưới mỗi bước chân đi trên lối mòn Trường Sơn đại ngàn, nhưng cũng từ đó, chiến thắng nở hoa để Vũ Trọng Hối phơi phới niềm tin viết nên ca khúc “Đường tôi đi dài theo đất nước”:

“Đời giao liên, bước tôi đi dài theo đất nước.

Đường tôi đi, núi chênh vênh, có mây bay dưới chân giăng thành.

Đời tôi như những con thoi dệt tình yêu quê hương thống nhất.

Đời tôi như cánh chim bay, cánh chim bay một dải Trường Sơn”.

Chưa hết, giai điệu của Vũ Trọng Hối còn tả rất thực cảnh Trường Sơn ngày đó: “Trên con đường ta đi / lũ trào thác xối / muỗi rừng vắt núi / Núi vút thành vách đứng / nắng hè khét đá, rừng khuya mấy lối”, nhưng có hề gì, bởi “ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình” (Bước chân trên dải Trường Sơn).

Năm 1967, “đường dây vận tải 559” đã được nâng cấp thành một binh chủng hợp thành gồm công binh phòng không, giao liên, bộ binh, thông tin và đặc biệt là vận tải dưới sự chị huy của tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên. Hình ảnh những chiếc xe chở hàng, những cô gái thanh niên xung phong phá đá, mở đường, san lấp hố bom để “xe anh qua” đã là niềm cảm hứng mãnh liệt cho các văn nghệ sĩ. Nếu nhà thơ Phạm Tiến Duật nổi tiếng với bài thơ “Tiểu đội xe không kính” thì nhạc sĩ Tân Huyền lại hào sảng, lạc quan vút lên giai điệu của “Xe ta đi trong đêm Trường Sơn”:

“Những đêm Trường Sơn

Đường biên giới uốn quanh co, mây trời đẹp quá. Vỡ kính rồi trăng tràn cả vào xe”.

Trên con đường Trường Sơn, người chiến sĩ lái xe với “bao chuyến đi về” đã “thuộc từng hố bom, từng ngọn cây vách đá”, dẫu “đạn xé bom rơi, mưa rừng xối xả” vẫn “mang lửa nhiệt tình đi giải phóng quê hương”. Cùng trong dòng cảm xúc này còn có thể kể ra đây các bài “Trên đường tiếp vận” của Hoàng Vân,  hay “Bài ca tiếp vận” của Thuận Yến. v.v... đã khái quát hình ảnh anh hùng của người chiến sĩ lái xe, những cô gái thanh niên xung phong trong mưa bom bão đạn vẫn bám trụ mặt đường, thông xe ra tuyền tuyến, bởi đường mòn Hồ Chí Minh không thể bị phá huỷ, nó đã trở thành mạch máu của cuộc chiến tranh giải phóng.

Hai bài hát điển hình viết về những cô gái thanh niên xung phong trên đường Trường Sơn là “Cô gái mở đường” của nhạc sĩ Xuân Giao và bài “Đường Trường Sơn xe anh qua” của nhạc sĩ Văn Dung.

Nếu Xuân Giao tươi vui, nhí nhảnh:

“Đi dưới trời khuya sao đêm lấp lánh

Tiếng hát ai vang động cây rừng

Phải chăng em cô gái mở đường

Không thấy mặt người chỉ nghe tiếng hát”

Thì Phan Nhân lại lãng mạn, dịu dàng:

“Hỡi người con gái

đang dãi dầu mưa nắng Trường Sơn.

Tuổi xuân em phơi phới

năm xưa đi mở đường.

Chỉ nghe tiếng hát

mà lòng anh yêu thương”.

(Em ở nơi đâu? – Phan Nhân)

Theo nhạc sĩ Văn Dung, kỷ niệm sâu sắc nhất trong ông vẫn là hình ảnh các cô gái thanh niên xung phong, họ thật hồn nhiên, trong sáng và yêu đời. Ông kể: “Một đêm chúng tôi được ra mặt đường nhưng thực ra lại được bảo vệ trong một căn hầm chữ A. Nhìn ra đường, pháo sáng chói loá, máy bay nối tiếp nhau lao xuống trút bom đạn vào các đoàn xe. Xe cháy, hàng đổ. Người bị thương. Người hy sinh. Các chiến sĩ công binh, thanh niên xung phong ào ra cứu người, cứu xe, cứu hàng... Đó là chuyện xảy ra hàng ngày, nhưng với chúng tôi thật lạ lẫm và kinh hoàng: Công binh, lái xe đều mặc áo giáp 5 – 7kg, còn các cô gái thanh niên xung phong” vẫn mảnh mai với tấm vải dù, làm cọc tiêu dẫn đường, phá bom, san đường, và ... hy sinh!”.

Từ đó một niềm yêu thương vô bờ, xen lẫn kính trọng dậy lên trong ông, và âm nhạc trào dâng:

“Ơi cô gái Trường Sơn

bao đêm em đi mở đường

cho từng chuyến xe anh qua

vang giọng hát em ngân xa”.

Ơi những cung đường Trường Sơn huyền thoại đã dệt nên những bài ca thắm thiết, đã “in dấu trong tim anh, đường in dấu chân em, đường Trường Sơn yêu biết mấy, khi tình em sáng trong lòng anh”

(Đường Trường Sơn xe anh qua – Văn Dung)

Giữa Trường Sơn đại ngàn, trên con đường Hồ Chí Minh rạng rỡ chiến công, những “bài ca Trường Sơn” vút lên những thanh âm hùng tráng, mang ý chí và khát vọng cháy bỏng của dân tộc: giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Nhạc sĩ Trần Chung tự hào, lạc qua trong “ Bài ca Trường Sơn” (trích thơ Gia Dũng) lại viết tiếp khúc quân hành “Đêm Trường Sơn nhớ Bác” (Thơ Nguyễn Trung Thu) với giai điệu trầm hùng, cương quyết: “Đường Trường Sơn mang bóng hình của Bác / Đường Trường Sơn chúng cháu dồn chân bước / Con đường của Bác mới đi qua”. Rồi nào là những “Lời ca mở tuyến”, “Đường Trường Sơn chiến công gọi chiến công” của Chu Minh, hợp xướng năm chương “Đêm lửa Trường Sơn” của Tô Hải, “Chiếc gậy Trường Sơn” của Phạm Tuyên, “Bài ca đường dây” của Nguyễn Đức Toàn.... và đặc biệt, nhạc sĩ Hoàng Hiệp với cảm hứng thơ Phạm Tiến Duật đã ra đời một tình ca kháng chiến để đời “Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây” bằng hình ảnh “Đường ra trận mùa này đẹp lắm / Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây”. Bên cạnh đó, còn có những giai điệu vạm vỡ, hào sảng như: “Gặp nhau trên đỉnh Trường Sơn” của Hùng Hà, hay “Trên đỉnh Trường Sơn ta hát” của Huy Du:

“Này Trường Sơn ơi!

Ta đi trong gió

Ta đi trong mưa

Từng ngày từng tháng

Là từng bài ca

Tiếng hát cùng ta

Vượt qua gian khổ”.

Mùa xuân năm 1975 và sau ngày hoà bình, âm thanh Trường Sơn lại làm ta xao xuyến trong nét nhạc tài hoa của Phan Huỳnh Điểu: “Trường Sơn Đông - Trường Sơn Tây / Bên nắng đốt – bên mưa quây / Em dang tay – em xoè tay / Chẳng thể nào – xua tan mây / Chẳng thể nào – che anh được” (Sợi nhớ sợi thương – thơ Thuý Bắc). Nguyễn Đình Bảng thì có “Khoả trần Trường Sơn” là hồi ức về các cô gái thanh niên xung phong, và Vũ Hùng với “Kỷ niệm mối tình đầu” là “Kỷ niệm về với em cô gái Trường Sơn, có hai bím tóc đào làm duyên”, là một dòng suối âm thanh buồn man mác chảy, một ký ức Trường Sơn với một màu xanh...

Năm mươi năm, đường mòn Trường Sơn bây giờ đã mang tầm vóc mới - đại lộ Hồ Chí Minh, hay đường Trường Sơn công nghiệp hoá, nhưng những dòng suối âm thanh chảy từ đại ngàn Trường Sơn huyền thoại vẫn trong trẻo ngân rung giữa lòng người và năm tháng, vẫn được viết tiếp bằng khúc hùng ca thời hoà bình, xây dựng Tổ Quốc Việt Nam.

V.T.H

 

Võ Thế Hùng
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 175 tháng 04/2009

Mới nhất

Quãng vắng quạnh quẽ

5 Giờ trước

Thêm áo quần đủ ấm, vợ lặng lẽ theo chồng ra chòi. Anh rắn rỏi, phong phanh, lảo đảo bước xuống chiếc xuồng. Đêm gần bờ sông trang gió, lạnh ùa tới quất từng cơn. Cái lạnh của miền Trung cứ ươn ướt, não nề.

Đồng cảm “Bốn mùa thương nhớ”

23/12/2024 lúc 17:07

Trong cuộc sống của con người thì sự ăn quan trọng vào bậc nhất. Cổ nhân có câu, dịch nghĩa ý rằng: Nước lấy dân làm trời, dân lấy ăn làm trời. Ăn không chỉ để sống, để tồn tại, để lao động, cống hiến mà còn là để khoái khẩu, để thưởng thức, suy ngẫm và trải nghiệm, đó là quan trọng như trải nghiệm ăn uống. Sự ăn không chỉ thỏa mãn đời sống vật dục tất yếu, bình thường và lành mạnh mà còn là văn hóa, hồn vía, là tâm tình, kỷ niệm, là da diết muôn vàn, đến nỗi một người Quảng Trị xa xứ như ký giả Nguyễn Linh Giang dường như cứ luôn mang mang tâm trạng hồi cố, hoài niệm theo Bốn mùa thương nhớ (tập tản văn, NXB Thanh Niên, 2024).

Ký ức chiến tranh trong truyện ngắn Văn Xương

23/12/2024 lúc 17:04

Văn Xương (tên thật Nguyễn Văn Bốn) không phải là một tác giả xuất hiện sớm và có thành tựu sáng tác nổi bật ở Việt Nam. Anh sinh năm 1959 và thuộc lớp những người cầm bút của thời kỳ đổi mới. Những truyện ngắn đầu tiên của anh được giới thiệu trên một số tạp chí, báo địa phương và trung ương khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã lùi xa.

Theo những bước quân hành

23/12/2024 lúc 17:00

Chủ đề người lính là một đề tài lớn, xuyên suốt trong dòng chảy văn học cách mạng Việt Nam và kéo dài đến hôm nay. Đó là một hiện thực khách quan bởi lịch sử đất nước gắn với trường kỳ kháng chiến; và khi xây dựng cuộc sống mới, thì người lính luôn là lực lượng xung kích đi đầu, đồng hành cùng nhân dân. Có thể hình dung sự vẻ vang ấy qua những tác phẩm trong tập sách Vang mãi khúc quân hành (Nhà xuất bản Thuận Hóa, 2024).

Nắng trên thành cổ; Người lính hát

23/12/2024 lúc 16:56

Nắng trên thành cổ Một rêu phong trên tường thành muôn năm cũMột nguyện cầu dài trong chấp chới tiếng chuông xaMột thanh xuân giữa ầm

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

28/12

25° - 27°

Mưa

29/12

24° - 26°

Mưa

30/12

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground