Với người Hindu giáo, mọi thứ trong vũ trụ đều thiêng liêng. Bất cứ thứ gì mọc lên và phát triển lại càng thiêng liêng. Trong Hindu giáo, niềm tin vào sinh vật thường đi cùng với suy đoán mang tính tôn giáo và triết học ở mức cao nhất, và thường được thể hiện một cách bí ẩn, khó lĩnh hội. Trong những con dấu của nền văn minh thung lũng sông Indus, người ta đã thấy hình ảnh thần cây. Có rất nhiều khu rừng thiêng, nơi cư trú của những nữ thần mẹ, và có rất nhiều loại cây cối đặc biệt quan trọng đối với đạo Hindu. Các loại Yaksha, những thần nữ, thường cư trú trên cây. Các thần nam thì không hề có mặt ở đó. Thờ kính cây là hình thức Shakti, tín ngưỡng Đại Mẫu. Thần nữ Yaksha thường được an ủi bằng việc cúng thức ăn, bằng những mảnh vải buộc vào cành cây và những hòn đá bôi phẩm đỏ đặt dưới gốc cây. Một số loại cây như tulsi được cúng hàng ngày, một số cây được cúng hàng tháng, trong khi những cây khác chỉ được cúng vào những dịp lễ hội đặc biệt. Còn có những cây thiêng cũng liên quan đến Vishnu như cây đa (banyan, hoặc Indian fig tree, ficus Indica), chandra-mallika (chrysanthemum indicum), naga keshara (mesua ferrea)... | ||
Với thần Shiva, những cây thiêng là cây vô ưu (ashoka, saraca indica) có lá nhọn, kesara (mimusops elengi), vata... Trong sử thi Ramayana, khi nàng Sita bị bắt cóc về Lanka, nàng thường ngồi bên gốc vô ưu cổ thụ để than thân và mong chờ Rama đến giải thoát cho mình. Tên của Đại đế Ashoka (A Dục vương) ở thế kỷ III trước Công nguyên cũng là đặt theo tên cây vô ưu. Nữ thần Laksmi (Lakshmi, Luxmi) có cây thiêng kamala (nelumbium speciosum) trong khi thần Parvati có sri-phala (aegle marmelos). Cây chuối dại kaila là cây thiêng đối với một trong những hiện thân của nữ thần Kali. Nó thường được dùng trong đám cưới và trong các lễ hội. Người ta dùng cây này để dựng cổng chào dẫn lối vào đền đài hoặc đến phòng cầu nguyện. Tulsi (ocynum sanctum) là cây thiêng thuộc họ kinh giới. Tulsi là một trong những tình nhân của thần Vishnu. Vợ Vishnu là Laksmi trong một cơn ghen đã biến nàng thành một loại cây, và thần Vishnu liền hóa thành hòn đá thiêng Salagrama để bạn bầu cùng nàng. Theo những dị bản của câu chuyện này thì Tulsi và Laksmi là một. Người Ấn hàng ngày thường xếp từng lớp phân bò khô xung quanh gốc cây, đêm đến thì đặt một ngọn đèn bên cạnh. Theo tập quán, người ta đặt một nhánh tulsi bên cạnh đầu người chết. Sau bữa ăn, người ta thường ăn mấy lá tulsi cho dễ tiêu hóa. Cỏ kusha (poa cynosuroides) có tác dụng xua đuổi tà ma, là vật không thể thiếu trong tất cả các hình thức lễ bái. Cỏ durva (agrostis linearis) được coi là may mắn và dành để cúng thần Ganesha. | ||
Với người theo Phật giáo, có thể không có cây thiêng mà là những loài cây có liên quan đến cuộc đời Đức Phật. Cây pipal (ficus religiosa, bo tree, banyan), tức là cây bồ đề, là một trong những cây quan trọng nhất của đạo Hindu và đạo Phật. Đây là cây giác ngộ bởi vì Đức Phật đã ngồi dưới gốc cây mà thành đạo. Cây bồ đề được thờ cúng khắp đất nước Ấn Độ, được coi là gắn với thần Vishnu, mà tín đồ Hindu lại coi Đức Phật là kiếp thứ chín của Vishnu, Thần Bảo Vệ. Cây sala tương truyền là cây mà bà Maya, thân mẫu của Phật, đã níu lấy khi đứng để sinh ra thái tử Siddhartha. Thời đó tập quán là sản phụ thường đứng mà sinh con. Khi Phật nhập niết bàn ở tuổi tám mươi, Người đã nằm giữa hai cây sala mọc song song, gọi là sala song thọ. | ||
Cây shisham, tức là loại hồng mộc (rosewood): truyền thuyết kể rằng Phật đã níu lấy một nắm lá shisham mà hỏi đồ đệ rằng lá ở trong tay ta nhiều hơn hay lá trong rừng nhiều hơn. Rồi Người luận giải: kiến thức trong nhân gian thì nhiều như lá rừng kia, còn hiểu biết cần thiết cho mỗi người chỉ như nắm lá trong tay này. Còn có thuyết nói rằng khi ấy Phật cầm một nắm lá sala. * Hoa lá cũng liên hoa đến húy kỵ. Chẳng hạn, trong đền thờ Shiva, thần Hủy diệt và Tái tạo, đã bao đời, tín đồ không bao giờ dâng vào đấy những bông hoa ketaki, một loại hoa lan. Lý do bắt nguồn từ một thần thoại Hindu giáo: thuở khai thiên lập địa, có lần cây cột linga (dương vật của thần Shiva, biểu tượng của tái tạo cuộc sống) dựng lên ở giữa trời. Thần là vĩ đại cho nên cây cột linga cũng vĩ đại, không ai biết gốc và đỉnh của nó ở tận đâu. Thần Bảo hộ Vishnu hóa thành lợn lòi, sục vào lòng đất mà vẫn không sao tìm thấy chân cột. Vishnu về thú nhận điều đó và được coi là trung thực. Còn thần Sáng tạo Brahma thì muốn biết đỉnh linga vươn cao đến tận đâu. Brahma hóa thành thiên nga, bay lên cao, cao mãi mà vẫn chưa đến chóp linga. Gặp một bông hoa ketaki rơi từ trên xuống, Brahma rủ rê hoa ketaki đồng lõa bằng cách hoa phải tuyên bố với cả thế gian rằng Brahma nhặt được hoa trên đỉnh linga. Đến đây câu chuyện cho thấy thần thánh cũng có lúc dối trá như người phàm trần. Thế rồi vụ đồng lõa lừa đảo bị phơi lộ. Shiva nổi giận, nguyền rằng vì tội nói dối, từ đó về sau Brahma không được thờ trong bất cứ một ngôi đền nào nữa. Còn bông hoa ketaki, cũng vì đồng lõa mà không bao giờ được đưa vào đền thờ Shiva. Thần Sáng tạo Brahma bị thất sủng, và tuy là một trong ba vị của nhóm tam thần quan trọng, ngày nay hầu như không có một ngôi đền nào thờ riêng thần Brahma trên đất Ấn Độ. Hoa ketaki cũng vì thế mà chẳng ai dám mang vào đền Shiva. | ||
Còn một loài hoa nữa cũng bị cấm ở đền Shiva là hoa đại champaka (Michela Champaca). Tín đồ của Shiva ghét bỏ nó. Nhưng khi ảnh hưởng văn hóa Hindu sang đến Lào thì đã nhạt, cho nên hoa champaka vẫn được trồng trong chốn chùa chiền. Ở Việt Nam cũng vậy, hình ảnh hoa đại cũng thấp thoáng trong nhiều ngôi chùa. |
• Nội dung: Hồ Anh Thái • Hình Ảnh: I.T • Thiết kế: Nguyên Quý |
Bài in trên Cửa Việt số chuyên đề 5+6 (6.2022)
10/01/2025 lúc 21:47
Chớm vào thu. Bầu trời rưng rưng những cơn mưa bất chợt. Những cơn mưa đám mây giăng giăng như
10/01/2025 lúc 21:43
Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, bản Prin C (nay thuộc huyện Sa Muồi, tỉnh Salavan,
10/01/2025 lúc 16:22
Đông Hà những ngày đầu như tôi thấy, mùa hè thị xã quắt lại trong nắng gió, núi đồi cứ nhấp nhổm. Các con đường ngoằn ngoèo, lên xuống nên tôi liên tưởng: Sau này lấy bản quy hoạch phố của Đà Lạt mà theo! Nói vui như vậy, vì thị xã lúc đó trần mình giữa dầm dề mưa và chang chang nắng. Tàn tích của sân bay, quân cảng; của quốc lộ, ngã ba… đầy ám ảnh trơ trơ trong mưa rét và xào xạc gió phơn. Thế mà ngay bên hông thị xã trẻ trung, hơi chếch về phía nam có một rừng cọ dầu bời bời xanh tốt. Nó khác hoàn toàn với màu bàng bạc của trơ trọi. Tôi được biết rừng cọ trồng từ năm 1977, là món quà hữu nghị của Malaysia nhằm phủ xanh những vùng đất cằn cỗi sau chiến tranh; dầu cọ còn được sử dụng làm chất đốt và phục vụ đời sống sinh hoạt.
10/01/2025 lúc 10:54
TCCVO - Chiều 9/1/2025, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tỉnh Quảng Trị tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024,
10/01/2025 lúc 10:09
Tọa lạc bên bờ nam sông Hiếu, làng nghề rèn ở phường 3, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị từ lâu được biết đến với bề dày lịch sử và văn hóa truyền thống, tồn tại qua nhiều thế hệ. Những lò rèn từng đỏ lửa sớm hôm, tiếng búa đe vang vọng khắp vùng gắn liền với cuộc sống lao động và sinh hoạt của người dân nơi đây. Thế nhưng, dưới sức ép của thời đại công nghiệp hóa, làng nghề rèn đang đứng trước nguy cơ mai một. Hiện nay, cả phường chỉ còn lại khoảng 4 lò rèn hoạt động thường xuyên, so với hàng chục lò ở thời kỳ “hoàng kim” cách đây hai thập kỷ.
Hiện tại
26°
Mưa
15/01
25° - 27°
Mưa
16/01
24° - 26°
Mưa
17/01
23° - 26°
Mưa