Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 06/02/2025 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

An ninh thời xưa

X

ã hội phong kiến, trừ những buổi hoàng kim thịnh trị, nhờ có vua sáng tôi hiền, còn thường là loạn lạc bởi các lẽ sau:

Thứ nhất nền sản xuất còn lạc hậu mà nhu cầu chi tiêu của giai cấp thống trị lại quá cao do lối sống xa hoa truy lạc, ích kỉ sưu cao thuế nặng, bần cùng  sinh đạo tặc là lẽ đương nhiên.

Thứ hai là do lối sống ích kỷ đặc quyền đặc lợi nên giai cấp thống trị thường bất chấp pháp luật, con em các nhà quyền quý sống nhàn rỗi thường hay cậy thế làm càn. Thượng bất chính hạ tắc loạn, đó cũng là chuyện khó tránh khỏi.

Thứ ba, do nạn cát cứ, tranh chấp đất đai nên trong xã hội thường xảy ra xung đột, lớn thì giữa các lãnh chúa huy động hàng vạn người, nhỏ thì giữa các thôn, xã, gia đình với nhau cũng gây nên bất ổn.

Thứ tư là phương tiện giao thông, kiểm soát thời xưa còn quá lạc hậu, đất đai rộng lớn nhưng lại hoang vu, dân cư thưa thớt mà quan tâm quan tuần tiểu lại toàn… đi bộ ( trừ chỉ huy được cưỡi ngựa ) vì vậy không sao kiếm soát nổi.

Sách Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ có đoạn viết: Ở Thăng Long những quân trộm cướp thương hay lợi dụng phiên chợ để cướp giật có khi thò tay vào túi người ta móc lấy cả. Có khi chúng cố ý làm cho ồn ào đổ xô nhau chạy để rồi chúng cướp lấy bọc áo người ta hoặc khuân lấy những đồ hàng hóa. Có khi chúng tuyên truyền là voi lồng ngựa sổ để người đi chợ đi đường xô nhau chạy vứt cả đồ đạc cho chúng cướp lấy rồi tẩu thoát.

Tác giả kết luận: “Những lối ăn cắp lừa dối như thế rất nhiều, không thể kể hết được”.

Mặc dù chịu nhiều hạn chế khi viết sử, nhưng các sử gia phong kiến vẫn cố gắng thể hiện khá đầy đủ và trung thực tình hình an ninh dưới các triều đại từ việc xây cất cung điện, lăng tẩm, ăn chơi trác táng của vua chúa, đến cảnh đói khổ lầm than của nhân dân, hầu như không sót chi tiết nào trong thư tịch cổ. Những cuộc khởi nghĩa nông dân, dù có gọi đó là những cuộc nổi loạn hay làm giặc, sử sách cũng cho ta thấy một khía cạnh hết sức ý nghĩa: Mục tiêu của các cuộc khởi nghĩa đều là lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo, vì thế có thể thu hút đến hàng vạn người tham gia.

Thói ích kỷ của giai cấp thống trị thì không thể nào che đậy nỗi. Vì ích kỷ nên có chuyện con giết cha, em giết anh để tranh giành quyền thừa kế, từ triều đình đến thôn dã, đâu đâu cũng hình thành những thế lực đối lập kình chống nhau. Mâu thuẫn giữa các thế lực này lúc thì công khai quyết liệt, lúc thì ngấm ngầm dịu lắng, khi nào thế lực tích cực thắng thế thì xã hội mới được yên ổn. Vì đòi hỏi quá nhiều đặc quyền đặc lợi mà vua chúa dám cướp vợ của tướng sĩ nên mới có chuyện tướng chống lại vua. Lại theo như “Hoàng Lê Nhất Thống Chí” ta thấy Đặng Mậu Lân, em vợ Chúa mà dám xưng là “Cậu Trời”, náo loạn kinh thành, không trừ một điều bạo ngược nào cả. Ở các địa phương thì lại càng lắm tệ nạn xã hội bởi những kẻ thừa hành pháp luật gây ra. Từ lúc còn để chỏm, cậu học trò đã được thầy dạy cho câu “thượng bất chính, hạ tắc loạn” đúng vậy mà đến khi được ăn trên ngồi trốc chẳng mấy ai còn nhớ đến lời thầy!

Chế độ phong kiến được hình thành từ nền sản xuất nông nghiệp nên đất đai là nguồn lợi lớn nhất. Vì vậy các thế lực phong kiến luôn nghĩ đến chuyện tranh giành đất đai, vua thì chiếm lấy cả nước ngoài, kẻ thổ hào thì muốn chiếm lấy ruộng đất của người. Việc tranh chấp đất đai vì thế mà luôn luôn xảy ra, lớn thì có loạn 12 sứ quân, Nam Bắc Triều, Trịnh - Nguyễn phân tranh, nhỏ thì xung đột giữa các làng xã, không sao kể hết. Sau cuộc tranh chấp, kẻ thắng người thua, những mối thù truyền kiếp hình thành, làm cho xã hội không mấy khi được yên ổn.

Từ khi Ngô Quyền xưng vương (năm 939) đến đời vua Minh Mạng nhà Nguyễn (1820- 1841) có gần 1000 năm mà mảnh đất Quảng Trị thời đó vẫn còn hoang vu rừng rợn:

Thương anh em cũng muốn vô

Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang

Danh sĩ Cao Bá Quát lần đầu tiên vào kinh thi hội, khi đi qua sông Hiền Lương cũng đã phải nhận xét: “Nhập dảo Minh Lương bất tự động” (vào đến sông Hiền Lương thì thấy địa thế đã khác). Đất đai thì rộng lớn mà lại hoang vu như thế, thử hỏi vó ngựa và các gót chân của các lực lượng tuần tiểu làm sao mà bao quát được! Thời nào cũng vậy, những nơi hoang vu rậm rạp luôn là môi trường thuận lợi cho lũ trộm cướp. Trình độ dân trí thì lạc hậu, người ta thường tin những nơi cây cối um tùm là có ma ở đó, vì thế mới có thành ngữ “tình cây đa ma cây gạo, cú cáo cây đề”.

Những dẫu việc thiên hạ thế nào thì vua vẫn luôn tự nhận lãnh sứ mệnh “thay trời trị dân” và cơ sở để cai trị, trấn áp vẫn là pháp luật. Sau khi dẹp xong loạn của 12 xứ quân, Đinh Tiên Hoàng đã phải sử dụng oai quyền đến mức tối đa để đảm bảo luật lệ: Nhà vua đặt vạc dầu ở trước điện, nuôi hổi báo ở trong vườn, rồi hạ lệnh này hễ ai phạm tội thì bỏ vạc dầu hoặc cho hổ báo ăn thịt. Nhờ thế trong nước mới dần dần được yên.

Cùng với sự phát triển của chế độ phong kiến, pháp luật nước ta đến thời Lý Thánh Tông mới bắt đầu được sửa sang và phải đến đời Lê Thánh Tông, niên hiệu Hồng Đức mới hoàn chỉnh, gọi là Luật Hồng Đức. Khi nhà Lê suy vong, nhà Tây Sơn nổi lên, Vua Quang Trung nghe lời La Sơn phu tử lấy nân nhân nghĩa trị nước. Ngay khi mới vào thăng Long, đại phá quân Thanh, ngài đã sai quân lùng bắt hết bọn côn đồ trộm cướp cho dân được yên ổn. Nhà Nguyễn được nước, pháp luật cơ bản vẫn theo luật Hồng Đức nhưng có tam khảo luật nhà thanh ở Trung Hòa nhằm củng cố chế độ tập quyền.

Bộ máy hành pháp đến đời Nguyễn coi như đã hoàn chỉnh từ trung ương đến địa phương cơ sở. Việc đánh đẹp, trấn áp coi như bộ binh, còn việc  tư pháp giao cho bộ hình. Ở các làng xã cũng có tổ chức lực lượng tuần tra canh gác. Chế độ trách nhiệm rất rõ ràng, địa phương nào để xãy ra tình trạng bất ổn thì quan chức đứng đầu địa phương phải chịu tội. Những quan ông tốt bao giờ cũng tỏ ra gương mẫu, công bằng, chính trực, cháo hành nguyên tắc “pháp bất vị thần”, họ thường thích làm quan ở nơi xa để khỏi phải đụng chạm đến thân thích khi thừa hành chức nghiệp.

Cùng với việc quở phạt, khiển trách, Nhà nước phong kiến cũng rất chú trọng việc biểu dương, khuyến khích người có công tùy theo mức độ mà được ban thưởng khác nhau. Chủ trương ân xá cũng là một trong những biện pháp an ninh được các triều đại coi trọng. Mỗi vị hoàng đế khi mới lên ngôi thường thăng thưởng cho quân thần, đại xá cho thiên hạ để tranh thủ sự ủng hộ của thần dân, củng cố ngai vàng. Trong số được ân xá, có những người cực chẳng đã mà phải phạm tối, cũng có những kẻ vì quan quân “đánh không được” phải tha làm phúc. Cao thủ hơn người ta “dùng độc trị độc”

Cũng cần phải kể thêm vai trò của giáo dục, trước khi giáo dục pháp luật, người ta đã xác định “nhân bất học, bất tri lý”. Học trò đến lớp thì tiên học lễ, hậu học văn. Những người cách ngôn giáo huấn tuy ngắn gọn nhưng rất sâu sắc, tích cực ngăn chặn tệ nạn xã hội.

 Ví dụ: - Ác giả ác báo

- Tích thiện phùng thiện, tích acs phùng ác

- Thiên võng khôi khôi sơ nhi bất lậu…

Những chuyện cổ, truyền kỳ về thuyết nhân quả, quy luật về thiện thắng ác ở hiền gặp lành, những câu chuyện vè thiên đàng địa ngục đượm màu sắc liêu trai…đều mang ý nghĩa giáo dục pháp luật sâu sắc.

Ngoài các biện pháp trên Nhà Nước phong kiến còn có một biện pháp an ninh nữa, đó là chính sách khai hoang lập ấp, biến những nơi hoang vu đầy trộm cướp thành những khu dân cư sầm uất, tạo việc làm cho một số đông bần cùng, thất nghiệp. Tiếc rằng biện pháp này rất ít khi được thực hiện vì đầu óc  bảo thủ của giới hữu trách. Gía như triều nào cũng có những nhà thao lược có tài kinh tế như Nguyễn Công Trứ thì thiên hạ lo gì chẳng thái bình!

Trong các biện pháp trên thì việc dùng nhân nghĩa để trị nước vẫn được dư luận xưa đề cao hơn cả. Nguyễn Trãi đã từng nói “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân” dân có yên ổn nơi cư trú thì mới vui vẻ với chức nghiệp. Với quan điểm trung dung, các biện gia đời xưa thường chủ trương không nghiêm khắc quá mà cũng không lỏng lẻo quá có cương, có nhu. Phương châm làm quan là phải công bằng để giữ cho sáng suốt, liêm khiết để tạo ra uy tín.

Tiếc rằng tuy lựa chọn được nhiều biện pháp như thế, nhưng biện pháp nào cũng chỉ được Nhà Nước phong kiến thực hiện một thời gian rồi…đánh trống bỏ đùi. Bởi lẽ, các quan thường rất sợ đụng chạm đến quyền lợi của các nhân, mà vai trò các nhân dưới chế độ phong kiến thì vô cùng quan trọng! Đó là một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn chế độ phong kiến lạc hậu.

V.T.A

         

Vương Thừa Ân
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 12 tháng 09/1995

Mới nhất

Thành phố Đông Hà sôi nổi giải cờ tướng, đẩy gậy và các trò chơi dân gian mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ 2025

11 Giờ trước

TCCVO - Sáng 5/2/2025, thành phố Đông Hà tổ chức giải cờ tướng, đẩy gậy và các trò chơi dân gian mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025. Giải đấu thu hút gần 150 vận động viên (VĐV) nam, nữ đến từ 9 phường trên địa bàn thành phố.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025

14 Giờ trước

TCCVO - Tối ngày 28/01/2025 (29 tháng Chạp), tại Quảng trường Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Quảng Trị, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Khát vọng vươn mình”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam cùng đông đảo người dân địa phương đến dự.

Thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Quảng Trị

04/02/2025 lúc 08:35

Sáng ngày 3/2, Tỉnh ủy Quảng Trị tổ chức hội nghị công bố quyết định thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy.

Ngày xuân về Gio Mỹ xem lễ hội cướp cù

02/02/2025 lúc 09:50

TCCVO - Ngày 1/2/2025 (mồng 4 Tết), tại làng An Mỹ, xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh (Quảng Trị) đã diễn ra lễ

Ban Chính sách với sứ mệnh kết nối thiêng liêng (Kỳ 2)

01/02/2025 lúc 11:01

Ban Chính sách, Phòng Chính Trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Quảng Trị được giao nhiều nhiệm vụ quan trọng, không chỉ hỗ trợ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ mà còn thực hiện các chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng...

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

07/02

25° - 27°

Mưa

08/02

24° - 26°

Mưa

09/02

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground