Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 02/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Bài thơ "Rắn" độc đáo của Lê Quý Đôn

“Chẳng phải liu điu cũng giống nhà

Rắn mà chẳng học chẳng ai tha!

Thẹn đèn hổ lửa đau lòng mẹ

Nay thét mai gầm rát cổ cha

Ráo mép chỉ quen tuồng nói dối

Lằn lưng cam chịu tiếng roi tra

Từ nay trâu Lỗ chăm nghề học

Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia”

 

Bài thơ được làm bằng thể thơ tập danh: mỗi câu có tên một giống rắn hoặc từ “rắn” câu đầu là liu điu, câu thứ hai là rắn nói chung, câu thứ ba là hổ lửa, câu thứ tư là mai, câu thứ năm là ráo, câu thứ sáu là lằn, câu thứ bảy là trâu, câu thứ tám là hổ.

Lê Quý Đôn là nhà bác học vốn thông minh từ nhỏ. Bài thơ trên được nhân dân truyền tụng là do ông có lần ham chơi, biếng học, làm ảnh hưởng đến danh tiếng gia đình nên ông làm để tạ lỗi với cha mẹ. Ở một số bản in, bài thơ có đầu đề là “Rắn đầu cứng cổ” – ý một câu thành ngữ, thường dùng để ám chỉ những đứa trẻ nói chung và những cậu học trò nói riêng ương ngạnh, khó bảo. Ở đây tác giả còn có dụng ý chơi chữ: rắn đối với cứng, đầu đối với cổ- một cặp động từ đan cài với một cặp danh từ . Ngoài ra rắn còn có nghĩa là con rắn.

Chúng ta cùng đọc lại từng cặp câu trong bài thơ đường luật trên:

Hai câu đề:

“Chẳng phải liu điu cũng giống nhà

Rắn mà chẳng học chẳng ai tha”

Nghĩa ẩn trong hai câu này mà Lê Quý Đôn muốn đề cập là việc học của học trò. Ngày trước không phải nhà nào cũng có điều kiện cho con đi học; con nhà nào được đi học là điều vinh dự. “Giống nhà” được phân biệt với “giống rừng” không được thuần hóa, không ai nuôi dạy. Rõ ràng là con của những nhà có học là con nhà gia giáo, nên việc học là việc bắt buộc; nếu lười học, không chịu học thì sẽ bị phạt (“chẳng học chẳng ai tha”).

Hai câu thực:

“Thẹn đèn hổ lửa đau lòng mẹ

Nay thét mai gầm rát cổ cha”

Sự xuất hiện rắn hổ – mẹ và rắn mai – cha với tính cách đặc thù: mẹ thì “thẹn… đau lòng” cha thì “thét… gầm rát cổ” là rất hợp với thái độ tâm lý bực tức, lo lắng của người làm cha làm mẹ đối với việc học của con mình. Lối chơi chữ hay ở câu thơ là để “lửa” đối với “đèn”, “thét” đối với “gầm” đứng trước và liền sau “hổ” và “mai” thật gợi cảm.

Tiếp đến là hai câu luận:

“Ráo mép chỉ quen tuồng nói dối

Lằn lưng cam chịu tiếng roi tra”

Đấy là sự tất yếu về việc dùng roi đối với người con quen nói dối của các bậc làm cha làm mẹ. Điều đáng lưu ý ở hai câu thơ này là nghệ thuật dùng từ, “mép” đối với “lưng” đi liền nhau trong từng cụm từ “ráo mép”, “lằn lưng” có ý nghĩa chỉ tính chất như thành ngữ dân tộc ta thường dùng.

Hai câu kết:

“Từ nay trâu Lỗ chăm nghề học

Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia”

Trâu “tức Châu” là quê Mạnh Tử, Lỗ là quê Khổng Tử, ở đây lại có ý nghĩa là rắn trâu. Tác giả mượn quê hương của hai bậc tài danh để khuyên bảo các bậc tài danh tương lai phải chăm học kẻo hổ thẹn mang danh gia đình dòng dõi bề thế mà học hành đỗ đạt chẳng ra gì. “Hổ mang” ở câu kết cũng là một giống rắn khác với “hổ lửa” ở câu thực trên kia. Phải chăng tác giả có ý nhấn mạnh vai trò của giống rắn nòi đặc biệt là “chúa” của mọi giống rắn?

Bài thơ “Rắn” của Lê Quý Đôn quả là một bài thơ độc đáo!

 

L.H.X 

 

Lý Hoài Xuân
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 220 tháng 01/2013

Mới nhất

Hòn ngọc Bali giữa biển xanh

30/04/2024 lúc 17:44

 Người Việt đi du lịch Bali, hầu như chỉ biết đến những bãi tắm xa

Tự do xanh quá, mênh mông quá

30/04/2024 lúc 04:11

Thơ ca không phải là ghi chép lại lịch sử nhưng lịch sử qua thơ mang một vẻ đẹp bất ngờ và độc đáo không thể hình dung hết. Tuy nhiên, để làm được điều đó, thi sĩ phải thực sự tài năng và có cơ hội tiếp cận được hiện thực lộng lẫy trong những thời khắc có một không hai của lịch sử. Hai mươi năm đánh trận trường kỳ, cả dân tộc không đêm nào ngủ được, cả dân tộc hành quân ra trận, cả dân tộc đội triệu tấn bom để hái mặt trời và có ngày Chiến thắng 30 tháng tư năm 1975, cũng là ngày mở ra cánh cửa hòa bình, thống nhất non sông cho đất nước.

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

28/04/2024 lúc 16:38

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

28/04/2024 lúc 16:33

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Trận pháo kích Cứ điểm 241

28/04/2024 lúc 16:31

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

03/05

25° - 27°

Mưa

04/05

24° - 26°

Mưa

05/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground