T |
rong suốt chiều dài hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, thế kỷ XX là thế kỷ mà nhân dân ta phải đối phó với nhiều kẻ thù nhất, chịu đựng những thử thách khắc nghiệt nhất và đã lập nên những chiến công hiển hách. Cội nguồn của những thành quả cách mạng Việt
Năm 1911, từ bến cảng Nhà Rồng, Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước. Phải mất mười năm để người thanh niên giàu nhiệt huyết tìm thấy lý tưởng chân chính, khoa học nhất của thời đại: Chủ nghĩa Mác – Lênin. Sau khi trở thành người Cộng sản Việt Nam đầu tiên – đồng thời là một trong những người tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc sang Liên Xô, quê hương của cách mạng Tháng Mười để tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu sâu sắc, đầy đủ về con đường cần thiết để giải phóng dân tộc.
Tháng 6.1924, tại Sa Điện (Quảng Châu – Trung Quốc), tiếng bom Phạm Hồng Thái mưu sát toàn quyền Merlin đã gây một chấn động vang dội, thức tỉnh và cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
Hầu như ngay lập tức, bằng trực giác của một thiên tài, Nguyễn Ái Quốc đã rời Liên Xô để sang Trung Quốc. Chuyến đi “bất thường” của Nguyễn Ái Quốc là kết quả tất nhiên của một quy luật tư duy – tình cảm sâu sắc:
- Không phải ngẫu nhiên chỉ 5 tháng sau khi đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin (7.1920). Bởi vì, Nguyễn Ái Quốc đã ý thức rõ rằng: đây là mục đích duy nhất mà dân tộc Việt
- Tiếng bom Phạm Hồng Thái sẽ nhanh chóng cuốn hút những thanh niên Việt
- Tiếng bom Phạm Hồng Thái là một bi hùng ca đầy xúc động của lòng yêu nước nhưng đó chỉ là một “chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân"(1), nó không thể thay đổi số phận của một dân tộc. Vì, cách mạng phải là sự nghiệp của quần chúng, cách mạng không phải được bắt đầu từ một cuộc ám sát(!). Với việc thành lập Việt
Sự thành lập của VNTHCMĐCH đã tạo ra một sự biến đổi mạnh mẽ trong phong trào cách mạng. Kết hợp của phong trào yêu nước, chủ nghĩa Mác - Lênin và phong trào cách mạng Việt Nam đã đưa đến sự ra đời của ba tổ chức cộng sản: Đông Dương Cộng sản Đảng ở Bắc Kỳ (6.1929), An Nam Cộng sản Đảng ở Nam Kỳ (7.1929) và Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn ở Trung Kỳ (9.1929).
Chỉ trong vòng 4 tháng, ba tổ chức cộng sản lần lượt được thành lập. Điều đó chứng tỏ một sự chín muồi của quá trình phát triển từ tự phát lên tự giác của phong trào công nhân. Cũng cần nhấn mạnh rằng, chưa bao giờ trong lịch sử phong trào công nhân thế giới, có một đội ngũ công nhân vừa mới ra đời (trước 1914) lại có thể trưởng thành nhanh đến như thế về trình độ chính trị, về khả năng tổ chức của một giai cấp sẵn sàng đảm đương sứ mệnh to lớn của lịch sử.
Tuy nhiên, sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản trong nước cũng chỉ ra rằng: sự chia rẽ, mâu thuẫn về việc tranh giành đảng viên là không thể tránh khỏi, nếu kẻ thù lợi dụng thì hậu quả sẽ không thể nào lường hết được.
Một lần nữa, bằng sự nhạy cảm của một thiên tài, Nguyễn Ái Quốc đã nhanh chóng rời Xiêm sang Trung Quốc. Đây là chuyến đi “bất thường” thứ hai xuất phát từ sự đòi hỏi cấp bách của cách mạng Việt
Bằng uy tín và khả năng thuyết phục xuất sắc của mình, Nguyễn Ái Quốc đã nhanh chóng làm cho các đại biểu trong Hội nghị tháng 2.1930 thống nhất hoàn toàn với quan điểm của Người: Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức ra đời.
Sự thành lập Đảng Cộng sản Việt
Tháng 9 năm 1939, chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ. Việt
Tháng 2.1941, sau 30 năm hoạt động ở nhiều nước trên thế giới, Nguyễn Ái Quốc về tổ quốc. Thêm một lần, sự trở về của Người gắn bó chặt chẽ với một bước ngoặt của Cách mạng Việt
Sự ra đời của MTVM đã tập hợp mọi lực lượng, mọi tầng lớp, mọi dân tộc vào một mặt trận cứu quốc rộng lớn, tạo nên cơn bão táp dữ dội để làm nên Cách mạng tháng Tám – khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhưng thực sự thì hai chữ Đồng Minh có ý nghĩa như thế nào và đến mức nào? (xin mở ngoặc là cũng từ đây Nguyễn Ái Quốc bắt đầu với tên gọi Hồ Chí Minh).
Trước hết, dễ dàng nhận thấy rằng, 6 chữ VNĐLĐM đã phản ánh đầy đủ mục tiêu của Cách mạng Việt Nam là giành toàn vẹn chủ quyền cho dân tộc trên cơ sở một sự thống nhất rộng rãi. Tiếp đó, có thể thấy từ Đồng Minh bao hàm một ý nghĩa (một yêu cầu) xuyên suốt từ hiện tại đến tương lai – một tương lai được dự báo không gần.
Trở lại với lịch sử, ngay từ tháng 7.1939 Nguyễn Ái Quốc đã viết: “Từ 39 năm nay, bọn Nhật đã nuôi dưỡng Cường Để, ông hoàng Việt Nam lưu vong trên đất chúng chỉ mong có dịp sẽ dùng đến.(2).
Tháng 7.1940, Người khẳng định: “Nếu chúng tôi có thể mở rộng (chúng tôi nhấn mạnh – HVT) mặt trận thống nhất các dân tộc bị áp bức, có thể lợi dụng mâu thuẫn (chúng tôi nhấn mạnh – HVT) giữa các nước đế quốc thì tiền đồ tươi sáng là có thể nhìn thấy được(3). Tháng 12.1940, Nguyễn Ái Quốc nhấn mạnh: “Phong trào giải phóng của Việt
Như vậy, có thể nhận thấy rằng, quan điểm nhất quán của Hồ Chí Minh là: Thành lập VNĐLĐM vừa nhằm để tập hợp lực lượng giải phóng dân tộc vừa để khẳng định Việt
Thành công của Cách mạng tháng Tám đã được Hồ Chí Minh dự báo từ tháng 10.1944: “Cơ hội cho dân tộc ta giải phóng chỉ ở trong một năm hoặc năm rưỡi nữa. Thời gian rất gấp. Ta phải làm ngay”(5). Đây cũng là một trong những tiên đoán chính xác và đầy nhạy cảm của thiên tài Hồ Chí Minh. Thế nhưng, sau thành công của cách mạng tháng Tám, dân tộc ta lại phải đương đầu với vô vàn thử thách. Chưa bao giờ trong lịch sử dân tộc, cùng một lúc chúng ta phải chống lại nhiều kẻ thù đến như vậy: 20 vạn quân Tưởng ở miền Bắc, 6 vạn tù binh Nhật, 1 vạn quân Anh và khoảng 2 vạn Pháp kiều, tù binh Pháp (bị Nhật giam giữ - trong số này có không ít kẻ thù tiềm tàng). Gần 30 vạn quân của 4 nước tràn ngập trên một đất nước chỉ có vài chục ngàn vệ quốc đoàn, dân quân tự vệ, một chính phủ chưa có kinh nghiệm điều hành... Đó là những thử thách chưa từng có trong lịch sử.
Tài năng kiệt xuất của Đảng Cộng sản Việt Nam – đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện đầy đủ sự bình tĩnh, vững vàng “lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua những thác ghềnh hiểm nguy để lướt tới”. Nhưng, bên cạnh đó, chúng ta cũng phải khẳng định rằng: bằng sự nhạy cảm xuất chúng, từ 4 năm trước, Hồ Chí Minh đã đặt 20 vạn quân Tưởng (và thế lực đế quốc sau lưng Tưởng) vào tình thế không thể phủ nhận sự chính nghĩa, hợp quy luật, hợp lòng dân của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Rõ ràng nếu không có một lý do xác đáng, các thế lực đế quốc và tay sai phản động không thể nào ngang nhiên chà đạp (điều chúng có thể) lên chủ quyền... “Một dân tộc đã đứng về phe đồng minh chống phát xít mấy năm nay...” (Tuyên ngôn độc lập).
Trong gần 20 năm (1924-1941) Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã thực hiện đến ba lần đến – trở về - dẫn dắt cách mạng Việt Nam mà chúng tôi tạm gọi bằng một từ chưa thỏa đáng là “bất thường” đều gắn liền với những bước ngoặt quyết định của sự phát triển cách mạng Việt Nam. Quả thực, thiên tài là người có thể nhìn thấy, biết trước tất cả những gì mà những người bình thường khác không thấy được, dù chân lý của quy luật lịch sử đã hiển hiện ở chân trời.
John Fitzerald Kennedy từng nói rằng, để đặt một cái tên cho cơ quan quản lý mọi nguồn viện trợ của Hoa Kỳ - Cục phát triển quốc tế (Agency for International Development) ông ta cũng phải trăn trở nhiều tháng trời. Kennedy cũng nhấn mạnh rằng, đây là một trong những thành công nhất mà ông ta có thể: tên viết tắt của tổ chức này có nghĩa là “Viện trợ” (AID)!
Nhắc lại chuyện này, chúng tôi không có ý định so sánh cách đặt tên của Hồ Chí Minh đối với Mặt trận đoàn kết dân tộc – Mặt trận Việt Minh (trước Kennedy đúng 20 năm) mà chỉ có thể khẳng định rằng: Cứ mỗi năm tháng trôi qua, cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân cách vĩ đại và thiên tài cách mạng kiệt xuất của Chủ tịch Hồ Chí Minh càng bộc lộ rõ ràng hơn khi chúng ta lần giở lại những gì Người đã đóng góp, vun đắp cho non sông đất nước ta. Ở Người, sự nhạy cảm không chỉ là một bản chất đặc biệt của trái tim giàu nhân ái mà còn là sự phản ánh đầy đủ chính xác một tầm nhìn, một tư duy khoa học... Hợp tất cả những điều tinh túy nhưng rất đỗi bình dị ấy là nguyên do để tên tuổi Hồ Chí Minh sống mãi với thời đại mang tên Người, với dân tộc Việt
H.V.T
___________
(1) Trần Dân Tiên Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, NXB ST, HN,1976
(2) Hồ Chí Minh toàn tập, tập 3, NXB Chính trị quốc gia, H, 1995, tr 160
(3) Hồ Chí Minh (sđd), tr174
(4) Hồ Chí Minh (sđd), tr185
(5) Hồ Chí Minh (sđd), tr506