L.T.S: Không ngoài mục đích "hâm nóng" tờ tạp chí lên, ngày 1.8.1998 tại trụ sở Tạp chí Của Việt, dưới sự chủ trì của đồng chí Tổng biên tập Cao Hạnh - Tổ phóng sự Tạp chí Của Việt đã chính thức ra mắt và họp phiên đầu tiên. Nhân sự kiện này, Lâm Chí Công - Cây bút phóng sự “thuộc trường phái bạo lực” thực hiện một “phóng sự" nhanh phác thảo chân dung các đồng nghiệp của mình dưới cách nhìn đầy chất u-mua và cũng đầy "tính chủ quan" đúng như chân dung tự họa của tác giả.
CV. trân trọng giới thiệu và xem đây như là "ra mắt” với bạn đọc, bạn viết gần xa.
X |
in bắt đầu từ “nhà phóng sự” ĐINH NHƯ HOAN. “Phóng sự từ ngã ba sung sướng” là nhan đề của một phóng sự viết về nạn mua bán dâm công khai và có quy mô lớn ở bãi C15 từ những ngày đầu mới chia tỉnh. Về phương diện tít đã được các đồng nghiệp bình chọn vào top-ten một trong mười cái tít hay nhất của mọi thời đại. Nhiệt tình công dân cộng với một bút pháp điều tra trực diện, dũng cảm, dám nói lên sự thật và không ngại trình bày quan điểm cá nhân đã khiến cho phóng sự của Đinh Như Hoan mang nhiều hơi thở nóng bỏng của đời sống hôm nay. Đó vừa là điểm mạnh vừa là điểm chưa mạnh của anh. Người ta còn ít tìm thấy trong phóng sự của Đinh Như Hoan những chi tiết đắt giá hoặc những đoạn văn “đài hơi” gây cảm giác “thư giãn”. Anh tỏ ra có những góc nhìn toàn diện trước đời sống: bên cạnh những cái xấu thì cái tốt vẫn đang ươm mầm, cùng với cái tích cực là tiêu cực vẫn song hành. Phóng sự "Rừng ơi” lên án nạn phá rừng hủy liệt môi sinh thì “Tân Lâm bây giờ xanh lắm” là một mảng màu sáng mà không phải ai cũng viết hay, cuồn hút được như Đinh. Công việc “bếp núc” cùa một Tòa soạn báo đã choán nhiều thì giờ của anh. Và có lẽ vì thế, “sự nghiệp chống tiêu cực” của Đinh Như Hoan có phần chững lại, không còn khí thế như 5-7 năm trước. Nhiều bạn đọc tin yêu và quý rnến anh vẫn “mong đợi ngậm ngùi”: Bao giờ Hoan lại như xưa (?!)...
Xuất hiện lần đầu tiên trên tạp chí Của Việt với phóng sự “Con gà mái trắng ẩn nấp ở đâu”
Càng về những năm sau này, Nguyễn Hoàn đi sâu vào lĩnh vực điều tra kinh tế với những phóng sự lật trần những "tảng băng chìm” tiêu cực, tham nhũng.
Ở lĩnh vực này anh đã bộc lộ một khả năng tự học hỏi, nắm bắt vấn đề một cách sâu sắc với những kiến giải khiến không ít nhà chuyên môn phải... ngỡ ngàng (!). Nhưng dường như vì quá “đam mê” trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực, anh lại để mất đi một thế mạnh rất... mạnh của mình đó là viết những “phóng sự dài hơi” mà chỉ có với thể loại đó Nguyễn Hoàn mới có dịp phô diễn hết khả năng triết luận và chữ nghĩa. Nếu quan niệm “phải viết ngắn, ngắn hơn nữa” được hiểu như là một nghĩa vụ và trách nhiệm đối với bạn đọc thì đồi lúc Nguyễn lại có vẻ như quá ham sa đà, dông dài, chữ nghĩa hoa mĩ không thật cần thiết. Lại nói chuyện “ngày xưa”, thời anh đạp xe đạp lọc cọc mấy chục cây số lên Nghĩa trang Trường Sơn, rồi sau đó xuất hiện “Mai sau dù có bao giờ - một tác phẩm báo chí đỉnh cao” trong làng báo Quảng Trị. Và cho đến bây giờ, anh vẫn chưa tự vượt qua chính mình. Một sự chững lại chăng?
ĐÀO TÂM THANH là một nhà báo tài hoa: viết văn, làm thơ, kiêm họa sĩ nghiệp dư. Chữ nghĩa bay bướm, có khả năng tạo ra những đoạn văn hay bằng những cấu trúc câu giản dị nhưng lôi cuốn người đọc bằng tính chân thật và khả năng miêu tả, kể chuyện có nghề. “Đánh cá xa bờ” - một bút ký vừa đăng trên Cửa Việt cho thấy "Vùng phủ sóng” của anh không chi dừng lại ở lĩnh vực văn hóa văn nghệ vốn là thế mạnh của anh. Đào Tâm Thanh không có “quyết tâm gây sốc” bằng những phóng sự “gân guốc”, nhiều vấn đề, anh lặng lẽ đào sâu, suy nghĩ về những con người, những miền quê nhỏ bé, bình thường và thông qua đó thông điệp mà anh nhắn gởi là cuộc sống được tạo dựng, phát triển chính nhờ những con người “bé nhỏ, bình thường” chớ không phải ở những lời lẽ đao to búa lớn, những bài diễn văn hoa mĩ và suôn sẻ. Trong phóng sự của Đào Tâm Thanh ít thấy cái Tôi tác giả. Người đọc đòi hỏi nhiều hơn ở anh một sự bày tỏ thái độ và những đề xuất để thay đổi tình hình chứ không dừng lại ở mức... phản ánh hiện thực.
“Lùn lùn nhưng vẫn vui tươi” của NGUYỄN TIẾN ĐẠT cũng được coi là một trong mười cái tít hay nhất của mọi thời đại. Đằng sau sự tự giễu cợt, phê phán mình là một Nguyễn Tiến Đạt tự tin và tài hoa. Phóng sự đầu tiên của anh đăng trên Cửa Việt năm 1991 là “Trong cơn lốc hàng lậu” viết về nạn buôn lậu qua biên giới Việt - Lào, qua đường 9. Có thể coi đó là phát súng mở màn cho một loại phóng sự mới mà trước đó chưa có: rất chú trọng đến chi tiết, viết rất văn chương nhưng cũng rất... báo, nó nằm giữa ranh giới của bút ký văn học và phóng sự. Cuốn hút bằng lối văn thông tấn đầy ắp sự kiện, nhiều chi tiết hay, và một cái tôi tác giả “nhảy bổ” vào sự kiện, phóng sự của Nguyễn Tiến Đạt gây ấn tượng mạnh và khiến cho các cơ quan công quyền không thế không quan tâm. Năm 1997, với phóng sự dài kỳ Chữ Bác Hồ trên vạn lý Trường Sơn, anh đã được hội Nhà báo Việt Nam trao giải B giải báo chí toàn quốc và rinh về một giải thưởng 9 triệu đồng. Người đọc thuộc trường phái tế nhị và lịch sự đôi lúc “nổi khùng” vì những chi tiết, đoạn văn rất... tục của Đạt, tỷ như “mùi hôi nách cộng với mùi nước hoa Phờrăngxe... thành mùi ngã ba háng”, “em nép vào anh rất gà mái”...
Trên thực tế, chất chiến đấu trong cây bút phóng sự của Nguyễn Tiến Đạt ngày đang... nhạt hơn. Anh không còn xông xáo, quyết liệt như... xưa (!) Trong khi bạn đọc vẫn rất kỳ vọng và chờ đợi. Liệu có còn không những phóng sự kiểu như Trong cơn lốc hàng lậu?
Y THI được bạn đọc Cửa Việt biết đến như là một cây bút chuyên sâu về lĩnh vực văn hóa. Phóng sự của anh bay bổng, giàu chất văn chương. Những chuyện đời chuyện người, chuyện làng xóm... dưới cách nhìn của Y Thi đã ánh lên những sắc màu lung linh của vẻ đẹp làng quê bằng môt giọng kể thủ thỉ, nhiều cung bậc tình cảm. Mây trắng ơ hờ mây trắng bay hoặc Tôi ở núi này chạnh nhớ núi kia,... là những bút ký dịu dàng nhưng nặng nghĩa ân tình với những tên đất tên làng Quảng Trị. Người đọc trong "thời đại công nghiệp" nhận xét phóng sự của Y Thi có một văn phong hơi rề rà, thiếu không khí. Tuy nhiên, người ta nhận ra đằng sau sự thủng thẳng, rề rà đó là một thủ thuật "cù đọc" khéo léo và tinh tế của một cây bút từng trải và chủ động cao về ngôn ngữ. Gần đây, Y Thi tỏ ra là "nhà phóng sự” xông xáo có tính chiến đấu cao khi anh đụng chạm đến những vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa - một lãnh địa còn không ít tồn tại nhưng cũng cực kỳ nhạy cảm và tế nhị. Bạn đọc khó tính vẫn đặt ra những yêu câu cao đối với Y Thi, tỷ như trong phóng sự của anh vẫn còn ít những chi tiết đắt giá, tính vấn đề mà anh đề cập chưa cao - chưa thật... phóng sự!
Nhà báo MINH TỨ là một “hiện tượng”, một trong những Phó tổng biên tập báo Đảng trẻ nhất của cả nước. Anh chính chắn, già dặn. Đào sâu và đi đến tận cùng nỗi đau của đồng bào, đồng chí mình, Minh Tứ làm xúc động người đọc bằng những bút ký văn học nhiều chi tiết và một giọng kể tha thiết đầy nhân bản. Chuyện về một người du kích ở chân cầu Trắng hoặc về một sĩ quan quân đội về hưu ở tuyến lửa Vĩnh Linh với vườn cò bào vệ môi sinh trong thời bình... chỉ là những đề tài rất bình thường trong đời sống ngổn ngang và bộn bề hôm nay nhưng Minh Tứ đã biết cách để làm “bật dậy” nhiều vấn đề. Anh sống gần gũi và tỏ ra có tài quan sát về mảng đời sống của những số phận - người không may mắn, bất hạnh. Và mặt khác anh có nhiều phẩm chất của một nhà báo... hạng một: cẩn trọng, đi nhiều ghi chép nhiều, biết tìm ra những điều bất bình thường, trong cái ngỡ như bình thường biết nhận ra cái lớn trong cái ngỡ như không lớn, v. v... Giá như Minh Tứ chú trọng nhiều hơn đến việc đẩy nhanh tiết tấu và khắc phục được một giọng kể có vẻ hơi rề rà, “rủ rê” thì phóng sự của anh sẽ chiếm được cảm tình của bạn đọc một cách toàn diện hơn.
Nhà phóng sự “thuộc trường phái lãng mạn” LÊ ĐỨC DỤC nổi tiếng về sự xê dịch và tốc độ làm việc. "Biên độ” nổi tiếng của anh không còn là sở hữu riêng của mảnh đất Ca-e-Quảng Trị nữa rồi - Anh là “nhà phóng sự” của khu vực, quốc gia. Cực kỳ nhạy cảm và nhanh nhạy, Lê Đức Dục hầu như đã có mặt và viết rất sâu sắc về mọi “điểm nóng” ở hầu khắp đất nước. Phóng sự của Dục cho thấy ở anh có một khả năng báo chí bẩm sinh và một năng lực làm việc có tốc độ cao đáp ứng được đòi hỏi của phong cách làm báo hiện đại. Cái Tôi - tác giả trong phóng sự của Dục được thể hiện rất rõ, anh không ngần ngại bộc lộ mình không tìm cách giấu biệt “lý lịch” như nhiều người thiếu bản lĩnh khác vẫn thường làm. Tuy nhiên, cũng vì vậy, đôi lúc cỏ cảm giác anh hơi bị lên gân, lời lẽ hơi to tát, thậm chí có cả những xúc cảm chưa đến độ.
Nhà báo có biệt hiệu "Người nông dân nổi dậy" ĐĂNG THƠ - là cây bút phóng sự "đặc phái viên"* của Báo Quảng Trị và Cửa Việt ở khu vực Bắc Quảng Trị. Trong tự bạch nghề nghiệp, Đăng Thơ viết: "Làng quê, những cánh đồng là nơi tôi sinh ra lớn lên và nguyện suốt đời gắn bó thủy chung..." Có lẽ vì thế mà trong phóng sự cùa Đăng Thơ thường mang hơi thở của đất, mùi hương của lúa, vị mặn mồ hôi của những người làm ra chúng. Chỉ cần nhìn vào nhan đề những bài viết của Đăng Thơ: Rừng ơi, còn đâu? Muối mặn đừng quên, Lênh đênh làng chài... cũng đủ thấy anh là nhà phóng sự chuyên... "phóng sự mặt trái". Quyết tâm đi đến cùng sự thật, vạch trần lên án những tiêu cực, bất công trong xã hội. Đăng thơ có sức cuốn hút người đọc bằng một giọng văn chắc nịch, hơi... nhà quê. Anh viết chật vật và đau đớn với từng con chữ, xuất hiện nhiều những cái tên Đăng Thơ đã đọng lại trong bạn đọc với những tình cảm đẹp.
Và sau cùng là một chân dung tư họa: LÂM CHÍ CÔNG. “Bị” các đồng nghiệp xếp vào danh sách các nhà báo “thuộc trường phái bạo lực”. Quyết tâm gây thương tổn và kêu gọi đứng về phía Tốt để chống lại cái Xấu, cái ác, phóng sự của Lâm Chí Công quyết liệt đến cực đoan, tha thiết đến... thái quá. Phóng sự có không khí cuốn hút bởi một tốc độ có vẻ hơi gấp gáp khiến cho người đọc nhận ra một Lâm Chí Công chưa thật chín. Nhiệt tình công dân cao, sự khát khao đổi mới và một khả năng phát hiện vấn đề nhanh nhạy đã giúp cho Công có được những phóng sự “gây thương tổn” hiệu quả. Nhưng bạn đọc vẫn nhận ra ở đó những nhược điểm: nhìn nhận đời sống thiếu toàn diện, đôi lúc hơi hằn học, nhiều mảng kiến thức cần được... tiếp tục “bổ túc”. Với phóng sự điều tra "Tiền nhà nước đâu phải là vỏ hến ", Hội Nhà báo Việt Nam đã trao giải A báo chí toàn quốc năm 1997 cho Lâm Chí Công.
L.C.C