Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 04/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Con người và mảnh đất Khe Sanh, Hướng Hóa trong tập ký- phóng sự Giấc mơ của đất*

G

iấc mơ của đất(*) của nhà báo Lâm Chí Công với rất nhiều câu chuyện, vấn đề đã và đang để lại những buồn, vui, trăn trở và hy vọng, chờ đợi và mong muốn trên mảnh đất Quảng Trị thân thuộc. Nhiều câu chuyện và cảm xúc trong Giấc mơ của đất diễn ra trên “vùng đất hai huyện” Khe Sanh, Hướng Hóa thể hiện vốn sống và tình cảm đã được tích lũy trong đời sống và nghề báo mà tác giả đã lựa chọn dấn thân để “nói sự thật cho mọi người cùng biết” (Vũ Trọng Phụng).

Tìm hiểu về Khe Sanh, Hướng Hóa qua tập ký-phóng sự Giấc mơ của đất, người đọc gặp những người phụ nữ Vân Kiều, Pa Cô như Y Muôn ở xã A Xing (Từng khâu rựa... nữ quyền) trong câu chuyện về thực tế đạt tới bình đẳng giới với phụ nữ miền núi nhích từng khâu rựa mặc dù đã có không ít những việc làm cụ thể để “tăng nữ quyền cho chị em” và hàng trăm chị em phụ nữ như Y Khey, Y Chuẩn, Y Thâu ở xã A Xing, Pỉ E ở xã Thanh, Y Đào ở A Túc rủ nhau đi học đếm tiền, học cách đun bếp lò để tự tin hơn trong cuộc sống và bây giờ sướng lắm, thực quyền lắm, bình đẳng lắm khi đã được tôn trọng, trao quyền trong nhà cũng như ngoài xã hội nhiều hơn trước bội phần cùng những người đàn ông Vân Kiều, Pa Cô biết vượt qua hủ tục, ủng hộ và giúp đỡ vợ và con gái trong cuộc sống như Ăm Khey (Rủ nhau đi học đếm tiền). Bên cạnh đó, phóng sự “Cậu bé không chân” thành triệu phú đưa người đọc gặp nỗi vất vả cùng niềm vui, lòng tự hào của cậu bé không chân Hồ Văn Phơi có nửa tỉ đồng bằng nghề sửa chữa xe máy giữa núi rừng Trường Sơn, có uy tín, làm việc có đạo đức và thương người. Với mỗi câu chuyện được kể trong Giấc mơ của đất, người đọc có chung cảm nhận nhà báo Lâm Chí Công có sự quý mến những con người biết cách vun đắp và đổi thay, làm tốt đẹp hơn cuộc sống trên miền đất Khe Sanh nói riêng, Hướng Hóa nói chung như chị Ka Nưm ở bản Pa Nho làm lúa nước, biến đồi trọc thành vàng, hết lòng thương yêu, giúp đỡ mọi người (Ka Nưm ngọn đèn của bản), như ông Hồ Phúc Yên sau khi chiến thắng hủ tục đã cùng vợ mở núi làm đường dài hơn 13 km cho xe ô tô chạy từ xã A Túc vào Pa Tầng và ông Hồ Mơ ở bản Pring, xã A Dơi bỏ ra ba năm làm con đường nối từ đường 135 vào vùng rừng Re Lau để giúp bà con dân bản bớt nhọc nhằn đồng thời trồng lại khu rừng phòng hộ đầu nguồn để rừng che chở, bảo vệ con người và nuôi hơn mười trẻ mồ côi nên người (Hai người Pa Cô được đặt tên đường).

Nhiều trong tập ký-phóng sự Giấc mơ của đất là những nỗi trăn trở, ưu tư của tác giả trước hiện thực đời sống ở miền Tây của tỉnh Quảng Trị, nhất là đời sống của bà con các dân tộc Pa Cô, Vân Kiều giữa đại ngàn Trường Sơn. Câu chuyện Không một ba lăm ở Lìa được bắt đầu bằng sự kiện xã Thuận vượt lên bảy xã vùng biên giới Việt-Lào thuộc huyện Hướng Hóa rút khỏi danh sách xã đặc biệt khó khăn lại kết thúc với sự lo lắng trên con đường làm giàu của người dân ở vùng Lìa vẫn còn những trở ngại khi “xoài của dự án không ăn được, không bán được” và vải, nhãn thì “cây không có trái, cây có trái thì không dùng được, chợ xây xong thì không họp chợ được”. Và, nguyên nhân khiến tác giả mất ngủ ở bản Cựp, xã Húc Nghì, huyện Đakrông là hiện thực “Đường không. Điện không. Trường không. Trạm không” và dẫu đã có tín hiệu vui khi kỹ sư... cắm bản giúp bà con thay đổi tập quán vào rừng để lấy về, để khai thác, để tận thu thành vào rừng để trồng mây, trồng keo lai làm cho “giấc mơ về những cánh rừng đại ngàn là không quá xa vời” thì ưu tư thoát nghèo với việc đào tạo cán bộ địa phương là con em của bản làng, việc làm sao có điện thắp sáng, có trường học, có trạm y tế vẫn cộm lên trong từng con chữ của ký sự Vào rừng trồng mây. Theo những trăn trở của tác giả, người đọc gặp nỗi lo lắng... không tưởng trong câu chuyện về việc dự án di dân khẩn cấp đối với 408 hộ dân ở vùng lũ ống, lũ quét thuộc triền sông Đakrông và sông Ba Lòng vẫn đang... trùm mền sau ba năm (Trùm mền trốn... lũ ống) cũng như thực tế từ trận lũ quét đẩy huyện Đakrông xuống một tầng thấp hơn nhiều lần chuẩn đói nghèo” nghĩ đến cần một tư duy bền vững cho công cuộc giảm nghèo ở Đakrông (Đakrông chưa kịp giảm nghèo). Ở phạm vi rộng hơn, “sự nặng nhọc, khổ ải của lao động nghề báo” có phần tăng lên khi tác giả thực hiện phóng sự Đi Thái tham quan... bò kể về nỗ lực chống buôn lậu bò Thái Lan qua Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo, ký sự Trăn trở cùng EWEC với những yếu tố làm chậm lại, mất đi nhiều cơ hội làm giàu của người dân Quảng Trị trên Hành lang Kinh tế Đông-Tây.

Lớn lên ở Khe Sanh, Hướng Hóa nên nhà báo Lâm Chí Công có sự hiểu biết và tình yêu đối với miền đất bazan nhiều gian lao và hy vọng ấy. Qua các ký sự, phóng sự trong Giấc mơ của đất, người đọc hiểu tình cảm yêu quý của tác giả về miền đất đã nuôi lớn biết bao thế hệ bằng cây trái và ý chí, tình cảm và ước vọng, “Hồ Thị Lêng-thiếu nữ Vân Kiều, học sinh lớp 11 trường huyện, đang kỳ nghỉ hè lên rẫy giúp mẹ chăm sóc cà phê- nói rằng, em mong ước vẽ được bức tranh quê hương để tặng mẹ và những người phụ nữ của bản” (Trỗi dậy từ vùng đất lửa). Xa hơn, nhà báo Lâm Chí Công kể về niềm vui của người Pa Cô ở xã biên giới A Vao trong ngày đường ô tô vào tận xã, điện thắp sáng từng nhà dân, trạm phát ti vi và đài phát thanh vừa mới dựng xong trong phóng sự Ăn Tết trên đỉnh A Vao. Để rồi khi tiếp tục trò chuyện với người đọc về hiện thực Khe Sanh bây giờ là điểm đến hòa bình, nơi con người sống hạnh phúc, tự tin với những thương hiệu triệu đônhư Tinh bột sắn Sê-pôn, Cà phê chè Khe Sanh (Trỗi dậy từ vùng đất lửa), nhà báo Lâm Chí Công nhắc đến niềm tự hào của những gia đình hiếu học ở Khe Sanh, kể về tâm huyết những người con của Khe Sanh ham học và đỗ đạt trên con đường học vấn hôm nay quyết tâm thực hiện giấc mơ của đất ngay trên chính quê nhà Khe Sanh (Khe Sanh giấc mơ của đất).

Bằng ý chí và tinh thần mạnh mẽ, tràn đầy tự hào và tin tưởng, con người và vùng đất Khe Sanh, Hướng Hóa trong tập ký-phóng sự Giấc mơ của đất sẽ góp phần vào tương lai.

N.B.N

 

Nguyễn Bội Nhiên
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 228 tháng 09/2013

Mới nhất

Hòn ngọc Bali giữa biển xanh

30/04/2024 lúc 17:44

 Người Việt đi du lịch Bali, hầu như chỉ biết đến những bãi tắm xa

Tự do xanh quá, mênh mông quá

30/04/2024 lúc 04:11

Thơ ca không phải là ghi chép lại lịch sử nhưng lịch sử qua thơ mang một vẻ đẹp bất ngờ và độc đáo không thể hình dung hết. Tuy nhiên, để làm được điều đó, thi sĩ phải thực sự tài năng và có cơ hội tiếp cận được hiện thực lộng lẫy trong những thời khắc có một không hai của lịch sử. Hai mươi năm đánh trận trường kỳ, cả dân tộc không đêm nào ngủ được, cả dân tộc hành quân ra trận, cả dân tộc đội triệu tấn bom để hái mặt trời và có ngày Chiến thắng 30 tháng tư năm 1975, cũng là ngày mở ra cánh cửa hòa bình, thống nhất non sông cho đất nước.

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

28/04/2024 lúc 16:38

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

28/04/2024 lúc 16:33

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Trận pháo kích Cứ điểm 241

28/04/2024 lúc 16:31

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

05/05

25° - 27°

Mưa

06/05

24° - 26°

Mưa

07/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground