Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 11/12/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Đôi điều về tiếp nhận văn học theo hướng ngôn ngữ học

T

heo GS.TS KH Nguyễn Lai, nói “cơ chế chuyển mã từ mã ngôn ngữ sang mã hình tượng” tức là nói đến lý luận tiếp nhận văn học theo hướng ngôn ngữ học.

Tiếp nhận văn học được hình thành từ mỹ học tiếp nhận, một trong những thành tựu của ngành xã hội học nghệ thuật. Từ đầu thế kỷ XX, người  ta bắt đầu quan niệm văn chương là một quá trình đi từ khâu sáng tác của tác giả đến khâu tiếp nhận của người đọc. Dần dần, mỹ học tiếp nhận ra đời, mà người đầu tiên đưa ra được một mô hình hoàn thiện cho nó là Hans Rô-be Iao-xơ (H.R Jaus), giáo sư giảng dạy văn chương ở trường đại học Kôn-xtanz, Cộng hoà liên bang Đức. Theo ông, đã đến lúc chúng ta phải có một nền văn học sử của độc giả; cũng theo ông, khái niệm tác phẩm văn chương theo quan điểm mỹ học tiếp nhận phải là: Tác phẩm văn chương = văn bản văn chương + sự tiếp nhận của người đọc. Ở Việt Nam, từ khoảng năm 1970 đến nay, lần lượt các tác giả sau đây đã bàn đến lý luận tiếp nhận: Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Lai, Nguyễn Văn Dân, Trần Đình Sử, Phương Lựu, Nguyễn Thanh Hùng, v.v…

Lý luận tiếp nhận không xem một tác phẩm văn học là cố định kiểu vật thể bất biến mà coi nó là một chính thể, hệ thống, một quá trình. Lý luận tiếp nhận làm lộ rõ đặc trưng ký hiệu của hình tượng. Lý luận tiếp nhận dọi ánh sáng vào chủ thể tiếp nhận, để cho thấy rằng, trên hiện thực, tính năng động của chủ thể tiếp nhận là có thật và tính năng động này đóng vai trò tích cực trong việc khách quan hoá cái chủ quan và chủ quan hoá cái khách quan trong quá trình thụ cảm nghệ thuật thông qua hình tượng.

Trở lại vấn đề cơ chế chuyển mã, từ mã ngôn ngữ sang mã hình tượng, thuộc phạm vị của tiếp nhận văn học theo hướng ngôn ngữ học, chúng ta thấy nổi lên những vấn đề sau đây:

1. Tác phẩm nghệ thuật ngôn từ chứa những lớp nghĩa như: Lớp nghĩa của từ, lớp nghĩa của hình ảnh, lớp nghĩa của hình tượng và lớp nghĩa của tư tưởng. Vấn đề nội dung - hình thức luôn luôn phải được nhìn từ sự vận động gắn với quá trình tạo nghĩa (tạo nghĩa thuộc cả phía sáng tạo và phía tiếp nhận). VÊn đề tạo nghĩa không tách khỏi vai trò chủ quan của hình tượng thẩm mỹ, một phạm trù vừa mang tính nội dung lại vừa mang tính hình thức. Sau rốt, cái biểu đạt không đơn giản là công cụ tu từ mang tính kỹ xảo mà là một chất liệu, một phương tiện để đồng hoá nhận thức thẩm mỹ, làm nên một chỉnh thể nghệ thuật, đó là cái được biểu đạt.

Cùng với ngôn ngữ học đang hướng về phía ngữ nghĩa, khoa học văn học hướng nhiều về tín hiệu học, dùng cơ chế nội dung - hình thức không tách rời của tín hiệu học làm cơ sở xuất phát, để khắc phục thiên hướng tư biện về nội dung trong khi lý giải quan hệ giữa nội dung và hình thức. Ngôn ngữ tự thân không có suy nghĩ và xúc cảm. Nhưng, khi sử dụng nó như một công cụ, người ta sử dụng một cách có ý thức và trong chiều sâu các lớp nghĩa do ngôn ngữ hiển thị, người đọc nhận ra những điều mà họ đồng cảm, những điều đó không phải là bản thân ngôn ngữ như một vật thể vật lý mà là do ngôn ngữ như một hiện tượng vật lý - tâm lý xã hội.

Vì vậy, nói đến chuyển mã là phải có quan niệm động để nhìn từ góc độ tín hiệu học mà xét quá trình hoạt động chuyển hoá giữa nội dung và hình thức trong mối quan hệ của những phạm trù chủ quan, khách quan, vật thể, phi vật thể.

2. Như đã nêu, tác phẩm nghệ thuật ngôn từ có các lớp nghĩa: lớp nghĩa từ vựng, lớp nghĩa hình ảnh, lớp nghĩa hình tượng và cuối cùng là lớp nghĩa tư tưởng. Hoạt động sáng tạo là hoạt động tạo nghĩa, hoạt động tiếp nhận là hoạt động giải mã, Vì vậy, xét cơ chế chuyển mã, từ mã ngôn ngữ sang mã hình tượng, không thể không đề cập đến vấn đề tạo nghĩa.

Lớp nghĩa cuối cùng trừu tượng (tư tưởng) không phải là tổng số nghĩa từng từ trong tác phẩm được cộng lại.

Yếu tố tâm lý là hạt nhân tạo ra tiềm năng cơ động cho tín hiệu, có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình sáng tạo văn chương. Tín hiệu là một tổng thể bao gồm hai mặt thống nhất: hình ảnh âm thanh và khái niệm. Tín hiệu luôn luôn hướng tới đối tượng tiếp nhận, luôn luôn bị quy định bởi góc độ xã hội - lịch sử cụ thể của người tiếp nhận. Hạt nhân tâm lý tạo ra tiềm năng cơ động cho tín hiệu có vai trò quan trọng đối với quá trình tạo nghĩa. Khảo sát văn học chính là tiếp cận tính vừa nội dung vừa hình thức của các qui mô liên kết từ nhỏ đến lớn đang chuyển hoá lẫn nhau trong quá trình tạo nghĩa. Ngôn ngữ - qua dấu hiệu vật lý và tâm lý của nó - đã tự mở ra khả năng chuyển hoá nhiều mặt, nhiều chiều giữa nội dung và hình thức cũng như giữa cái chung và cái riêng cho quá trình tạo nghĩa.

3. Lâu nay, người ta có thói quen nhìn nhận tác phẩm văn học trong thế ổn đÞnh, tĩnh tại, theo hướng ý đồ sáng tác, tức là cô lập hoá tác phẩm, không xét tác phẩm trong một quá trình, một chính thể từ sáng tác đến tiếp nhận. Đó là một nhận thức lệch lạc. Cách nhìn đúng phải là nhìn thấy sự chuyển hoá tác phẩm của nhà văn vào ý thức độc giả. Như vậy, khi ngôn ngữ hoá thân thành hình tượng, khi ngôn ngữ trở thành cấu trúc phi ngôn ngữ, ta phải thấy quá trình tạo nghĩa từ góc độ người sáng tạo chuyển sang quá trình chuyển nghĩa từ góc độ người tiếp nhận. Chính từ cơ sở ấy, chúng ta mới có điều kiện nhận rõ thế nào là phẩm chất năng động của chủ thể tiếp nhận trong quá trình chuyển mã từ mã ngôn ngữ sang mỗi hình tượng, đồng thời phẩm chất này không thể tách rời với thao tác vừa tạo nghĩa vừa chuyển hoá nghĩa.

4. Quá trình vừa tạo nghĩa vừa chuyển hoá nghĩa diễn biến như sau: từ tiếp nhận trở thành bộc lộ, từ thông tin lôgíc khúc xạ thành thông tin thẩm mỹ, theo đó, lý trí và tình cảm đan kết vào nhau làm nên một chỉnh thể, để rồi tác phẩm gặp nhau, cộng hưởng và đồng sáng tạo. Tác phẩm văn học đi đến tận cùng con đường đi của nó và nó tồn tại trong tr¹ng thái hoạt động, chuyển hoá vào người đọc khi người đọc có một n¨ng động tiếp nhận tương ứng.

5. Khi đề cập vấn đề cấu trúc phi ngôn ngữ thì phải chú ý đến hoạt động tiếp nhận và khi đề cập tiếp nhận phải giải quyết vấn đề chuyển mã từ mã ngôn ngữ sang mã hình tượng. Chúng ta phải phát hiện xem điều gì đã xảy ra đối với cái mà ta gọi là hoạt động năng động của chủ thể tiếp nhận vốn có liên quan đến cấu trúc phi ngôn ngữ.

Mã hình tượng là một loạt tín hiÖu lấy ngôn ngữ làm tiền đề, nhưng nó không đồng nhất với mã ngôn ngữ về mặt cấp độ. Phẩm chất cuối cùng của nó không là phẩm chất vật thể như mã ngôn ngữ. Mã ngôn ngữ, trong quá trình chuyển mã, không tồn tại đơn thuần tự thân mà nó chỉ là một phương tiện gợi dẫn có định hướng để làm hình thành những mã khác trừu tượng hơn và giàu ý nghĩa xã hội hơn ở người đọc, đó là mã hình tượng.

6. Trạng thái chập mạch giữa nội dung và hình thức xảy ra không phải ít đối với nhiều chủ thể tiếp nhận văn học. Về hình thức, có hình thức bên trong và hình thức bên ngoài. Hình thức nào cũng bắt đầu từ ngôn ngữ, lấy ngôn ngữ làm điểm tựa. Hình thức không thể tự đứng tách rời một cách siêu hình.

    P.T.X

 

Phạm Thọ Xuân
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 181 tháng 10/2009

Mới nhất

Bế mạc Trại sáng tác văn học nghệ thuật chủ đề “Người lính với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và quê hương Quảng Trị”

13 Giờ trước

Chiều ngày 10/12, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị phối hợp Hội Văn học nghệ thuật tỉnh tổ chức bế mạc Trại sáng tác văn học nghệ thuật chủ đề “Người lính với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và quê hương Quảng Trị” năm 2024.

Ban Chính sách với sứ mệnh kết nối thiêng liêng

10/12/2024 lúc 12:24

Ban Chính sách, Phòng Chính Trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Quảng Trị được giao nhiều nhiệm vụ quan trọng, không chỉ hỗ trợ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ mà còn thực hiện các chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng...

Kỷ niệm 73 năm Ngày truyền thống Mỹ thuật Việt Nam và khai mạc Triển lãm hội họa Lê Hữu Quỳnh

08/12/2024 lúc 15:03

TCCVO - Sáng nay 8/12, tại thành phố Đông Hà, Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) tỉnh Quảng Trị phối hợp với Chi hội

Tạp chí Cửa Việt đoạt giải Khuyến khích Giải thưởng Toàn quốc về Thông tin đối ngoại lần thứ X

03/12/2024 lúc 23:05

TCCVO - Tối ngày 3/12/2024, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại đã tổ chức Lễ trao Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.

Hơn 14.000 bức ảnh tham gia Cuộc thi ảnh nghệ thuật cấp Quốc gia "Tự hào một dải biên cương" lần thứ III

25/11/2024 lúc 23:57

TCCVO - Tối ngày 25/11/2024, tại Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội (Đống Đa, Hà Nội) diễn ra Lễ trao giải Cuộc thi ảnh nghệ thuật cấp Quốc gia "Tự hào một dải biên cương" lần thứ III . Cuộc thi do Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Công an, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và các đơn vị liên quan tổ chức.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

12/12

25° - 27°

Mưa

13/12

24° - 26°

Mưa

14/12

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground