T |
rong số không nhiều những tác phẩm dự cuộc thi tiểu thuyết 1998-2000 của Hội Nhà văn Việt Nam vừa được chọn in có tiểu thuyết “Có một nơi lá mãi xanh” của Trần Xuân An. Sinh ra ở Thành Nội Huế từ 43 năm trước, nhưng Trần Xuân An xa Huế dễ đã gần hai chục năm. Vì mưu sinh và số phận trôi dạt, chàng sinh viên Huế Trần Xuân An từng lên Tây Nguyên dạy học, rồi trở về làng quê nóng bỏng gió Lào cát trắng của Quảng Trị và nay “đứng chân” tại thành phố Hồ Chí Minh. Cũng là một cây bút “mới” trong làng văn xuôi như Nguyễn Việt Hà (tác giả tiểu thuyết đang gây dư luận “Cơ hội của Chúa” chỉ khác là trước đó Trần Xuân An đã là tác giả của bảy tập thơ. (Nắng và mưa – 1991; Hát chiêu hồn mình – 1992; Tôi vẫn ở trên đường – 1993; Lặng lẽ ở phố và Kẻ bị ném vào bão – 1995; Hát với đời ơi thương mến – 1996; Quê nhà yêu dấu – 1998). Có lẽ vì thế tiểu thuyết của anh đậm đà chất thơ. Đề tài không mới, cũng không là “đề tài lớn” – chuyện ngoại tình của Niên, một thầy giáo trở thành nhà văn với Cúc Tần, một cô giáo trung học dạy Việt văn, ba mươi hai tuổi, độc thân, xinh đẹp, thông minh, dịu dàng”, cũng là “đồng chủ quán” cà phê “Lá Xanh”. “Có một nơi lá mãi xanh” còn là một tiểu thuyết về một cuốn tiểu thuyết: chuyện bản thảo tiểu thuyết đầu tay của Niên từng bị đồng nghiệp xoi móc “đánh đập” được viết lại, nâng cao, sau mười năm trải nghiệm cuộc đời của chính tác giả...Và những ngẫu nhiên không thiếu trong cuộc đời đã khiến Niên hội ngộ với những đồng nghiệp từng “đánh đập” anh ngày trước trong một tình thế khá éo le: cả Cúc Tần và đôi vợ chồng chủ quán “Lá Xanh” đều là những người thân ruột rà với cô hiệu trưởng và vị bí thư chi bộ nơi Niên dạy học. Là cháu ruột cô hiệu trưởng, cô bé Cúc Tần hồi 13 tuổi đã mê mải lén đọc bản thảo tiểu thuyết “Những mùa thơ dại” bị “tịch thu”. “Một kỷ niệm buồn đau và buồn cười xảy ra năm anh hai mươi ba tuổi! Chả là, với bản thảo mười tám tuổi, anh dẫu sao vẫn còn ấu trĩ lắm. Sự ấu trĩ còn ở người tịch thu bản thảo nữa. Bây giò, những tấm lòng đã rộng mở, những con mắt đã sáng hơn, khoan dung hơn...Năm tháng qua đi, những bức xúc cay đắng cũng trở thành kỷ niệm êm đềm, ngọt ngào. Thời gian có lòng nhân hậu của có...” (trang 65)
Thực ra thì có lẽ không phải nhờ “thời gian nhân hậu” mà chính nhờ cách nhìn đời đôn hậu của tác giả nên cuốn sách, dù nói đến những thành bại, lỗi lầm trong cuộc đời, vẫn có nhiều trang đậm chất thơ, gieo thêm niềm tin yêu vào cái đẹp, vào sự hướng thiện của con người cho bạn đọc. Những trang viết của Trần Xuân An kỹ lưỡng, tâm lý nhân vật khá tinh tế. Có thể nói phần nào cuộc đời thăng trầm của tác giả đã được tái hiện trong tác phẩm. Sức cuốn hút của tác phẩm không phải ở tính bạo liệt, gay cấn như một số tác phẩm ăn khách gần đây, mà chính ở nơi “Lá Xanh”, chính ở vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật - những con người luôn trăn trở, trung thực đối diện với chính mình để không ngừng hoàn thiện. Xung đột của Niên cũng như Cúc Tần và cả những nhân vật phụ không phải với kẻ đối địch mà chủ yếu với chính bản thân mình. Cuộc đấu tranh nội tâm không ồn ào ấy chính là “đất” của tiểu thuyết nhưng đồng thời cũng là thử thách đối với nhà tiểu thuyết. Trần Xuân An đã dám chấp nhận “thử thách” và đây mới chỉ là cuốn tiểu thuyết đầu tay của anh. Được biết anh vừa gửi bản thảo cuốn tiểu thuyết thứ hai dự cuộc thi tiểu thuyết của Hội Nhà văn Việt
Huế 8/1999
N.K.P