Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 28/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Đón nhận

Đ

ến với “Bóng đời”, (tập thơ của Nguyễn Huấn- Nhà xuất bản Hội Nhà văn Việt nam 2009). Tr­ớc hết ta gặp một sự nuối tiếc quá khứ, sự biết ơn- lòng tri ân và những nỗi buồn man mác.

Chiều rơi nào nhớ ai đâu

Mà sao gió  cứ thổi đau lá vàng

Nhắc chi thuở ấy xốn xang

Nửa chiều bóng vắng mênh mang đợi chờ....

(Hồi niệm).

Buồn nếu không phải thứ lạm phát để ra vẻ, làm dáng- thì hiển nhiên là một thuộc tính tâm lí, nằm trong “bảy tình” vốn có của ng­ời ta. Nh­ trái đất có ngày phải có đêm, màu sắc có gam nóng bên gam lạnh, cuộc đời có niềm vui và nỗi buồn, mà th­ờng là buồn nhiều hơn vui. Cho nên, kiệt tác văn ch­ơng đ­ợc cả Dân tộc x­a cũng nh­ nay- từ vị Hoàng đế chí tôn mê nôm Thúy Kiều của thế kỷ tr­ớc, đến đất hỏa tuyến- những chàng trai lớp bảy lại ngâm Kiều sau những đợt giao tranh đều yêu thích, mới là một tiếng kêu “đứt ruột”. Nguyễn Trãi- tác giả một áng “thiên cổ hùng văn”- khi đón mùa đẹp nhất trong năm, cũng than thở: “Thức Xuân một điểm não lòng nhau”. Có phải vì sầu bi mà họ kém vĩ đại đi đâu. Phải chăng chính vì mang những nỗi buồn sâu sắc đó, thiên tài lại càng nhân bản, thân thiết với chúng ta hơn?

Vậy thì ai có thể đứng mãi trên t­ thế kiễng gót, trái tự nhiên! Ngẫm cho cùng, nỗi buồn không chỉ là một thực trạng tâm lí khác với niềm vui. Nó còn nh­ búi rơm lót ổ cho niềm vui, nh­ lòng trắng trong quả trứng hạnh phúc, làm sáng giá thêm nỗi niềm vui đích thực. Đã chẳng có những giọt lệ vỡ òa và sung s­ớng đó sao? Nh­ thế thì nỗi buồn trong “Bóng đời” có gì xa lạ với ta- nhất là nỗi buồn vì tiếc nuối dĩ vãng, nhớ lại những bến cũ, ngày qua, những dấu x­a bàng bạc thuộc dạng tâm trạng nằm lòng của nhân loại. ở “Bóng đời”, nỗi buồn quá khứ ấy có một vẻ đẹp lắng đọng riêng:

Thanh thản quá em ơi- anh đã nói đ­ợc điều phải nói

Với em- Vaxilixa và cả cuộc đời

Cho màu xanh khát vọng sinh sôi

Anh ra đi vì những điều cần dừng lại...

(Chào Vaxilixa)

 Bóng đời”, nỗi buồn không phải là đáng sợ, mà là cảnh báo giúp ta khỏi sa vào cuộc quay cuồng trong những nẻo mê lộ của cơ chế thị tr­ờng hôm nay, chớ dại dột phung phí quỹ thời gian hạn hẹp quý giá của mình vào những ảo vọng vòng tròn AQ vô nghĩa. Những gam màu trắng, tím, hồng xanh đ­ợc nhắc nhiều trong tập “Bóng đời”, là thuộc gam màu lạnh. Cũng giá lạnh, quạnh quẽ nh­Bạn bè giờ xa cả/ chỉ còn sóng và anh/ sóng miệt mài hối hả/ anh lặng lẽ tr­ớc mình”... làm ta nhớ lại, làm ta liên t­ởng đến một “tinh cầu giá lạnh- một vì sao trơ trọi cuối trời xa” của Chế Lan Viên ngày tr­ớc! Nỗi cô quạnh ấy càng gây ấn t­ợng mạnh hơn, vì bối cảnh gợi cảm của nó- ở đây cả vũ trụ cùng hòa nhập với nỗi niềm nhà thơ:

Tháng năm dài không thể nào quên

Bến xe chiến tranh phút hẹn hò dang dở

Tuổi đôi m­ơi thắm môi lời bỡ ngỡ

Dè dặt b­ớc chân- hoang phố x­a

Ng­ợng ngùng nh­ thế hỡi ngã t­

Giã bạn rồi mà nẻo về ch­a dứt...

Để rồi:

Mấy m­ơi mùa xuân qua rồi

Báu vật của trời mang tình em lặng lẽ

Qua ngàn đêm đạn bom- bình yên thời trai trẻ

Chiếc nhẫn diệu huyền dịu tất thảy nỗi đau...

(Báu vật mùa xuân)

Phải nói rằng, trong “báu vật mùa xuân”, tác giả dùng nhiều câu, nhiều từ “thật đắt”. Nó cho ta cảm nhận cả cái cay nghiệt của thời gian, lẫn sự dằn vật của thân phận và cả những hoang phố x­a, những ng­ợng ngùng nh­ thế hỡi ngã t­ những tuổi đôi m­ơi thắm môi lời bỡ ngỡ kia nữa... Đây không chỉ là kĩ xảo ngôn từ, mà còn nh­ hiện thân đ­ợc nỗi nhân thế đã phả khắp không gian.

Hoa bắp lay tự nó có gì mà buồn, nh­ng vào câu thơ Hàn Mạc Tử Dòng n­ớc buồn thiu hoa bắp lay”, nó lại thật buồn. Cũng t­ơng tự, “Bóng đời” vào thơ Nguyễn Huấn bỗng mang một ý vị không ngờ - nó thấm tâm sự bùi ngùi riêng của lứa tuổi đã chín, đã từng ngẫm nghiệm bao nông nỗi đ­ờng đời của anh:

Lặng tờ soi bóng đi qua

Trắng - đen

Đen- trắng cũng là bóng thôi

Nhịp đời dài- ngắn nhỏ nhoi

Trách chi muôn sự xét soi tại trời

Đam mê chi lắm ng­ời ơi!

Mệt nhoài con tạo- ng­ợc xuôi nhọc lòng...

(Bóng đời)

Phải, ở độ chín cuộc đời rồi, cái “bóng đời” kia mới phụ họa đ­ợc thật ăn ý với những nỗi đau trầm luân của con tạo xoay vần ch­a thể có ở trục tuổi ba bốn m­ơi đổ lại. Và không ít ng­ời ở tuổi “tri thiên mạnh” trở lên sẽ thầm cảm ơn tác giả “Bóng đời”. Lứa tuổi này có thể không mang trái tim hừng hực của lớp trẻ, nh­ng nếu ráng chiều nhiều khi còn lộng lẫy say ng­ời hơn cả ban mai, thì trái tim của tuổi chín lắm lúc còn mang tần số nhịp đập, nồng độ đam mê cao hơn cả trái tim tuổi xanh. Then chốt không ở thời điểm lứa tuổi, mà ở trình độ nhận biết giá trị cuộc sống, ở bản lĩnh tâm hồn. Biết sống hết mình, thì “Ngũ thập niên tiền, nhị thập tam” còn trao đón dạt dào hơn cả một kẻ đôi m­ơi mà ơ hờ chai sạn. Chỉ có quán tính tồn tại sinh vật, dao động theo hối đoái thị tr­ờng.

Không có hoa vẫn thoang thoảng h­ơng đêm

Thơ không đọc mà ngập tràn cảm xúc

Nghe đâu đây dịu dàng ngân tiếng hát

T­ơi tắn ủ trong bức họa vô hình...

(Có một lần)

Khó mà phân biệt đ­ợc đây là độ say theo cái đẹp kiểu lí ng­ vọng nguyệt, hay giọng ngẩn ngơ than tiếc vì cái đẹp cứ nh­ lời đánh đố trớ trêu, luôn tuột khỏi tầm tay. Rồi lại: “Nhớ không em hoa cúc dại cuối đèo/ Vàng nh­ nắng ngày chúng mình xa cách"... Đây là gam màu của kỷ niệm, đẹp một cái đẹp ẩn hiện nh­ thực nh­ h­, nh­ng cũng gợi buồn làm sao, cái gam màu vàng lạnh ấy nó muốn làm tê tái thêm trong ta một khoảnh khắc: “Đáy bể mò kim- ng­ời ta bảo thế". Và đây nữa, vừa đẫm phong vị “Mùa thu vàng” của tranh Lêvitan, vừa run rẩy một nỗi xao xuyến bàng hoàng riêng của Thi sĩ:

Qua đêm ngồi lặng một mình

Bóng con thuyền cũ bồng bềnh bến tơ

Thoáng câu thơ của ngày x­a

ủ mền trang sách ­ớc mơ thuở nào

Xuân sang thắm rỡ cánh đào

Th­ớt tha trải d­ới m­a mau đẫm trời

Tình xa gửi cả cho ng­ời

Mắt ai thao thức vọng lời đò đ­a...

(Chòng chềnh)

Ta cảm động đón nhận cái đẹp kết tinh trong sợi tóc gom s­ơng- hiện thân của bao đêm thao thức quyện kết với sự từng trải phong phú đ­ờng đời. Cái đẹp kì ảo lâng lâng trong “Câu chào cong mái đình son”. Cái đẹp mặn nồng của “Cỏ xanh hoa chấm thảm trời”. Và nếu cho phép đ­ợc chọn “hoa hậu” ở đây, thì tôi sẽ bầu đoạn quyến rũ này:

Ấp mình lại để mà xanh mãi mãi

Nh­ trời xanh, biển xanh, lá xanh

Th­ơng trái chín chẳng bàn tay xòe hái

Bẽ bàng rơi để tự hóa kiếp mình...

(Xanh và chín)

 bốn câu nh­ờng nh­ xuất thần này, ta thấy tập trung nhiều nét sở tr­ờng trong bút pháp Nguyễn Huấn- đậm nét nhất là nồng độ vừa cuộn trào, vừa lắng sâu của hoài niệm quá khứ. Theo tôi, trong một nhân cách chân chính, hoài niệm không chỉ là những “rêu phong dấu dày” đơn thuần dị tích. Nó còn là nguồn năng l­ợng, là ắc quy, bệ phóng cho hiện tại. Có thể bạn đọc còn phát hiện ra nhiều chiều cạnh khác trong hồn thơ Nguyễn Huấn. Chẳng hạn, ý vị, triết học, ở những câu chữ chợt không, chợt có. Chẳng hạn, góc nhìn hòa đồng thiên lí nhân tâm- nhất là một trái tim nhân hậu, nhạy cảm mà ta có thể ghi nhận rải rác suốt trong tập thơ này. Chỉ nêu một ví dụ:

Những buồn đau cũ

Giờ cũng xa vắng rồi

Niềm vui về hội tụ

Con cháu quây quần chơi

M­a không còn ­ớt nữa

Nắng cũng chẳng đốt lòng

Bao nhọc nhằn sấp ngửa

Thôi đè nặng l­ng cong...

(Sinh nhật mẹ).

Cùng với bè trầm của nỗi buồn, của lòng tri ân, “Bóng đời” còn lấp lánh không ít tia xanh hấp dẫn reo vui. Thật ra, khó mà phân biệt đ­ợc rạch ròi đâu là nỗi buồn, đâu là vẻ đẹp trong thơ Nguyễn Huấn. Trời trong xanh, chợt tím bầm, sắc thái biến hóa đa dạng ấy của thiên nhiên thu hút thị giác, đồng thời một nỗi buồn bất chợt về sự đổi thay quá mau chóng cũng nhói lên trong đáy dạ. Nh­ng thôi, mỗi ng­ời một khẩu vị. Riêng tôi nghĩ chỉ với hai vỉa lớn tâm tình trong “Bóng đời” đã rọi sáng cho ta, thông cảm với ta, đối thoại cùng ta- “nỗi buồn thân phận” và “vẻ đẹp cõi ng­ời”... Nguyễn Huấn đã có thể đón nhận thêm không ít bầu bạn tri ân. Cặp bè trầm chủ đề này trong bản giao h­ởng thơ riêng đầu tiên của anh trình làng, đó là một sứ điệp kết tinh nhiều ngẫm nghiệm thiết tha nhân bản. Nó mang đậm dấu ấn của độ chín và sức trẻ một tâm hồn hằng khao khát đón đợi những đợt sóng. "đôi bờ xanh cánh buồm nâu lờ lặng/ lại cùng anh hun hút đi tìm”. Nó chia sẻ cùng ta những điều “đau đáu”, đôi chút “bâng khuâng”, một thoáng “bồng bềnh” trong cuộc đời ta đi tìm mình, đồng thời là cuộc đời ta đi tìm bạn, ta đến với nhau, chứa chất bao nỗi đau, niềm vui, bao vẻ đẹp chiều sâu kì diệu trên cõi đời này.luôn sự tuyệt vọng trong Sa. Sa thét lên cầu cứu. Sa gọi tên Triều. Sa thấy người yêu đứng trên boong tàu dán mắt vào từng đợt sóng. Triều đang tan dần vào sóng. Sóng vẫn đánh vào bờ xúa biệt vết chõn Sa.

Bầu ngực căng trũn lấm cỏt, cơ thể Sa đang vỡ vụn ra…Hỡnh như Sa mang trong mỡnh đứa con của sóng.

 Những con cũng mải miết chạy theo đôi gót chân lấm cát của Sa do thám. Chị là người điên! Chị thành người điên. Chúng không tin là thế.

      …Bỡnh minh

Hoàng hụn

      …Và cả những đêm trăng gió vô ý giỡn hoài trờn rặng phi lao… người dân biển thấy thằng nhỏ và Sa vẫn say sưa bày trũ chơi trên cát. Hai người lấy ngón tay vẽ theo những đường vũng vụ nghĩa lũ cũng giú tạo nờn. Lũ cũng giương đôi mắt nhỡn rồi bỏ đi. Sa cười. Thằng nhỏ cười. Đó là trũ chơi duy nhất trên đời người điên không biết chán.

P.S

                                                                   

 

 

Phan Sáu
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 195 tháng 12/2010

Mới nhất

Đại hội Phân hội Văn học tỉnh Quảng Trị, nhiệm kỳ 2024-2029

19 Giờ trước

Ngày 26/4/2024, Phân hội Văn học-Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị đã tiến hành Đại hội VII, nhiệm kỳ 2024-2029 nhằm tổng kết, đánh giá hoạt động nhiệm kỳ qua và xây dựng phương hướng hoạt động trong nhiệm kỳ mới.

Chùm thơ Trần Đức Tín

24/04/2024 lúc 17:21

Nhà thơ Trần Đức Tín, bút danh Khét, sinh năm 1989, quê quán Cà Mau, hiện đang làm

Long trọng tổ chức Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam

19/04/2024 lúc 17:46

Sáng nay 19/4/2024, Trường PTDT Nội Trú Gio Linh long trọng tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 ra mắt mô hình “Phụ nữ, Cà phê và Sách”

19/04/2024 lúc 16:43

Sáng nay 19/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 (thành phố Đông Hà) tổ chức Lễ ra mắt mô hình “Phụ nữ,

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

29/04

25° - 27°

Mưa

30/04

24° - 26°

Mưa

01/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground