Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 26/12/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Đông Hà - Cây bút thơ nữ trển vọng của miền Trung

 

T

ôi đọc và để ý đến thơ Đông Hà khi cô còn là sinh viên khoa văn trường Đại học Sư phạm Huế. Thế hệ này có rất nhiều nữ sinh làm thơ gây được sự chú ý của bạn đọc ở Huế và miền Trung như Lê Thị Mỹ Ý, Nguyễn Thanh Thảo, Huỳnh Diễm Diễm v.v..  Trong đó có ấn tượng đối với tôi hơn cả là thơ Đông Hà. Tháng Tám 1999 vừa rồi, Đông Hà trình làng tập thơ đầu tay của mình có tên là Thơ đá, cũng là thời điểm chị trở thành cô giáo dạy văn trẻ nhất Trường Quốc Học Huế!

 

Khác với một vài cây bút thơ trẻ trong Nam ngoài Bắc, người thì gào lên cơn khát tình, nỗi đơn côi tuyệt vọng với thứ ngôn ngũ bốc lửa, bạo dạn đến mức làm không ít độc giả phát “ngượng”, người thì lao vào việc “làm khó”, làm

 

rối rắm thêm câu chữ để tự bốc thơm mình là cách tân, đổi mới thơ;...thơ Đông Hà chỉ thầm thỉ tâm sự, tâm tình. Tâm sự với mình, với người yêu, với quê hương, với thời gian và không gian ký ức. Tâm sự bằng cái tôi chất chứa tâm trạng luôn đòi được giải bày, chia sẻ. Tâm sự về tuổi thơ của mình, Đông Hà viết: Tôi thơ dại bắt con cò bỏ chợ/ Cổ  ngóng trơ vơ - nhớ thuở mẹ đi rồi/ Mùa

 

đông năm xưa nghèo hơn hơi ấm. Có lẽ nỗi đau vì phải xa mẹ quá sớm ấy đã thành vết sẹo tâm hồn, thành nỗi buồn trĩu câu thơ, một nỗi buồn thấm đẫm tình người:

 

Mùa đông qua sông in thêm vầng trăng vỡ

 

Tuổi thơ tôi qua bao chợ xứ người

 

Để đêm nay có vì sao vời vợi

 

Đổi ngôi cho người rồi lặn xuống sông trôi

 

(Tuổi thơ)

 

Dù tuổi còn rất trẻ (năm nay mới 23); Đông Hà có rất nhiều những bài thơ, câu thơ chứa chất sự trải nghiệm, đọc lên nghe nặng nỗi đời: Tôi đến bàn tay nhặt đời dâu bể/ Những dại khôn rơi vãi trắng tươm đồng (Tình chị), Hay: Giờ tôi cười nụ không công/ Đò ngang không bãi chở lòng không neo (Cổ tích). Hay: Bóc bình minh nhìn đâu cũng thấy/ Những nổi niềm mưa vãi nắng tuôn (Gió hồng) .v.v...Cái chất ưu tư “già trước tuổi” ấy không phải là sự bắt chước hay “cố tạo ra” theo mốt thơ trẻ thời thượng mà nó rất chân thành bởi nó có căn nguyên từ nổi đau riêng cộng với sức cảm nhận từ vốn sống, vốn đọc của người viết. Thơ viết về tâm trạng thực, về thân phận con người trước những cơn cuồng phong của nhân tính đọc lên nghe nhói lòng. Đó là những câu, mạch thơ đáng tin cậy, đáng trân trọng, bởi cánh cửa hạnh phúc luôn luôn đẹp, cuộc sống không dễ dàng với bất cứ ai!

 

Thơ về tình yêu đôi lứa bao giờ cũng là “đề tài” chính của các cây bút trẻ. Họ viết về những mối tình của chính mình. Các cung bậc thơ tình vêu thường là gặp gỡ, yêu thương, nhớ nhung, giận hờn, chia ly...Thơ Đông Hà cũng mang đặc điểm chung đó. Tuy nhiên cái khác trong thơ tình của cây bút thơ nữ trẻ này là sau giây phút nồng nhiệt của tình cảm là cái “giật mình ngoảnh lại” của sự chiêm nghiệm nhói buốt, rất đời: “Tiễu đưa bóng cũ qua cầu/ tiễn luôn mình giữa cơi trầu chưa têm” (Tiễn đưa). Một nét lạ của thơ tình Đông Hà trở thành đặc điểm riêng của thơ chị trong đội ngũ các cây bút thơ nữ không nhiều ở miền Trung, được người đọc dễ đồng cảm là người viết không ca tụng tình yêu một chiều mà luôn tỏ ra sợ hãi, cật vấn, bỡn cợt, đùa dỡn, chì chiết tình yêu, cứ như mình là người thừa biết, thừa trải mọi cạm bẫy, móng vuốt và sự đỏng đảnh của con tình: “Tôi về gom lại thơ xưa/ Thủy chung như thể trò đùa lăn ra…” hay “Buồn xong rũ một trận cười/ Buồn đơm mấy quả đi mời nhân gian”, hay “Lỡ tay đánh vãi nắm vừng/ Lỡ duyên em nhặt đến chừng nào xong” .. hay “Pha nước nước mắt cả tiếng cười”. Đùa mà không đùa. Thơ như thể là thơ của tấm lòng yêu thật, yêu và dám chấp nhận tình yêu:

 

Thì bán cho người luôn cả lòng tin

 

Tươi hơn cỏ, úa hơn màu khói thuốc

 

Tôi trở về lấp nỗi sầu bằng muôn vàn mảnh kính

 

Vỡ ra trong trái tim mình

 

Có lẽ từ nhỏ Đông Hà đã thấm thía nổi đắng cay của tình yêu qua bài học riêng ám ảnh đời mình, nên lớn lên vào tuổi yêu, thơ Đông Hà “chín sớm” trước những cảm xúc tuổi trẻ. Bởi vậy mà Đông Hà thấu rõ tình “Tình yêu xanh buốt lòng thiếu nữ”.

 

Thơ Đông Hà còn “chín sớm” trong ngôn ngữ và cách tu từ. Rất dễ thương trong cách biến danh từ thành động từ: “Em gương lược với người ta đèo bồng” hay sự ví von tinh tế: “Lòng tôi một khoảng sân chùa/ Bàn chân thơ dại bước thừa vào rêu”.  Sự chân tình trong tình cảm trong thơ Đông Hà được khẳng định hay được nhân lên trong âm hưởng ca dao nhuần nhị: “Về đây hát tròn câu ví/ Rằng yêu xui nhớ đi tìm” hay “ Đem lòng níu ngọn sầu đông/ Rơi bên bãi vắng ba đồng một duyên”…v.v.

 

Còn quá sớm để bàn sâu về một cây bút trẻ. Hơn nữa cũng như thơ của nhiều bạn trẻ khác, thơ Đông Hà còn không ít câu chữ vội vàng thiếu cảm, viết lấy được, hay nhiều khi nói bộ đầy lý tính, khô khan: “Cớ gì đánh đổ niềm tin/ Khi tình yêu không hề có mặt/ chúng ta cùng rơi từ nơi sâu nhất/ mượn trái tim là chỗ dựa trên đời..”  hay “Chẳng cần đến dòng sông/ thì em cứ khóc/ thôi phần nào đau nhất/ hãy trả về anh” v.v...Mặt khác thơ Đông Hà còn quá hẹp về đề tài. Phải mở rộng tối đa biên độ cảm xúc, thơ mới khai thác hết cái tôi đa nghĩa, đa thanh của mình, mới trở thành hơi thở của thời đại v.v ... Dẫu thế, Đông Hà đã khởi đầu nghiệp thơ đầy ấn tượng. Mười tám tuổi (1994) đã giành được giải thưởng cuộc thi thơ “Bút mới” Báo Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh; năm hai mươi mốt tuổi (l997) nhận giải thưởng cuộc thi “Thơ tình lục bát” của Báo Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức; năm hai mươi hai tuổi được tặng thưởng “Tác phẩm tuổi xanh” Báo Tiền Phong. Giải thưởng chẳng nói được điều gì lớn đối với một nghiệp thơ. Nhưng với một cây bút trẻ sớm có giọng điệu riêng như Đông Hà, những giải thưởng trên như là một sự đánh giá, phát hiện!

 

Tôi tin rằng với thời gian, Đông Hà sẽ chín hơn trong thơ.

 

N. M

 

 

Ngô Minh
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 64 tháng 01/2000

Mới nhất

Đồng cảm “Bốn mùa thương nhớ”

23/12/2024 lúc 17:07

Trong cuộc sống của con người thì sự ăn quan trọng vào bậc nhất. Cổ nhân có câu, dịch nghĩa ý rằng: Nước lấy dân làm trời, dân lấy ăn làm trời. Ăn không chỉ để sống, để tồn tại, để lao động, cống hiến mà còn là để khoái khẩu, để thưởng thức, suy ngẫm và trải nghiệm, đó là quan trọng như trải nghiệm ăn uống. Sự ăn không chỉ thỏa mãn đời sống vật dục tất yếu, bình thường và lành mạnh mà còn là văn hóa, hồn vía, là tâm tình, kỷ niệm, là da diết muôn vàn, đến nỗi một người Quảng Trị xa xứ như ký giả Nguyễn Linh Giang dường như cứ luôn mang mang tâm trạng hồi cố, hoài niệm theo Bốn mùa thương nhớ (tập tản văn, NXB Thanh Niên, 2024).

Ký ức chiến tranh trong truyện ngắn Văn Xương

23/12/2024 lúc 17:04

Văn Xương (tên thật Nguyễn Văn Bốn) không phải là một tác giả xuất hiện sớm và có thành tựu sáng tác nổi bật ở Việt Nam. Anh sinh năm 1959 và thuộc lớp những người cầm bút của thời kỳ đổi mới. Những truyện ngắn đầu tiên của anh được giới thiệu trên một số tạp chí, báo địa phương và trung ương khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã lùi xa.

Theo những bước quân hành

23/12/2024 lúc 17:00

Chủ đề người lính là một đề tài lớn, xuyên suốt trong dòng chảy văn học cách mạng Việt Nam và kéo dài đến hôm nay. Đó là một hiện thực khách quan bởi lịch sử đất nước gắn với trường kỳ kháng chiến; và khi xây dựng cuộc sống mới, thì người lính luôn là lực lượng xung kích đi đầu, đồng hành cùng nhân dân. Có thể hình dung sự vẻ vang ấy qua những tác phẩm trong tập sách Vang mãi khúc quân hành (Nhà xuất bản Thuận Hóa, 2024).

Nắng trên thành cổ; Người lính hát

23/12/2024 lúc 16:56

Nắng trên thành cổ Một rêu phong trên tường thành muôn năm cũMột nguyện cầu dài trong chấp chới tiếng chuông xaMột thanh xuân giữa ầm

Trăng biên giới; Có một nơi xa nào

23/12/2024 lúc 16:54

Trăng biên giới Ánh trăng là ánh đènĐêm tuần tra biên giớiBước chân không biết mỏiTrăng làm bạn thân quen Trăng lên cao dốc đứngNhìn rõ những

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

27/12

25° - 27°

Mưa

28/12

24° - 26°

Mưa

29/12

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground