Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 06/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Góp ý sửa đổi Hiến Pháp là trách nhiệm chính trị và thực hiện quyền dân chủ của nhân dân

Từ khi có Đảng, có chính quyền, nhân dân chúng ta đã có 4 bản Hiến pháp:

1. Hiến pháp 1946: là bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu Uỷ ban dự thảo. Hiến pháp được Quốc hội thông qua ngày 9/11/1946 và được công bố cùng tháng của năm đó.

2. Hiến pháp 1959: Nguyên nhân sửa đổi Hiến pháp 1946 để xây dựng Hiến pháp 1959 là do tình hình Cánh mạng có nhiều thay đổi: Kháng chiến chống Pháp thành công, tiếp theo là kháng chiến chống Mỹ và tay sai. “Cách mạng Việt Nam chuyển qua một hình thế mới. Nhân dân ta ra sức củng cố miền Bắc, đưa miền Bắc tiến lên Chủ nghĩa xã hội, tiếp tục đấu tranh để hòa bình, thống nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân trong cả nước.” (Lời nói đầu của Hiến pháp)

3. Hiến pháp 1980

Nguyên nhân sửa đổi Hiến pháp 1959 để xây dựng Hiến pháp 1980 là cần có một bản Hiến pháp thể chế hóa đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn mới. Đó là Hiến pháp của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước.

4. Hiến pháp 1992: Tiếp tục khẳng định nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức.

 (Hiến pháp 1992 được bổ sung vào ngày 25/12/2001, được ban hành ngày 7/1/2002)

Nguyên nhân sửa đổi Hiến pháp 1992 để xây dựng Hiến pháp mới là do đất nước ta có nhiều thay đổi trong bối cảnh tình hình thế giới có những biến đổi to lớn, sâu sắc và phức tạp. Sửa đổi Hiến pháp 1992 để đảm bảo đổi mới đồng bộ cả về kinh tế và chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, xây dựng và bảo vệ đất nước, tích cực và chủ động hội nhập quốc tế.

Ngay trong Lời nói đầu của Hiến pháp đầu tiên -  Hiến pháp 1946 - đã đề ra ba nguyên tắc, cả ba nguyên tắc đó đều thể hiện tư tưởng lớn: Do dân, vì dân.Tư tưởng lớn đó xuyên suốt trong ba Hiến pháp tiếp theo và trong (Dự tảo sửa đổi Hiến pháp) lần này. Khẳng định rằng, là tư tưởng lớn của Hiến pháp mới, nhân dân đang góp ý xây dựng.

Căn cứ Nghị quyết số 38.2012/QH13 của Quốc hội và kế hoạch số 216/KH-UBDTSĐHP của UB dự thảo sửa đổi Hiến pháp (UBDTSĐHP) 1992, ngày 2/1/2013 UB DTSĐHP 1992 chính thức công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng DTSĐHP năm 1992 (Hiến pháp năm 1992 có 12 chương, 147 điều. Dự thảo sửa đổi Hiến pháp có 11 chương, 124 điều. So với Hiến pháp năm 1992, Dự thảo giảm 1 chương, 23 điều, giữ nguyên 14 điều, sửa đổi, bổ sung 99 điều và bổ sung 11 điều mới) để lấy ý kiến rộng rãi của các tầng lớp nhân dân.

Hiến pháp là đạo luật cơ bản, có tính ổn định lâu dài, do dân, vì dân; khẳng định tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Vì vậy, lấy ý kiến của nhân dân đóng góp “Dự thảo Hiến pháp” là một đợt sinh hoạt chính trị đặc biệt cần thiết, rộng lớn, nhằm huy động trí tuệ và trách nhiệm của công dân để hoàn thiện dự thảo Hiến pháp, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức đối với việc xây dựng dự thảo Hiến pháp. Công dân tham gia góp ý kiến xây dựng Dự thảo Hiến pháp vừa là nghĩa vụ, trách nhiệm, vừa thực hiện quyền làm chủ, dân chủ của mình. Nhằm mục đích có được một bản Hiến pháp khách quan và khoa học nhất.

Hiến pháp là văn bản tổng hợp các quy phạm điều chỉnh những vấn đề cơ bản của nhà nước, như chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng… là văn bản ghi nhận ý chí, sự lựa chọn chính trị của nhân dân. Với tư cách là đạo luật có hiệu lực pháp lý tối cao của mỗi quốc gia. Hiến pháp ngày càng có vị trí, vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh đời sống chính trị của mỗi quốc gia.

Các nhà lý luận kinh điển đã xác định Hiến pháp là bản khế ước xã hội, bản cam kết giữa dân với nhà nước về những quyền và nghĩa vụ, và cam kết giữa tất cả mọi người với nhau, qua đó ràng buộc nhà nước và ràng bộc dân về các quyền và nghĩa vụ.

- Hiến pháp ràng buộc nhà nước, chỉ được làm những gì mà Hiến pháp cho phép, không thể lạm quyền và để bảo đảm quyền giám sát của nhân dân đối với hoạt động của cơ quan công quyền.

- Hiến pháp cũng quy định những quyền và nghĩa vụ của công dân để ràng buộc các công dân với nhau. Mỗi người phải tôn trọng quyền và lợi ích chính đáng của người khác để quyền của người này không xâm phạm quyền và lợi ích chính đáng của người khác

Theo ông Vũ Quốc Tuấn (nguyên trợ lý của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên ban nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải) thì “Hiến pháp được coi như một bản hợp đồng về những vấn đề cơ bản nhất giữa một bên là dân một nước với một bên là những người được dân ủy quyền trong việc tổ chức quản lý đất nước.”

Vậy ai là người làm ra Hiến pháp? Với quan niệm “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”, “Dân là người chủ đích thực của nhà nước”, chính nhân dân là người làm ra Hiến pháp, rồi ủy quyền cho nhà nước tổ chức thực hiện. Việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp là đương nhiên phải thực hiện. Điều đó thể hiện, dân là chủ thể của quyền lập hiến.

Sau ba tháng thực hiện nghị quyết của Quốc hội và chỉ thị của Bộ Chính trị về việc góp ý sửa đổi Hiến pháp, Chủ tịch Quốc hội đồng thời là Chủ tịch Uỷ ban DTSĐHP 1992 nhận xét: “Đã nhận được sự quan tâm sâu sắc và đồng tình ủng hộ của đông đảo các tầng lớp nhân dân và đã thực sự trở thành đợt sinh hoạt chính trị, pháp lý dân chủ, sâu rộng trong cả hệ thống chính trị. Huy động được trí tuệ và tinh thần trách nhiệm của công dân để hoàn thiện dự thảo Hiến pháp. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức đối với việc xây dựng Dự thảo Hiến pháp”

Đến ngày 31/3 đã có hơn 26 triệu lượt ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân, trong nước, của các cơ quan đại diện, các đoàn thể công tác ở nước ngoài và kiều bào ta khắp nơi trên thế giới, với hơn 28.000 hội nghị, hội thảo, tọa đàm, được tổ chức. Tính riêng ở tỉnh Quảng Trị, theo số liệu thống kê của tỉnh, đã có tới 499 tổ chức, cơ quan, đoàn thể từ tỉnh đến thôn, xã, tọa đàm, hội thảo, đóng góp hàng vạn ý kiến góp ý xây dựng DTSĐHP, trong đó có 6.465 ý kiến được các cơ quan, ban ngành thống kê,  không trùng lặp.

Đại đa số ý kiến đóng góp của nhân dân Quảng Trị và nhân dân trong cả nước đều thừa nhận những nội dung cơ bản của bản DTSĐHP:     

- Khẳng định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, các chế định về Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, chính quyền địa phương và các vấn đề về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục… Thể hiện rõ tư tưởng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do dân và vì dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công phối hợp, kiểm sát giữa các cơ quan nhà nước trong thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với nhà nước xã hội chủ nghĩa, khẳng định tính đúng đắn của điều 4 Hiến pháp, khẳng định sự lãnh đạo của Đảng đối với lưc lượng vũ trang nhân dân.

Khẳng định lực lượng vũ trang phải tuyệt đối trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổ quốc và nhân dân, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Đảng và nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa và thực hiện nhiệm vụ quốc tế.

Không khí trên diễn đàn rất sôi động, ý kiến phong phú, tâm huyết. Trách nhiệm và tinh thần làm chủ của nhân dân được phát huy cao độ, có cả tinh thần đấu tranh đảm bảo tinh hoa, trí tuệ của nhân dân, bác bỏ những xu hướng, cách suy nghĩ không phù hợp với tình hình thực tiễn đất nước trong giai đoạn này.

Điều đó sẽ có kết quả tốt, là cơ sở để hoàn thiện bản DTSĐHP trình Quốc hội phê chuẩn, để có một bản Hiến pháp mới, khoa học, bảo đảm tính khách quan, toàn diện và đầy đủ, xứng đáng với tầm quan trọng là văn bản pháp lý cao nhất, là Hiến pháp do nhân dân xây dựng bằng trí tuệ, tâm huyết và tinh thần trách nhiệm cao nhất.

 

L.V.T 

 

Lê Văn Thê
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 224 tháng 05/2013

Mới nhất

Hòn ngọc Bali giữa biển xanh

30/04/2024 lúc 17:44

 Người Việt đi du lịch Bali, hầu như chỉ biết đến những bãi tắm xa

Tự do xanh quá, mênh mông quá

30/04/2024 lúc 04:11

Thơ ca không phải là ghi chép lại lịch sử nhưng lịch sử qua thơ mang một vẻ đẹp bất ngờ và độc đáo không thể hình dung hết. Tuy nhiên, để làm được điều đó, thi sĩ phải thực sự tài năng và có cơ hội tiếp cận được hiện thực lộng lẫy trong những thời khắc có một không hai của lịch sử. Hai mươi năm đánh trận trường kỳ, cả dân tộc không đêm nào ngủ được, cả dân tộc hành quân ra trận, cả dân tộc đội triệu tấn bom để hái mặt trời và có ngày Chiến thắng 30 tháng tư năm 1975, cũng là ngày mở ra cánh cửa hòa bình, thống nhất non sông cho đất nước.

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

28/04/2024 lúc 16:38

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

28/04/2024 lúc 16:33

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Trận pháo kích Cứ điểm 241

28/04/2024 lúc 16:31

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

07/05

25° - 27°

Mưa

08/05

24° - 26°

Mưa

09/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground