Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 27/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Hãy lắng nghe

N

hư một phút chót dừng trọng trường tình phiêu lưu của Lưu Trọng Lư. “Tiếng thu” dội lên âm thanh day dứt của một thời bơ vơ xa xưa. Và còn vọng mãi đến bao giờ?

Em không nghe mùa thu

Dưới trăng mờ thổn thức?

 

Em không nghe rạo rực

Hình ảnh người chinh phu

Trong lòng người cô phụ?

 

Em không nghe rừng thu

Lá rau rơi xào xạc

Con nai vàng ngơ ngác

Đạp trên lá vàng khô. 

Bằng hình thức kết cấu cú pháp: Điệp ngữ phủ định và câu hỏi tu từ, bài thơ “Tiếng Thư” đã được Lưu Trọng Lư thể hiện tới toàn bích trong hơi thở thấm đẫm của văn học lãng mạn thời Thơ Mới. Nhà thơ Nguyễn Vỹ từng viết về Lưu Trọng Lư: “Lưu Trọng Lư bước vào làng thơ Việt Nam, gót chân lơ đễnh, cặp mắt ngơ ngác, nụ cười xa vắng, tay cầm một quyển truyện mỏng của anh vừa in xong, nhan đề Người Sơn Nhân. Một quyển truyện? Thật ra, không hẳn là một quyển truyện. Nhan đề Người Sơn Nhân cũng không hẳn là Sơn Nhân. Có thể gọi đó là một bài thơ cũng được. Và có thể đổi nhan đề là Người Thi Nhân cũng được. Lưu Trọng Lư đâu có biết Lưu Trọng Lư là thi sĩ. Lưu Trọng Lư cũng không biết Lưu Trọng Lư là Lưu Trọng Lư... Dễ thương làm sao?”.

Còn nhà phê bình Hoài Thanh trong “Thi Nhân Việt Nam” thì viết “Ở đời này, ít có người lơ đãng hơn. Thi sĩ đời nay họ khôn lắm, có khi ranh nữa. Và yêu thơ, thường ta chả nên biết người. Thiệt thòi cho họ và thiệt thòi ngay cho mình. Nhưng yêu thơ Lư mà quen Lư thì vô hại, vì đời Lư cũng là một bài thơ. Nếu quả như người ta vẫn nói, thi sĩ là một kẻ ngơ ngơ ngác ngác chân bước chập chững trên đường đời, thì có lẽ Lư thi sĩ hơn ai hết".

Có lẽ thế nên khi viết riêng về “Tiếng Thu” mặc dù có ý rằng Lưu Trọng Lư ảnh hưởng một bài thơ Nhật Bản, Nguyễn Vỹ vẫn cứ cho rằng thơ Lưu Trọng Lư đậm đặc chất thi sĩ hơn và vì thế có ý ở trên sự tả hơn bài thơ tả cảnh của nhà thơ Sarumaru từ thế kỷ thứ VIII của Nhật Bản. Ông viết: “Lưu Trọng Lư là một ảnh tượng lơ lửng trong thời gian. Mảnh tim của anh bay vời vợi trên khung xanh như con diều giấy, dính vào trần gian băng một sợi tơ mong manh, chập chờn trong gió, vi vu trong mây. Cho nên thơ của Lưu Trọng Lư cũng phảng phất một hơi thu, một nắng hè dịu mát, một khói lam chiều, một thuyền mơ phiêu dạt, một hơi tiêu man mác, một tiếng bước của con nai vàng xào xạc trên lá vàng khô...”.

Ta thấy điều khác nhau ấy thật rõ ràng khi điệp ngữ phủ định “Em không nghe” được sử dụng làm mô tin chính để phát triển toàn bộ cảm xúc của tác giả. Hai lần “Em không nghe?” ở khổ đầu và khổ tiếp theo với các hình ảnh “trăng mờ”, “chinh phu”, “cô phụ”? đã gợi ra không khí quạnh vắng cổ điển của “Chinh phụ ngâm”. Tự nhiên làm ta nhớ đến câu thơ “Mặt chinh phu trăng dọi dọi soi”. Tiếng thu ở đây được phát hiện như tiếng thở khẽ của nỗi cô đơn. Câu hỏi tu từ đã được tác giả sử dụng để gợi ý, định hướng độc giả lắng nghe về phía cô đơn ấy mà tác giả không trực tiếp trả lời.

Từ một ánh trăng mờ đầy ấn tượng thổn thức đến nỗi mong nhớ chồng rạo rực của người đàn bà cô độc trong căn phòng mang một màu ẩm tối, lần “Em không nghe” cuối cùng mới hướng độc giả tới nỗi bơ vơ cùng cực. Ở khổ kết này, sau phương thức chuyển nghĩa nhân cách hoá ở câu thứ hai: “Lá thu kêu xào xạc” nỗi bơ vơ được chiếc lá mùa thu kêu lên như người, thì sự nhân cách hoá này làm sao có được ở bài thơ cổ Nhật Bản nói trên. Chính tư tưởng của nhà thơ thời Thơ Mới. đã khiến cho Lưu Trọng Lư tiên ra chữ “kêu” xuất thân đẩy bài thơ đến tầm cao, vươn tới toàn bích. Hai câu thơ cuối được hình thành chuyển nghĩa bằng định ngữ “vàng”. Hai màu vàng đạp lên nhau:

Con nai vàng ngơ ngác, Đạp trên lá vàng khô? đã tạo ra một không gian cô đơn vô bờ bến. Đấy là bước làm mới bất ngờ từ sự tả cảnh ở bài thơ cổ xưa:

Con lai vàng ngơ ngác

Đạp trên lá vàng khô.

Hai chất màu: "vàng ngơ ngác" rồi đến "vàng khô" xiết lên nhau, khiến ta nhớ đến Nguyễn Gia Thiều với: trải vách quế gió vàng hiu hắt" và Nguyễn Du với: “Giếng vàng đã rụng một vài lá ngô". Điều đó đã đẩy tâm trạng độc giả tới sự đồng cảm sâu sắc với tâm hồn của tác giả. Một lối chuyển nghĩa độc đáo khiến tiếng thu thấm sâu vào ta. Tiếng thu, tiếng của nỗi cô đơn, bơ vơ của con người thời không phương hướng trong cảnh nước mất nhà tan còn ẩn giấu một dự báo về sự "cùng tắc biến" của xã hội ta thời ấy. Một dự báo về một thời chiến chinh như những thuở xưa. Hãy lắng nghe tiếng thu mà thấy.

Vẫn như loài Thanh đã viết "Tôi biết có kẻ trách Lư cẩu thả, lười biếng. không biết chọn chữ. không chịu gọt dũa câu thơ. Nhưng Lư có làm thơ đâu, Lư chỉ để lòng mình tràn lan trên mặt giấy... Trong khi làng thơ Việt Nam đang đi tìm một nghệ thuật mới lạ. những tình cảm khuất khúc, những hình sắc phiền phức của thiên nhiên thì tư chỉ có ít khúc đàn bình dị, một ít khúc đàn xưa, dẫu có đổi xoay, đổi điệu cũng vẫn là những khúc đàn xưa, Có lẽ vì cái "xưa" ấy mà “Tiếng Thư” còn lại trên văn đàn Việt Nam như một ấn tượng khó phai mờ. Nó đã được Lưu Trọng Lư dùng làm tên tập thơ xuất bản năm 1939. Khá lâu sau, chính tác giả lại có "Tiếng Thu 2". Nhưng dù đã có "Tiếng Thu 2" hay cả tập thơ “Tiếng Thu” thì riêng bài “Tiếng Thu” vẫn có một giá trị vượt lên hơn nhất, ghi nhận một kích thước thơ, một khoảnh khắc xuất thần không thể lặp lại được của nhà thơ lãng mạn thời phơ Mới đáng kính trọng này. Hai câu thơ kết: "Con nai vàng ngơ ngác - Đạp trên lá vàng khô" hoàn toàn có thể sánh với "ô hay buồn vương cây ngô đồng - Vàng rơi! Vàng rơi! Thu mênh mông" Kết bài thơ "Tỳ bà" của Bích Khê.

Nhờ chất nhạc mạnh mẽ trong bài thơ, “Tiếng Thu” được khá nhiều nhạc sĩ của các thế hệ khác nhau phổ nhạc. Thời Tiền chiến thì có Võ Đức Thu, Lê Thương. Thời bây giờ thì có Phan Huỳnh Điều, Hữu Xuân và Hoàng Phúc Thắng. Nghe “Tiếng Thu” được hát lên cũng thấy nao nao xúc động. Nhưng thú thực khi tự mình đọc “Tiếng Thu” lên để nghe hai màu vàng đạp lên nhau trong tâm tưởng, mới thấy cái tuyệt đỉnh của thơ mà không một sự thêm vào nào làm nó mới hơn được nữa, hay hơn được nữa.,quyến rũ hơn được nữa. Quyến rũ như mùa thu.

N.T.K

Nguyễn Thụy Kha
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 167 tháng 08/2008

Mới nhất

Đại hội Phân hội Văn học tỉnh Quảng Trị, nhiệm kỳ 2024-2029

11 Giờ trước

Ngày 26/4/2024, Phân hội Văn học-Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị đã tiến hành Đại hội VII, nhiệm kỳ 2024-2029 nhằm tổng kết, đánh giá hoạt động nhiệm kỳ qua và xây dựng phương hướng hoạt động trong nhiệm kỳ mới.

Chùm thơ Trần Đức Tín

24/04/2024 lúc 17:21

Nhà thơ Trần Đức Tín, bút danh Khét, sinh năm 1989, quê quán Cà Mau, hiện đang làm

Long trọng tổ chức Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam

19/04/2024 lúc 17:46

Sáng nay 19/4/2024, Trường PTDT Nội Trú Gio Linh long trọng tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 ra mắt mô hình “Phụ nữ, Cà phê và Sách”

19/04/2024 lúc 16:43

Sáng nay 19/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 (thành phố Đông Hà) tổ chức Lễ ra mắt mô hình “Phụ nữ,

Sôi nổi hội thi Kể chuyện theo sách với chủ đề “Chúng em yêu hòa bình”

12/04/2024 lúc 16:01

Ngày 11/4, Thư viện tỉnh Quảng Trị phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Đông Hà tổ chức hội

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

28/04

25° - 27°

Mưa

29/04

24° - 26°

Mưa

30/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground