Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 21/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Hình ảnh người thiếu nữ Vân Kiều, Pacô trong ca khúc của Huy Thục

T

rong dòng chảy của âm nhạc, đề tài phụ nẽ đã được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, rất sống động và giàu chất hiện thực. Trên con đường Trường Sơn của những năm kháng chiến chống Mỹ, hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam nói chúng đã là chất liệu quý, là nguồn cảm hứng để các nhạc sĩ cho ra đời những bài hát hay. Đó là những “Cô gái mở đường” của Xuân Giáo, “Đường Trường Sơn xe anh qua” (Văn Dung), “Nổi lửa lên em” (Huy Du), “Chào em cô gái Lam Hồng” (Ánh Dương), “Cô gái vót chông” (Hoàng Hiệp)... và với riêng nhạc sĩ Huy Thục, ông có hai bài hát để đời viết về người thiếu nữ Vân Kiều, PaKô trên quê hương Quảng Trị mãi xanh cùng năm tháng.

Năm 1966, Huy Thục xung phong đi vào chiến trường với bút danh Lê Anh Chiến (tên người con trai của ông). Hòa vào đoàn quân trên đường ra trận với khí thế “Xẻ dọc Trường Sơn cứu nước”, cảm nhận trực tiếp cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, trên mảnh đất Quảng Trị ông đã cho ra đời các ca khúc “Tiếng hát trên đường quê hương”, “Chào Đường Chín anh hùng”, “Ơi dòng suối La La”, “Chiến thắng trên đồi Động Tri” và đặc biệt là “Tiếng đàn ta lư” và “Cô giá Pakô”.

Không ai có thể ngờ rằng, cái giai điệu rộn ràng, trẻ trung như suối tưới của “Tiếng đàn Ta Lư” lại được Huy  Thục  viết ra trong nỗi đau đồng đội hy sinh. Nhưng trước hết, hình ảnh đẹp của những thiếu nữ Vân Kiều hồn nhiên, yêu đời ôm đàn Ta Lư trên đường ra trận đã gây ấn tượng trong ông, hình thành trong ông những nét nhạc trong sáng, rộn ràng. Thực ra chất dân ca Vân Kiều nghe rất âm u và buồn tủi, đàn Ta Lư được làm bằng ống tre và có ba dây đồng âm, nhưng cái tài của người nhạc sĩ đã mượn tâm trạng mừng vui của thiếu nữ Vân Kiều để tải đạn, tiếp lương ra trận mà tạo nên dòng giai điệu lạc quan, tươi trẻ. Huy Thục ca ngợi các thiếu nữ Vân Kiều, tuy vất vả, gian nan, gùi gạo nặng trĩu trên vai, đói thì uống nước suối, ăn rau rừng, chứ không tơ hào đến một hạt gạo của cách mạng. Trong hoàn cảnh ấy, còn có thể hiểu “Ta Lư” là dân công, là bộ đội, là sợi dây gắn bó tuyền tuyến với hậu phương, là sự dũng cảm tuyệt vời, niềm lạc quan tuyệt vời. Trận đánh uỳnh oàng, máu đổ, hy sinh. Bom tọa độ của giặc Mỹ không thể át tiếng cười của quân ta. Không sức mạnh tàn bạo nào dập tắt được niềm lạc quan của người thiếu nữ Vân Kiều đi tiếp lương tải đạn. Sự thật ấy, tâm sự ấy, Huy Thục gói ghém vào cả một tiếng đàn, một khí phách quật cường, quyết thắng.

Đang viết dở dang, thì bom Mỹ ném xuống, Đại đội công binh nơi đội văn công xung kích của Huy Thục phục vụ biểu diễn hy sinh gần hết. Từ trong đau thương ấy, “Tiếng đàn Ta Lư” bay vút những âm thanh lạc quan của tuổi trẻ. Ở điệu Xi thứ với 9 nhịp đầu, Huy Thục đã phá tan cái nỗi đau thương đang bao trùm lên Đại đội 1 nơi ông đang thâm nhập. Và ngày 6/ 9/ 1967 “Tiếng đàn Ta Lư” được hoàn thành ngay tại Đại đội 1 công binh khi họ vừa mở đường xong. Huy Thục tập ngay cho ca sĩ Vân Anh và đi biểu diễn. Không ngờ bài hát ra đời trong bom đạn ấy, lại “thánh thót nhịp nhàng”, nẩy mầm xanh tươi giữa chiến trường Đường Chín – Khe Sanh đến vậy. Và từ hôm ấy, cả chiến trường gọi Tiểu đội xung kích văn công của Huy Thục là “Tiểu đội Ta Lư”. Cuối năm 1968, bài “Tiếng đàn Ta Lư” được biểu diễn báo cáo với Bác Hồ do Nghệ sĩ Tường Vi trình bày thành công ngoài mong đợi. Nhạc sĩ Huy Thục được Bác Hồ tặng Huân chương chiến công Hạng hai cho tác phẩm này vào tháng 6 năm 1969.

Đến với dân tộc Pakô, nhạc sĩ Huy Thục gặp chị Hồ Thị Hồng quê ở Đakrông đang tải đạn ra mặt trận. Khi chia tay, chị Hồng nói với Huy Thục: “bao giờ đất nước độc lập, thống nhất như Bác Hồ nói, miềng nhớ về thăm dân bản em nhé!”. Ấn tượng ấy đã được Huy Thục gửi vào bài “Cô gái Pakô” mà người ta thường gọi là “Cô gái Pakô con cháu Bác Hồ” với những lời thắm thiết

“Mùa xuân đến rồi bản làng ơi!

Thơ Bác gọi dậy vang non sông

Kèn tiến công vang dội khắp hai miền

Bác Hồ gọi ấy là mùa xuân đến”

Và câu kết, ông viết:

“Ngày chiến thắng anh về

Cùng bản làng em hát

Người con gái Pakô”

Nhạc sĩ Huy Thục hoàn thành bài hát “Cô gái Pakô” vào ngày 19/ 5/ 1969. Bài hát không chỉ phong phú về giá trị biểu cảm, kỹ thuật sáng tạo, hình tượng âm nhạc tươi sáng, khỏe khoắn, mà còn giàu cả nữ tính, khi ông đạt bút viết từng lời ca mộc mạc, dung dị nhưng hết sức gợi cảm:

“Ê! Người con gái Pakô con cháu Bác Hồ

Dù gian khổ, vượt núi, băng rừng

Dù mưa bom em vẫn không ngại chi

Đi đánh Mỹ giữ  lấy núi rừng

Gùi trên vai súng đạn ra tiền tuyến

Gạo ngàn cân em gùi ra chiến trường

Để bộ đội Bác Hồ ăn no (mà) đánh thắng”.

Người Vân Kiều, người Pakô đã xem Huy Tục là công dân danh dự của dân tộc mình. Năm 1989, sau khi tỉnh Quảng Trị được lập lại, nhạc sĩ Huy Thục có trở lại nơi chiến trường xưa và viết bài “Bản làng mang họ Hồ”, nói lên sự đổi thay của mảnh đất và con người miền Tây Quảng Trị.

Lúc đó, đồng chí Hồ Pờn là Bí thư huyện ủy Hướng Hóa đã xúc động nói với Huy Thục: “Cảm ơn Huy Thục nhiều lắm, bởi qua “Tiếng đàn Ta Lư” và “Cô gái Pakô”, cả nước đã biết tới dân tộc Vân Kiều, Pakô của mình”.

Ở chiến trường Quảng Trị mà chủ yếu là mặt trận Đường Chín – Khe Sanh, nhạc sĩ Huy Thục đã năm lần bị chảy máu dạ dày và cuối cùng thì dạ dày của ông bị cắt bỏ chỉ còn một phần ba. Nhưng các bài hát của ông được viết ra từ đạn lửa, từ giá máu của sự hy sinh đã trở thành những tác phẩm bất hủ, sẽ mãi mãi đọng lại cùng thời gian như là ký ức lịch sử, là kỷ niệm, là bài ca không thể nào quên.

V.T.H

Võ Thế Hùng
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 165 tháng 06/2008

Mới nhất

Long trọng tổ chức Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam

19/04/2024 lúc 17:46

Sáng nay 19/4/2024, Trường PTDT Nội Trú Gio Linh long trọng tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 ra mắt mô hình “Phụ nữ, Cà phê và Sách”

19/04/2024 lúc 16:43

Sáng nay 19/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 (thành phố Đông Hà) tổ chức Lễ ra mắt mô hình “Phụ nữ,

Sôi nổi hội thi Kể chuyện theo sách với chủ đề “Chúng em yêu hòa bình”

12/04/2024 lúc 16:01

Ngày 11/4, Thư viện tỉnh Quảng Trị phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Đông Hà tổ chức hội

Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Quảng Trị năm 2024

11/04/2024 lúc 00:52

TCCV Online - Sáng nay 10/4, tại Thư viện tỉnh, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Chiến Thắng; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam tham dự.

Lễ phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Quảng Trị năm 2024

09/04/2024 lúc 17:57

TCCV Online - Sáng ngày 9/4/2024, tại thư viện tỉnh Quảng Trị đã diễn ra lễ phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Quảng Trị năm 2024.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

22/04

25° - 27°

Mưa

23/04

24° - 26°

Mưa

24/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground