Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 11/05/2025 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Hình thượng con Rồng trong văn hóa Việt

T

ín ngưỡng sùng bái tự nhiên là đặc trưng văn hoá của cư dân nông nghiệp lúa nước. Người Việt ta từ xa xưa trong quá trình chinh phục và chung sống với thiên nhiên để tồn tại và phát triển đã tạo cho chúng ta một lối tư duy tổng hợp và một tín ngưỡng đa thần. Chất âm tính của văn hóa nông nghiệp đã dẫn đến hậu quả trong quan hệ xã hội là lối sống thiên về tình cảm: Trọng tình và trộng tín ngưỡng là kính trọng nữ thần. Tục thờ mẫu là hình tượng tín ngưỡng truyền thống của văn hoá Việt Nam. Hình ảnh Bà trời, Bà đất, Mẫu thượng thiên, Mẫu thượng ngàn hoặc các bà (thần): Mây, mưa, sấm, chớp cai quản các hiện tượng tự nhiên hết sức quan trọng trong đời sống cư dân nông nghiệp. Trong tín ngưỡng sùng bái tự nhiên đó còn có hiện tượng thờ động, thực vật – các con, cây gần gũi với con người, với tự nhiên mà người Việt rất trân trọng và ngưỡng mộ, thiêng liêng hoá và đẩy chúng lên mức biểu trưng: Nổi bật nhất là hình ảnh con Rồng trong văn hoá người Việt.

Khởi thuỷ con Rồng ở vùng Trung cận đông, khởi đầu chính là con rắn Mutxhutx – con rắn bóng loáng, bò đi khắp nơi. Ở vùng Đông Nam Á con Rồng được trừu tượng hoá từ 2 loài bò sát là rắn và cá sấu – đó là 2 loài vật biển của Phương Nam và Phương Đông trong ngũ hành. Khi nghiên cứu về văn hoá Việt Nam nhiều học giả đã khẳng định “Rồng là con vật đặc thù chung cho tất cả các dân tộc Việt và chính từ đây nó đã đi vào văn hoá Trung Hoa”.

Hình ảnh con Rồng gắn bó từ rất sớm với đời sống tâm linh của người Việt. Theo truyền thuyết thì tổ tiên người Việt thuộc “họ Hồng Bàng” và là “giống Rồng Tiên” – Thành ngữ: “Con Rồng cháu tiên” nảy nở sớm trong tư duy người Việt là vì vậy. Thời Hùng Vương, chưa thấy hình tượng Rồng, song hình cá sấu là mô típ trang trí khá phổ biến trên đồ đồng Đông sơn. Nếp sống tình cảm hiếu hoà của người nông nghiệp đã biến con cá sấu ác thành con Rồng hiền. Cá sấu -  Rồng được coi là chúa tể cai quản vùng sông nước với tên gọi là Bua Khú (Vua Sấu) ở người Mường; Long quân, Long Vương ở người Việt. Chữ “Rồng” (Việt) và Long (Hán – Việt) đều bắt nguồn từ Krong, Krông, Klong trong ngôn ngữ Đông Nam Á cổ có nghĩa là sông nước. Trong các triều đại phong kiến Việt Nam, tuỳ từng thời kỳ mà hình tượng con Rồng được đề cao trong tín ngưỡng, trong đời sống văn hoá dân tộc. Thời kỳ vua Lê Đại Hành – khi chịu ảnh hưởng văn hoá Trung Hoa con Rồng gắn liền với Vua, bản mệnh của Vua. Đến thời Lý đồng nhất với Vua. Nhưng Rồng vốn dĩ là của dân cho nên trong biểu hiện của sự đấu tranh có tính giai cấp cuối thời Trần con Rồng lại xuất hiện nhiều ở các di tích làng xã. Người dân ngưỡng mộ, tôn sùng Rồng nên chính quyền phong kiến buộc phải quy định lại. Rồng 5 móng là của Vua, Rồng của dân thì số móng ít hơn và từ đó thành thông lệ. Đó cũng chính là một trong những đặc trưng để phân biệt Rồng trong cung đình và Rồng ở dân gian. Trong chừng mực nào đó, Rồng trong quan niệm của người Việt gắn với đạo phật; biểu hiện trong nghệ thuật tạo hình ở các chùa chiền. Từ thời Lý, Rồng là biểu trưng của sức mạnh thiêng liêng – là sự hội tụ những biểu hiện sức mạnh ở tất cả các con vật khác. Điều đó được phản ảnh rất rõ qua nghệ thuật tạo hình ở các thời kỳ khác nhau: Rồng Lý, Rồng Trần, Rồng Hồ, Rồng Lê, Rồng Nguyễn. Mỗi thời có những nét đặc thù riêng tương ứng với thời đại của mình, nhưng nhìn chung Rồng Việt Nam luôn mang những đặc điểm, mô típ chung là:

Thân Rồng uốn hình sin, 12 khúc, đại diện 12 tháng trong năm, biểu trưng cho sự thay đổi thời tiết năm tháng, sự trù phú và phồn vinh của nền văn hoá nông nghiệp lúa nước. Thân mềm mại, uốn lượn thể hiện sự biếnhoá và khả năng thay đổi, dịch chuyển thiên nhiên của con Rồng cai quản thời tiết, mùa màng.

Đầu Rồng là phần rất đặc biệt, hoàn toàn khác Rồng Trung Hoa. Nó có bờm dài, râu cằm, không sừng. Mắt lồi to, hàm mở rộng có răng nanh ngắt lên, đây là điểm hoàn toàn khác với các con Rồng của các nước trong khu vực. Đặc biệt là cái mào ở mũi, sun sóng đều đặn (nên thường có tên gọi là mào lửa), chứ không phải là cái mũi thú như Rồng Trung Hoa, lưỡi mảnh rất dài.

Rồng luôn ngậm viên châu, ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc Rồng hay cầm ngọc bằng chân trước. Viên châu tượng trưng cho tính nhân văn, tri thức và lòng cao thượng. Đầu Rồng luôn hướng lên đớp lấy viên ngọc thể hiện tinh thần tôn trọng các giá trị nhân văn cao quý theo đuổi sự uyên bác và tinh thần cao thượng.

Trong trang trí, thủ pháp mô hình hoá đã tạo nên một nghệ thuật mang tính triết lý sâu sắc. Bộ tứ linh: Long, Ly, Quy, Phụng là một biểu hiện cụ thế; Long biểu trưng cho uy lực, nam tính; Lân (= li: long mã), con vật tưởng tượng đầu sư tử, mình nai, đuôi trâu,… biểu trưng cho ước vọng thái bình; Quy (rùa) biểu tượng cho sự sống lâu và Phụng (Phượng) biểu tượng cho nữ tính. Rồng Phượng là sự biểu hiện cho hạnh phúc lứa đôi, nam nữ.

Con Rồng mang đầy đủ 2 nét đặc trưng cơ bản của tư duy nông nghiệp là tổng hợp và linh hoạt: Là sự kết hợp của cá sấu và rắn, sinh ra từ nước, bay lên trời (Thăng Long). Bay lên trời nhưng không cần phải có cánh, miệng vừa phun nước, vừa phun lửa – mang triết lý văn hoá âm dương. Nhiều địa danh trên đất nước ta được mang tên Rồng: Thăng Long, Hàm Rồng, Hàm Long, Hạ Long, Bạch Long Vĩ, … là một biểu hiện sinh động cho hình ảnh con Rồng trong tâm linh và trong đời sống văn hoá dân tộc. Con Rồng mãi mãi là con vật thiêng trong tín ngưỡng vănhoá của cư dân nông nghiệp lúa nước nói chung và của người Việt ta nói riêng.

L.H

 

LÊ HÀO
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 208 tháng 01/2012

Mới nhất

Đừng cho tôi tất cả; Gom

02/05/2025 lúc 06:20

Đừng cho tôi tất cả                                             Đừng cho tôi tất cảTôi sẽ không tồn

Đường xưa; Tháng năm

02/05/2025 lúc 06:16

Đường xưaNgày xưa ùa về trong tiếng mưa đêmLang thang trên con đường một

Quê hương; Thưa ba

02/05/2025 lúc 06:04

Quê hương Tôi yêu nhánh lúa bờ treMẹ tôi cắp rổ ra khe xuống

Cơm chiều

02/05/2025 lúc 06:02

Em thường hỏi chiến tranh đã xaMà anh cứ kể hoài chuyện cũNắng vàng, hốc

Người về Diên Sanh

02/05/2025 lúc 05:55

Hải Lăng xanh thắm tình quêNăm mươi năm lại tìm về Diên SanhHồ Khe Chè nước

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

12/05

25° - 27°

Mưa

13/05

24° - 26°

Mưa

14/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground