Từ lâu văn học Việt Nam đã có sự giao lưu với văn học thế giới. Truyện cổ tích, truyền thuyết, thần thoại của Việt Nam đã có nhiều dị bản trên thế giới và nguwocj lại. Nhiều tác phẩm thơ chữ hán và truyền Kiều lấy đề tài văn học Trung Quốc. Một ít tác phẩm trong số đó đã được các nước biết đến. Gần đây nhiều tác phẩm văn học Việt Nam được dịch và phát hành ở Mỹ, Pháp… Ngục trung nhật ký của Hồ Chủ tịch được dịch 14 ngôn nữ khác nhau và pháp hành ở nhiều nước trên thế giới. Khi có Internet và các phương tiện kỹ thuật số thì việc giao lưu văn học với thế giới chuyển động mạnh hơn. Tuy vậy sự giao lưu văn học đó vẫn là quá nhỏ lẽ, tùy hứng thú, sợ nổ lực của cá nhân. Về tổng thể, nền văn học Việt Nam trong quá trình lịch sử rất dài đã qua là khép kín. Đó là một thiệt thòi lớn của văn học Việt Nam, cho các nhà văn và toàn dân tộc. Không phải văn học Việt Nam mà vì chúng ta chưa quảng bá đúng tầm, vì họ chưa biết.
Ngày nay khi nền kinh tế Việt Nam đã chuyển qua cơ chế thị trường, Việt Nam đã tham gia WTO, đang hòa nhập với thế giới. Hạ tầng cơ sở hòa nhậm thì thượng tầng kiến trúc không thể đứng ngoài. Hội nhập văn học không phải là khuynh hướng nghệ thuật mà là yêu cầu của thời đại nhằm làm cho văn học Việt Nam phát triển hơn, nhân loại hiểu và yêu mến văn học Việt Nam, con người và nền văn hóa Việt Nam. Từ đó sẽ tác động trở lại thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển. Điều đó nằm trong mối quan hệ biện chứng giữa hạ tầng cơ sở và thượng từng kiến trúc. Nó tác động tích cực lẫn nhau và có thể hạn chế lẫn nhau, nếu xác định được đúng đắn, thực hiện không tốt. Hội nhập là cơ hội, là thách thức, là quyền lợi, nghĩa vụ, là trách nhiệm của mỗi người cầm bút, của các cơ quan chức năng và toàn xã hội.
Hội nhập văn học là một công việc to lớn, đòi hỏi nhiều thời gian, nhiều công sức, không nôn nóng nhưng phải nhanh chóng, khẩn trương từ khâu hành chính tới nhận thức và hành động.
Phải cải tổ hành chính của một thời bao cấp còn lại. Thời đó nhà văn vô tư như một người lính, viết văn không tính đếm nhuận bút, chỉ cần làm tốt sứ mạng phục vụ công nông binh. Là chiến sĩ trên mặt trện văn hóa văn nghệ của Đảng, họ được nhà nước, trong khả năng bấy giờ, lo ăn, lo mặc, lo xuất bản, phát hành. Nhà văn chỉ làm một nhiệm vụ to lớn: Phục vụ nhiệm vụ chính trị của từng thời kỳ cách mạng.
Cơ chế ấy không phù hợp nữa. Nhà văn cũng là nhà sản xuất không lý do gì ăn lương hành chính. Phải dở bỏ cơ chế cũ, phải tập hợp các nhà văn trong nước và ngoài nước, các nhà xuất bản thành những “Công ty” để dùng hoạch định chiến lược “sản xuất” “tiếp thị” bán “hàng hóa đặc biệt” là tác phẩm văn học.
Nhà văn phải sống với thị trường bằng cây bút của chính mình, phải nghiên cứu và nắm bắt thị hiếu của độc giả (Những người tiêu thụ sản phẩm của nhà văn). Tích cực nâng cao chất lượng của tác phẩm: Nội dung và nghệ thuật, phải tự mình giải quyết rất nhiều công việc liên quan: Mối quan hệ giữa nhà văn và nhà xuất bản, xuất bản và phát hành, giá trị và giá cả.
Hội nhập văn học là sự giao lưu văn học Việt Nam và toàn nhân loại. Đó là đại lộ có hai chiều lớn: Dịch các tác phẩm văn học nước ngoài ra tiếng Việt và dịch văn học Việt Nam ra các ngô ngữ khác, xuất bản và quảng bá ở tất cả các nước, các dân tộc và các vùng lãnh thổ (nếu có thể), trước hết là ở các nước có nền văn hóa cao, có số dân đông, có nền kinh tế mạnh, đời sống cao.
Từ trước tới nay việc dịch văn học nước ngoài vào nước ta làm mạnh hơn chiều ngược lại. Song vẫn là việc làm của từng cá nhân. Bởi vậy có nhiều cuốn sách được chính dịch giả quảng bá: “bán chạy nhất, được yêu thích nhất, được…” nhưng độc giả Việt Nam đọc rồi thấy chán vì nội dung làng nhàng, nghệ thuật không có gì độc đáo. Tôi đã từng nghe không ít người sau khi đọc xong một cuốn sách dịch đã phàn nàn: “viết thế này con thua xa các nhà văn Việt Nam”. Dịch sách văn học nước ngoài phải chon những tác phẩm xuất sắc, nhằm làm cho bạn đọc Việt Nam hiểu biết thêm về con người, phong tục tập quán, nền văn hóa, các trường phái nghệ thuật… của các dân tộc bạn bè mới phát huy cao giá trị tích cực của nó. Không cần thiết quá chú trọng tập trung dịch tác phẩm của một “đại văn hào” nào đó.
Dịch tác phẩm văn học Việt Nam ra nước ngoài cũng không nên căn cứ vào các tiêu chí: Là tác phẩm của nhà văn trẻ, nhà văn nữ, nhà văn dân tộc ít người hay nhà văn đã thành danh… Vấn đề số một của tác phẩm giới thiệu ra thế giới phải là những tác phẩm xuất sắc cảu nền văn học Việt Nam, đã được đông đảo các nhà văn, các nhà nghiên cứu lý luận, phề bình khẳng định. Điều này đòi hỏi sự công tâm lớn, tính tập thể cao. Không “lớn” không “cao” sẽ đẻ ta tình trạng như chấm giải này trao giải nọ để rồi công luận rùng rùng phản đối. Giới thiệu văn học Việt Nam ra nước ngoài là làm cho bạn bè ngày càng hiểu văn học Việt, hồn Việt, đất nước và con người Việt. Phải làm việc này với tinh thần tự tôn dân tộc. Đương nhiên cũng dành tự do cá nhân cho những tác giả có khả năng dịch thuật, có khả năng tài chính tự dịch tác phẩm của mình, tự quảng bá, tự chịu lỗ và lãi, tự chịu tranh nhiệm trước công luận và pháp luật.
Hàng ngày toàn thế giới xuất bản hàng vạn cuốn sách. Vì thế việc quảng bá là rất quan trọng, nếu không các tác phẩm dịch xong chìm giữa biển sách của nhân loại. Phải có chiến lược quảng bá dài hạn, ngắn hạn, nhiều hình thức phong phú, gây được ấn tượng và sự chú ý: Ngoài những hội nghị quốc tế định kỳ giới thiệu Văn học Việt Nam, phải chú ý tới quảng bá internet; Các phương tiện thông tin kỹ thuật số, đại chúng; tổ chức và tham gia các hội chợ sách Việt Nam ở các nước bạn, hợp tác với các nhà xuất bản nước ngoài… Qua những hoạt động này sẽ bán được sách, sẽ có thu nhập đáng kể từ đầu tư “tái xuất bản” tạo điều kiện cho văn học nước nhà càng có cơ hội phát triển hơn.
Hội nhập sẽ thiếp thu được cái hiện đại, tiên tiến của nhân loại. Nhân loại là sự cộng đồng cảu các dân tộc. Nói cách khác mỗi dân tộc là một phần của nhân loại. Văn học Việt Nam hội nhập với nhân loại là đóng góp vào đó những thành tựu mà trong đó chứa đựng những đặc điểm, phẩm chất, tinh thần và ý chí Việt Nam. Tiếp thu cái hiện đại và tiên tiến của nhân loại để làm phong phú tính truyền thống ,để tính dân tộc không lạc hậu. (Về sau, những phẩm chất được thu đó sẽ thành thuộc tính của tính truyền thống dân tộc). Càng hội nhập văn học càng phải quan tâm tới những đề tài nhân loại xưa nay và cả mai sau luôn quan tâm: Chiến tranh và hòa bình, quyền con người và sự tự do, hạnh phúc, gia đình, tình yêu, tình bạn… và phải thể hiện những đề tài đó đậm đà bản sắc dân tộc. Hiện đại, tiên tiến, truyền thống dân tộc và nhân loại có mối quan hệ hữu cơ, bổ sung và cùng nhau phong phú. Không thể thành công nếu tác giả rời tính dân tộc để viết về một nhân loại chung chung. Càng không thể đưa cái lai căng, bạo lwucj, đồi trụy, cái không phù hợp về với nền văn học nước nhà. Quảng bá hay tiếp thu điều phải chọn lọc trên nền tảng phẩm chất Việt Nam
“Thị trường văn học” cũng như tất cả các loại hình thị trường khác, trước hết là quyết định vẫn là sản phẩm. Ở đây muốn nói tới tác phẩm văn học. Sáng tác văn học để quảng bá ra nước ngoài hay dịch để phát hành trong nước có nhiều việc phải làm nhưng cần lưu tâm trước hết là chất lượng. Chất lượng là hương thơm quyến rủ bạn đọc trong nước và nước ngoài đến ngày một đông. Ngược lại, quảng cáo rùm beng để độc giả mua phải hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái thì tác hại sẽ khôn lường.
Xã hội ngày càng nhận thwucs sát đúng hơn về vai trò, tác dụng của văn hóa nghệ thuật (trong đó văn học là bộ phận cực kỳ quan trọng) Tại “Diễn đàn hợp tác Châu Á” tổ chức tháng 11.2006 ở Hồng Kông, Bộ trưởng Lê Doãn Hợp phát biểu: “Thế giới mà chúng ta đang sống đã có nhận thức đúng đắn hơn về vai trò của văn hóa nghệ thuật, coi văn hóa nghệ thuật là động lực chính trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội chứ không chỉ thực hiện chức năng giải trí và giáo dục thẫm mĩ đơn thuần ”
Nhận thức đúng đắn, vị trí, vai trò của văn học trong đời sống xã hội và hội nhập là thuận lợi lớn cho các nhà văn thi thố tài năng, cho nền Văn học Việt Nam càng có điều kiện phát triển mạnh, nhưng làm những gì mà làm như thế nào để hội nhập là một câu hỏi lớn, là bộn bề công việc cần phải làm ngày của chính quyền, toàn xã hội và trước hết là các nhà văn – những người trực tiếp làm ra sản phẩm đặc biệt: tác phẩm văn học