Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 27/12/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Hồn quê - Kỷ niệm một cuộc đời

T

ác giả Văn Đản không phải là người sáng tác chuyên nghiệp. Suốt cuộc đời, ngoài 70 tuổi anh không đi đâu khỏi cái làng quê: Xóm Chùa xã Vĩnh Tân huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, nơi anh sinh ra, lớn lên và hoàn thiện nhân cách.

Anh là một nông dân thực thụ, một nông dân trăm phần trăm. Nhưng là một nông dân nghệ sĩ. Thời chống Mỹ, như bao người dân khác ở quê hương, anh Văn Đản là một trong những người “Giỏi tay cày, hay tay súng” bám trụ ngoan cường trên mảnh đất ngút trời khói lửa bom đạn để sản xuất, chiến đấu, phục vụ chiến đấu, góp phần mình vào việc đưa lực lượng Dân quân Du kích x·Vĩnh Tân được Đảng và Nhà nước tuyên dương danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang” trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Từ thực tiễn hào hùng của những tÊm gương đánh Mỹ bảo vệ quê hương ®· gợi nguồn cảm xúc sáng tạo nơi người nghệ sĩ nông dân ấy. Và thế là Văn Đản ngoài c¸i cày, khẩu súng trước đó, nay lại có thêm cây bút, một cây bút “Trường Sơn” bể nắp là của hiếm mậu dịch b¸nphân phối thời đó. Có bút rồi Văn Đản hăm hở viết. Anh viết thơ ca, hò, vè, tổ khúc, hoạt cảnh dân ca, kịch nói, dàn dựng tập luyện cho đội Văn nghệ x· nhà phục vụ nhu cầu đời sống tinh thần ngay trên trận địa, đường hào, vốn rất thiếu thốn trong sự ác liệt triền miên của cuộc chiến tranh, góp phần vào phong trào “Tiếng hát át tiếng bom”.

Thỉnh thoảng anh chọn một số tác phẩm gửi báo “Thống nhất” của Khu ủy Vĩnh Linh, các tập san, tạp chí và báo nói của tỉnh, Trung ương.

Tôi ®· đọc Văn Đản, biết anh cùng một số tác giả của Vĩnh Linh như: Lưu NiÖm, Thanh Bình, Hải Hiền, Văn Tuyên, Gia Tự, Đình Dúng v.v… từ những năm 1967 - 1968 thế kỷ trước. Đó là sự quen biết trên mặt báo. Bốn mươi năm rôi mà những tứ thơ, vần thơ ấy vẫn còn đọng đến bây giờ.

“Vĩnh Tân nơi đất nung ngàn độ

Lửa căm hờn bèc cao

Trong thương đau

Bám đất bám làng không lui một bước

Đất vạch chiến hào dài theo lòng yêu nước

Mở lối quân đi rạo rực bàn chân

Vĩnh Tân dựng lũy giăng thành

Đến ngôi mộ cũng chồm lên làm bệ bắn”

Quen biết trên mặt báo mấy chục năm qua, đến khi tôi về hưu mới biết mặt tác giả. Từ đó, giữ mối quan hệ giao lưu tuổi già bè bạn.

Văn Đản vẫn cầm bút nhưng không phải cây bút “Trường Sơn” bể nắp dạo nào mà là bút bi “Thiên Long” loại anh ưa dùng vì nét to mực đậm.

Anh viết thơ, dân ca, và các thể loại khác. Thơ anh bây giờ đầy tâm trạng suy ngẫm:

“Thương con tằm rút từng khúc ruột

Đan kén dày óng mượt vàng tươi

Cho ai lụa gấm mười mươi

Hóa thân con nhện tằm ơi! Cam đành”

Hoặc:

“Đời con lẫn lộn trắng đen

Mạch trong chịu tiếng nhuèm phèn oái oăm

Tiếc thay một áng trăng rằm

Gặp đêm nguyệt thực, hóa thành trăng lu”

Giờ đây chọn lọc những sáng tác nhiều thể loại trong mấy chục năm qua, Văn Đản cho xuất bản tập “Hồn Quê” với ý nguyện vô cùng khiêm tốn làm vật kỷ niệm cuộc đời. Quà tặng bạn bè và lưu giữ lại cho con cháu nội ngoại, rằng ông cha chúng có một thời như thế đã ®i qua. Nh­ng người viết bài này cảm nhận được anh để lại nhiều hơn, ấy là mồ hôi, trí tuệ và cả xương máu nữa, cao hơn là cái tâm nhân cách của người nghệ sĩ nông dân ngập tràn chất hồn quê của một miền quê “Tuyến Lửa” Vĩnh Linh.

                                                                         T.B

Trần Biên
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 177 tháng 06/2009

Mới nhất

Quãng vắng quạnh quẽ

5 Giờ trước

Thêm áo quần đủ ấm, vợ lặng lẽ theo chồng ra chòi. Anh rắn rỏi, phong phanh, lảo đảo bước xuống chiếc xuồng. Đêm gần bờ sông trang gió, lạnh ùa tới quất từng cơn. Cái lạnh của miền Trung cứ ươn ướt, não nề.

Đồng cảm “Bốn mùa thương nhớ”

23/12/2024 lúc 17:07

Trong cuộc sống của con người thì sự ăn quan trọng vào bậc nhất. Cổ nhân có câu, dịch nghĩa ý rằng: Nước lấy dân làm trời, dân lấy ăn làm trời. Ăn không chỉ để sống, để tồn tại, để lao động, cống hiến mà còn là để khoái khẩu, để thưởng thức, suy ngẫm và trải nghiệm, đó là quan trọng như trải nghiệm ăn uống. Sự ăn không chỉ thỏa mãn đời sống vật dục tất yếu, bình thường và lành mạnh mà còn là văn hóa, hồn vía, là tâm tình, kỷ niệm, là da diết muôn vàn, đến nỗi một người Quảng Trị xa xứ như ký giả Nguyễn Linh Giang dường như cứ luôn mang mang tâm trạng hồi cố, hoài niệm theo Bốn mùa thương nhớ (tập tản văn, NXB Thanh Niên, 2024).

Ký ức chiến tranh trong truyện ngắn Văn Xương

23/12/2024 lúc 17:04

Văn Xương (tên thật Nguyễn Văn Bốn) không phải là một tác giả xuất hiện sớm và có thành tựu sáng tác nổi bật ở Việt Nam. Anh sinh năm 1959 và thuộc lớp những người cầm bút của thời kỳ đổi mới. Những truyện ngắn đầu tiên của anh được giới thiệu trên một số tạp chí, báo địa phương và trung ương khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã lùi xa.

Theo những bước quân hành

23/12/2024 lúc 17:00

Chủ đề người lính là một đề tài lớn, xuyên suốt trong dòng chảy văn học cách mạng Việt Nam và kéo dài đến hôm nay. Đó là một hiện thực khách quan bởi lịch sử đất nước gắn với trường kỳ kháng chiến; và khi xây dựng cuộc sống mới, thì người lính luôn là lực lượng xung kích đi đầu, đồng hành cùng nhân dân. Có thể hình dung sự vẻ vang ấy qua những tác phẩm trong tập sách Vang mãi khúc quân hành (Nhà xuất bản Thuận Hóa, 2024).

Nắng trên thành cổ; Người lính hát

23/12/2024 lúc 16:56

Nắng trên thành cổ Một rêu phong trên tường thành muôn năm cũMột nguyện cầu dài trong chấp chới tiếng chuông xaMột thanh xuân giữa ầm

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

28/12

25° - 27°

Mưa

29/12

24° - 26°

Mưa

30/12

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground