Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 26/12/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Hợp tuyển thơ văn nặng tình đất nước, thắm lời non sông

T

rong mối tương quan giữa cái chung và cái cá biệt, thơ văn của các thành viên Câu lạc bộ Đường 9 là yếu tố nghệ thuật chủ yếu làm nên sự thi vị của một tổ chức chính trị-xã hội tập hợp những cán bộ trung, cao cấp của Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang khi đã nghỉ hưu. Gắn thơ văn với lương tri và những con người có mối quan hệ trực tiếp với sự phát triển của lịch sử, quê hương, đất nước, những trang viết của hợp tuyển “Đường 9 xanh” tập XI là một ấn phẩm kỷ niệm hai mươi năm lập lại tỉnh Quảng Trị đồng thời kỷ niệm hai mươi năm thành lập Câu lạc bộ Đường 9. Một lần nữa, sự ra đời của “Đường 9 xanh” làm ngạc nhiên người đọc bởi nhiệt hứng sáng tác của các bậc lão thành cách mạng, những anh hùng, cán bộ tiền khởi nghĩa tuổi cao chí khí càng cao với tâm hồn trong trắng đã ban lộc/ lòng dạ trung thành đất thưởng xuân/ tuổi thọ càng cao càng mến Đảng/ hồn thơ mãi thắm mãi yêu dân (Đỗ Đình Phong).

"Nghệ  thuật mang lại niềm vui lớn cho con người và nâng cao tâm hồn họ", những tứ thơ, ý văn trong “Đường 9 xanh” tập XI chứng minh điều đó. Bởi lẽ, xuất hiện với tư cách là chủ thể  sáng tạo, các tác giả của mỗi bài thơ, ghi chép, hồi ký... trong Đường 9 xanh tập XI là những con người từng dũng cảm chiến đấu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc mà tính theo tháng, năm thì nay tuổi đã cao, sức đã già nên lao động nghệ thuật càng lắm công phu. Nhưng ý thức về cái đẹp của sự cống hiến, lý tưởng và ý nghĩa xã hội của thế hệ người cao tuổi sống vui, sống khỏe, sống có ích đã gây hứng khởi và tạo ra cảm xúc chủ quan của người làm thơ: Chín chục mùa xuân của tuổi đời/ sáu mươi tuổi Đảng trọn niềm vui/ tuổi đời tuổi Đảng cùng hòa nhịp/ vui sướng lòng già sống thảnh thơi (Phạm Thế Doãn).

Bao hàm các nội dung có tính nhân văn, được lý tưởng cách mạng soi sáng và mô tả hiện thực trong mối quan hệ với con người là đặc điểm chung của 116 bài thơ, bút ký, ghi chép, hồi ký, xướng họa trong “Đường 9 xanh” tập XI. Được sáng tác bởi những con người có niềm tin cao cả về đạo đức cách mạng, về xã hội và sẵn sàng đấu tranh vì cái đẹp, những tác phẩm này có nội dung nhân văn chủ nghĩa rõ ràng. Nội dung nhân văn ấy sáng tỏ trong hình ảnh những người lính từ tham gia kháng chiến trường kỳ đuổi thực dân Pháp, đánh đế quốc Mỹ vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hòa bình, thống nhất của đất nước đến chung sức lao động xây dựng và phát triển quê hương. Đó là những anh bộ đội cụ Hồ phối hợp chiến đấu đánh giặc Pháp ở thị xã Quảng Trị ra và chợ Cầu vào trong Trận đánh táo bạo của Phạm Thế Doãn, là chiến sĩ giải phóng quân nhạy cảm và tinh tế khi cảm nhận cái đẹp mơ màng trong tĩnh mạc của làng quê Cam Lộ trong bút ký Mảnh đất Cam Lộ và những trang viết của tôi của nhà văn Xuân Đức. Những người lính ấy đã góp phần làm nên cuộc sống bất diệt ở chiến khu Ba Lòng, làm nên chiến thắng Không đánh mà tan ở Hướng Lập và chiến công vẻ vang trên Thành cổ Quảng Trị anh hùng. Để rồi, khi đất nước thái bình, mảnh làng Cam Lộ mãi mãi lấp lánh trong tâm thức tôi như những mảnh trăng, cứ vằng vặc suốt cuộc đời và trong từng trang viết; chiến khu xưa trở thành nỗi nhớ không phai nhạt nắng mưa và chiều Thành cổ nén hương rưng rưng đỏ là cảm hứng sáng tác của những cựu chiến binh từng là đồng đội của lứa tuổi hai mươi bạn hóa thân/ cho đời đẹp mãi những mùa xuân. Một cách giản dị và tự hào, người lính và lý tưởng cách mạng là một chủ đề lớn của “Đường 9 xanh” tập XI. Cuộn vào chủ đề lý tưởng có những người lính đã ngả xuống trên tuyến đường xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước yên nghỉ đời đời ở nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, những người lính làm nên dòng sông hoa đỏ trong tám mươi mốt ngày đêm giữ vững Thành cổ Quảng Trị...

Gắn liền hình ảnh người lính trong kháng chiến trường kỳ  cũng như khi đã trở thành cựu chiến binh là ý thức học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Trong hợp tuyển Đường 9 xanh tập XI, ý thức suốt đời làm theo lời Bác bao trùm lên mọi tác giả. Nếu tác giả Lê Văn Phú khắc ghi lời dạy của Bác về cội nguồn của dân tộc và bền chí học tập gương rèn luyện, tu dưỡng của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì tác giả Trần Căn có niềm vui đặc biệt sâu sắc khi hiểu con đường Bác chọn là tự do, độc lập- rạng ngời soi. Bên cạnh tác giả Hoàng Phùng nghiền ngẫm từng lời Bác dạy sắt son/ việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm/ việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh là tác giả Nguyễn Đằng nhớ mãi lần gặp Bác và tác giả Phạm Công Bằng khắc sâu lòng biết ơn non nước ơn Người chữ quang vinh. Cùng tinh thần đó, tác giả Nguyễn Thanh học Bác vì dân, vì nước, đời Người trọn và đưa tay hái lá rau nhớ bữa cơm Bác Hồ đạm bạc/ bỏ chân vào dép sực nhớ Bác giản dị liêm chính kiệm cần/ nhớ gói cơm Người mang theo trên đường đi công tác học đức yêu nước thương dân.

Phấn khởi trước những đổi thay lớn lao của đất nước, những thành viên của Câu lạc bộ Đường 9 càng yêu cuộc sống mới, càng yêu quê hương và càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng quang vinh. Ở góc độ nghệ thuật, hình tượng quê hương trong “Đường 9 xanh” tập XI được xây dựng với tư cách là hình thái ý thức xã hội của các tác giả luôn phản ánh thực tại dưới ánh sáng của lý tưởng cách mạng. Bài thơ Có một ngày như thế Đông Hà ơi của tác giả Lê Quang Thông là điển hình của việc lý tưởng xây dựng quê hương đường hoàng hơn, to đẹp hơn đã thôi thúc con người lao động với dự cảm và niềm tin về một thành phố Đông Hà tráng lệ mọc lên từ ngút ngàn nắng giómọc lên từ những gì chưa có và thôi thúc con người sáng tạo ngôn ngữ để làm thơ về giấc mơ thành phố Đông Hà đến hôm nay đã trở thành hiện thực. Ngoài ra, hình tượng quê hương được tác giả Nguyễn Tấn Sinh khắc họa rõ nét bằng tính tạo hình của thơ trong Nhịp cầu đêm trăng, được tác giả Phạm Văn Sải tôn xưng trong bài thơ Về với hội làng cũng như được tác giả Lê Thị Kim Côi xây đắp với lòng tự hào tràn ngập trong không gian và thời gian nghệ thuật của bài thơ Sắc màu xứ Thanh.

Hoạt  động sáng tạo làm nên “Đường 9 xanh” tập XI cho thấy các thành viên của Câu lạc bộ Đường 9 có tâm hồn phong phú, niềm tin son sắt, lý tưởng cao đẹp và những cảm xúc chứa chan. Sáng tác thơ ca, viết hồi ký, xướng họa, ghi chép, bút ký đều là những phương tiện giúp họ ca ngợi sự hy sinh của dân tộc, vẻ đẹp của quê hương, sự trường tồn của đất nước và đặc biệt là giúp họ hiểu rõ chính bản thân và mục đích sống của mình, đồng thời củng cố ý chí trong cuộc đấu tranh vì những lý tưởng cao đẹp. Đến với người đọc, tác phẩm của những người cao tuổi, tuy đã ở lứa tuổi cần nghỉ ngơi nhưng họ vẫn không ngừng đóng góp vào muôn mặt của đời sống xã hội với tâm trạng yêu đời, tình cảm thân ái góp phần vào sự trưởng thành về tinh thần của các thế hệ tiếp nối bằng sự gợi mở một thực tế là, ngoài cuộc sống như vẫn có, con người còn cảm thấy một cuộc sống cần phải có. Đó là cuộc sống nặng tình đất nước thắm lời non sông (Lê Thị Kim Cúc).

    N.B.N

 

 

 

 

*Đường 9 xanh tập XI - Tuyển tập thơ văn - Nhà xuất bản Thuận Hóa - tháng 8 / 2009

 

 
 
Nguyễn Bội Nhiên
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 186 tháng 03/2010

Mới nhất

Quãng vắng quạnh quẽ

1 Giờ trước

Thêm áo quần đủ ấm, vợ lặng lẽ theo chồng ra chòi. Anh rắn rỏi, phong phanh, lảo đảo bước xuống chiếc xuồng. Đêm gần bờ sông trang gió, lạnh ùa tới quất từng cơn. Cái lạnh của miền Trung cứ ươn ướt, não nề.

Đồng cảm “Bốn mùa thương nhớ”

23/12/2024 lúc 17:07

Trong cuộc sống của con người thì sự ăn quan trọng vào bậc nhất. Cổ nhân có câu, dịch nghĩa ý rằng: Nước lấy dân làm trời, dân lấy ăn làm trời. Ăn không chỉ để sống, để tồn tại, để lao động, cống hiến mà còn là để khoái khẩu, để thưởng thức, suy ngẫm và trải nghiệm, đó là quan trọng như trải nghiệm ăn uống. Sự ăn không chỉ thỏa mãn đời sống vật dục tất yếu, bình thường và lành mạnh mà còn là văn hóa, hồn vía, là tâm tình, kỷ niệm, là da diết muôn vàn, đến nỗi một người Quảng Trị xa xứ như ký giả Nguyễn Linh Giang dường như cứ luôn mang mang tâm trạng hồi cố, hoài niệm theo Bốn mùa thương nhớ (tập tản văn, NXB Thanh Niên, 2024).

Ký ức chiến tranh trong truyện ngắn Văn Xương

23/12/2024 lúc 17:04

Văn Xương (tên thật Nguyễn Văn Bốn) không phải là một tác giả xuất hiện sớm và có thành tựu sáng tác nổi bật ở Việt Nam. Anh sinh năm 1959 và thuộc lớp những người cầm bút của thời kỳ đổi mới. Những truyện ngắn đầu tiên của anh được giới thiệu trên một số tạp chí, báo địa phương và trung ương khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã lùi xa.

Theo những bước quân hành

23/12/2024 lúc 17:00

Chủ đề người lính là một đề tài lớn, xuyên suốt trong dòng chảy văn học cách mạng Việt Nam và kéo dài đến hôm nay. Đó là một hiện thực khách quan bởi lịch sử đất nước gắn với trường kỳ kháng chiến; và khi xây dựng cuộc sống mới, thì người lính luôn là lực lượng xung kích đi đầu, đồng hành cùng nhân dân. Có thể hình dung sự vẻ vang ấy qua những tác phẩm trong tập sách Vang mãi khúc quân hành (Nhà xuất bản Thuận Hóa, 2024).

Nắng trên thành cổ; Người lính hát

23/12/2024 lúc 16:56

Nắng trên thành cổ Một rêu phong trên tường thành muôn năm cũMột nguyện cầu dài trong chấp chới tiếng chuông xaMột thanh xuân giữa ầm

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

27/12

25° - 27°

Mưa

28/12

24° - 26°

Mưa

29/12

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground