Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 26/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Kết hợp ảnh báo chí và ảnh nghệ thuật sẽ tạo ra khoảnh khắc giá trị

LTS: NSNA Hoàng An (Hội Văn học Nghệ thuật Quảng Bình), hiện đang công tác tại Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống, được xem là “hiện tượng” của nhiếp ảnh Việt Nam với hơn 100 giải thưởng trong nước và quốc tế cho thể loại ảnh báo chí và ảnh nghệ thuật. Nhân kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6 (1925 - 2022), Tạp chí Cửa Việt có cuộc trò chuyện với NSNA Hoàng An về chuyện nghề, chuyện đời.

NSNA Hoàng An - ngọn lửa đam mê luôn rực sáng. Ảnh: H.A

NSNA Hoàng An - ngọn lửa đam mê luôn rực sáng. Ảnh: H.A

PV: Thưa NSNA Hoàng An, tôi rất thú vị với quan điểm của anh về nhiếp ảnh. Đó là phải bám sát cuộc sống và các vấn đề xã hội quan tâm.

Cá nhân tôi cho rằng, nhiếp ảnh bây giờ không phải chụp cái bên ngoài, cái đèm đẹp, đường nét và ánh sáng, mà phải biết đào sâu vào khía cạnh bên trong cuộc sống, có vậy mới có thể góp phần làm thay đổi nhận thức của con người. Muốn làm được điều này, nhiếp ảnh phải luôn luôn làm mới trong cách thể hiện cũng như trong từng tác phẩm. Chứ tác phẩm nào cũng đều nếu na ná giống nhau thì đâu còn gọi là sáng tác, là sáng tạo nghệ thuật.

PV: Được biết, anh là một trong những người tiên phong trải nghiệm thể loại mới là ảnh bộ và phóng sự ảnh và gặt hái được nhiều kết quả. Theo anh, phóng sự ảnh/bộ ảnh cần những yếu tố cơ bản nào?

Phóng sự ảnh/bộ ảnh đều là kể lại câu chuyện bằng ảnh, gợi lên cảm xúc cho người xem về sự kiện có thật. Một phóng sự ảnh có 3 phần chính: Phần viết nội dung, phần chú thích và phần trình bày hình ảnh. Phần chú thích từng bức ảnh có thể không cần nếu trong số đó có cùng một nội dung mà góc nhìn khác nhau.

Phóng sự ảnh/bộ ảnh cần có từ 5 đến 12 bức ảnh, trong đó chúng ta sẽ chọn một bức ảnh đẹp và bao quát được nội dung để làm ảnh lớn. Trong phóng sự ảnh phải thể hiện được trung, toàn, cận. Có thể đặc tả chi tiết thật cận. Phải chụp ngang máy, úp máy, và ngửa máy để tạo góc nhìn khác nhau. Để “kể được câu chuyện” cũng cần thể hiện thời gian sáng, trưa, chiều, tối, nắng, mưa...

Muốn có bộ ảnh/phóng sự ảnh đẹp, người chụp phải biết chắt lọc khoảnh khắc đẹp của cuộc sống thì mới có thể nâng tầm lên thành tác phẩm nghệ thuật, nếu không, bức ảnh đó đơn giản chỉ là ghi chép thông thường.

PV: Theo anh, cái “Thật” và cái “Đẹp” giữa giữa ảnh báo chí và ảnh nghệ thuật có khác nhau?

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Hoàng An tên thật là Trần Văn An sinh năm 1971, ở thôn Trung Tín, xã Sơn Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Hiện anh đang sinh hoạt tại chi hội nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam tỉnh Quảng Bình.

Thể loại nào cũng cần đến ánh sáng tốt, bố cục tạo hình đẹp, khoảnh khắc đắt… Ảnh báo chí yêu cầu cao hơn là trung thực chính xác và tính thời sự cao, phải đảm bảo được 5 chữ "W" trong tác phẩm (ai? việc gì? ở đâu? khi nào? làm gì?). Ảnh báo chí là ảnh thông tin nên thông tin càng “đắt” thì tác phẩm đó càng giá trị. Đắt có nghĩa là sự việc đó xã hội đặc biệt quan tâm, có tác dụng tốt, mang hiệu ứng, tạo sức lan tỏa cho xã hội.

Còn với ảnh nghệ thuật luôn đòi hỏi một chất lượng nhất định, kỳ công, người chụp cũng phải có tư duy và cách nhìn, chuyển tải nội dung thông điệp.

PV: Lý thuyết là như vậy nhưng ở một số tác phẩm của anh cho thấy sự kết hợp khéo léo ảnh báo chí và ảnh nghệ thuật. Với 20 năm làm nghề, anh có thể chia sẻ kinh nghiệm này?

Chúng ta cần bám sát các vấn đề, sự việc, sự kiện mà xã hội đặc biệt quan tâm; nhất là sự việc đó “có 1 không 2”. Khai thác hình ảnh thông tin nhanh, góc chụp mới, lạ. Tác phẩm phải phản ảnh chân thật đời sống xã hội và nên có tính cổ vũ, động viên, khơi dậy lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc… Đối với cá nhân tôi, trước tiên cứ thấy đẹp là phải ghi nhận, lưu lại những khoảnh khắc đó đã, vì khoảnh khắc chỉ đọng lại trong tích tắc thôi, nếu không biết nắm bắt để nó trôi qua thì rất đáng tiếc.

PV: Được biết anh có hàng chục giải thưởng về ảnh báo chí toàn quốc. Làm thế nào để các “tay ảnh” địa phương có thể đoạt giải cuộc thi báo chí quốc gia?

Hiện giờ ảnh báo chí địa phương cũng như toàn quốc được đánh giá đang yếu so với các thể loại báo chí khác nên tất cả các tác giả có được quyền, được gửi thẳng dự thi cho Ban tổ chức giải, kiểu như tạo điều kiện cho phóng viên ảnh, nhưng chúng ta cũng ngầm hiểu những bức ảnh được đăng báo rồi mới được gọi là ảnh báo chí. Để đoạt được giải thì không có gì hơn là mình phải dấn thân vào cuộc sống, phải có niềm đam mê và chịu đựng được gian khổ… Thông tin trong ảnh càng “đắt” thì tác phẩm đó càng giá trị. Và muốn làm được như vậy thì chỉ có lên đường, chụp và chụp…

PV: Chúng ta có cần phải “hiểu gu” ban giám khảo các cuộc thi?

Nói “gu” thì chưa chính xác lắm, nhưng mỗi nghệ sĩ, phóng viên ảnh phải bám sát các sự kiện xã hội đặc biệt quan tâm thì rất dễ “ẵm giải”. Ví dụ như sự cố Fomosa xảy ra ai chụp được nhanh và tốt thì có giải. Một số bộ ảnh/phóng sự ảnh tôi chụp về Quảng Trị như: công trình trọng điểm điện gió, rau sạch, lễ hội A Riêu Ping đoạt giải toàn quốc đấy, không phải ngay “gu” mà nó đi đúng với các chủ trương Nhà nước cần tuyên truyền… Tóm lại muốn có giải không những chụp tốt mà tư tưởng phải tốt, đi đúng hướng với các chủ trương, chính sách….

PV: Tiếp nối theo con đường bố vợ đã đi (NSNA Phan Văn Báu), đối với anh điều đó có phải là một lợi thế? Anh có mong muốn con mình tiếp tục nối nghiệp?

Bố vợ tôi là người hướng tôi theo công việc mà hiện tại cũng là niềm đam mê lớn nhất của tôi. Gia đình tôi sống bằng nghề ảnh. Con gái tôi thứ 2 cũng đang theo học ảnh báo chí trường đại học sân khấu điện ảnh. Cháu đã bộc lộ năng khiếu trên ghế nhà trường… Đó cũng là một niềm vui với tôi!

PV: Được biết, anh không chỉ đoạt nhiều giải thưởng quốc gia mà còn là người sống được với nghề nhiếp ảnh. Bí quyết ở đâu? Làm sao có thể dung hòa được 2 yếu tố (kiếm sống và đeo đuổi theo đam mê) này?

Trong khoảnh khắc bấm máy người nghệ sĩ có thể trình bày một quan điểm, một thái độ sống, cao hơn thế là một triết lý…

Tôi thường xuyên đổi mới các thể loại ảnh và luôn tìm riêng cho mình một lối đi khác, không giống ai. Ví dụ: từ năm 2015 đến nay đa số tôi làm phóng sự ảnh, và ảnh bộ, ảnh chụp thật, và mới, hạn chế xử lý (tức là ảnh không đẹp) có như vậy tôi đoạt rất nhiều giải thưởng. Tôi coi việc săn ảnh như một công việc kiếm sống hàng ngày, và lấy tiền giải thưởng, nhuận ảnh, ảnh đặt hàng làm thu nhập…

PV: Một tác phẩm lâu nhất mà anh hoàn thành?

Nhiếp ảnh cũng như viết văn làm báo, nhiều dự định chụp mãi vẫn chưa xong, đi hàng trăm cây số những vẫn chưa có kết quả cuối cùng. Có vài đề tài tôi theo đuổi hàng năm mà chưa đạt.

PV: Kỷ niệm đáng nhớ trong nghề báo và nhiếp ảnh nghệ thuật?

Nghe tin ở Quảng Trị có sự kiện mà 20 năm mới có một lần, là lễ hội A Riêu Ping của đồng bào dân tộc Bru-Vân Kiều trên dãy Trường Sơn. Thế là mình cùng nhóm nghệ sĩ của Quảng Trị, Thừa Thiên Huế rong ruổi hơn 200 km lên bản A Liêng, A Bung, xã Tà Rụt, huyện Đakrông. Đi dọc đường núi non hùng vĩ đẹp đến vô cùng. Cả đi cả chụp mãi đến chạng vạng tối mới đến tận nơi. Trước lúc đi sáng tác, ai nấy lo lương thực, đồ uống vài ngày. Thế nhưng thấy đám trẻ con đồng bào dân tộc Vân Kiều thương quá, vậy là được mấy bánh lương khô, mì ổ... mình cho hết. Sẩm tối trời đổ mưa ào ạt, một số anh em lội suối vào trung tâm xã Tà Rụt còn mình và nghệ sĩ Phương Hoan (Quảng Trị) ở lại bản để chụp đêm. Già làng cho mượn một chiếc chiếu, một phích nước và nghỉ lại tại nhà văn hóa bản. 8 giờ tối mình nghe cồn cào cái bụng. Nhưng ôi thôi không có cái gì ăn cả, bản làng chìm trong bóng đen của núi rừng. Nước suối lên rất nhanh không thể sang bên kia được. Vậy là hai anh em đi tìm cái ăn. Quán thì không có. Tìm mãi mới mua được mấy gói mì ăn liền. Hai anh em về lại nhà văn hóa lấy cái ly nhựa làm bát, cái bót đánh răng làm thìa, nước hơi ấm pha vào mì tôm. Vậy là xong một bữa ăn tối đáng nhớ…

PV: Quảng Trị có gì để giới nhiếp ảnh chú ý?

Quảng Trị có rất nhiều cái để chụp, như di tích lịch sử, điện gió, điện mặt trời, đường cao tốc, cà gai leo,… Nhưng muốn “ăn giải” và tác phẩm được các phương tiện thông tin đại chúng sử dụng thì phải là những công tình trọng điểm của tỉnh, trọng điểm quốc gia, những gương điển hình tiên tiến cần nhân rộng, các văn hoá của dân tộc thiểu số cần bảo tồn…

PV: Xin cám ơn NSNA Hoàng An về cuộc trò chuyện này. Chúc anh có thêm nhiều giải thưởng!

Đăng Minh thực hiện

 

ĐĂNG MINH
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 333

Mới nhất

Chùm thơ Trần Đức Tín

24/04/2024 lúc 17:21

Nhà thơ Trần Đức Tín, bút danh Khét, sinh năm 1989, quê quán Cà Mau, hiện đang làm

Long trọng tổ chức Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam

19/04/2024 lúc 17:46

Sáng nay 19/4/2024, Trường PTDT Nội Trú Gio Linh long trọng tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 ra mắt mô hình “Phụ nữ, Cà phê và Sách”

19/04/2024 lúc 16:43

Sáng nay 19/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 (thành phố Đông Hà) tổ chức Lễ ra mắt mô hình “Phụ nữ,

Sôi nổi hội thi Kể chuyện theo sách với chủ đề “Chúng em yêu hòa bình”

12/04/2024 lúc 16:01

Ngày 11/4, Thư viện tỉnh Quảng Trị phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Đông Hà tổ chức hội

Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Quảng Trị năm 2024

11/04/2024 lúc 00:52

TCCV Online - Sáng nay 10/4, tại Thư viện tỉnh, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Chiến Thắng; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam tham dự.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

27/04

25° - 27°

Mưa

28/04

24° - 26°

Mưa

29/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground