Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 11/12/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Chúng tôi vào chiêm bái ngôi tổ đình Sắc tứ Tịnh Quang một chiều, trong không gian uy nghi tĩnh lặng, rêu phong ẩn hiện ngay tòa cổng tam quan, chứng tỏ một sức sống trường tồn của đạo pháp có mặt trên đất này hàng trăm năm. Ấy là bởi đạo Phật luôn có tính “khế thời”, tức là hợp thời thế, tùy duyên vạn biến để phù hợp với cuộc sống. Bất cứ lúc nào, tinh thần đạo pháp vẫn phải đi vào cuộc sống nhân sinh. Đó cũng chính là chủ trương “Phật giáo ứng dụng” mà Ban Trị sự Phật giáo huyện Triệu Phong đưa vào trong chương trình hoạt động của giáo hội.

Toàn huyện Triệu Phong có 72 niệm phật đường với trên 9 ngàn phật tử các giới, trong đó có 87 tu sĩ trụ trì, trú xứ ở các ngôi chùa. Đông đảo phật tử và trải đều khắp ở hầu hết các làng quê nên nhiều hoạt động của đời sống luôn có dấu ấn đậm nét của đạo Phật.

Một trong những việc làm thiết thực của giáo hội Triệu Phong là chung tay cùng chính quyền thực hiện an sinh xã hội. Chỉ trong năm năm trở lại đây, giáo hội đã làm được 13 ngôi nhà từ bi cho các hộ gia đình khó khăn, mỗi căn trị giá 60 triệu đồng bằng nguồn đóng góp của tu sĩ trong huyện.

Từ hồ sơ từ các chùa làng gửi lên, Ban Trị sự đi khảo sát, nếu thấy căn nhà nào khẩn thiết thì ưu tiên làm trước. Có khi một chuyến tìm hiểu phải đến hai, ba nhà rất đáng thương, không biết ưu tiên cái nào trước, thế là đại đức Trưởng ban Trị sự vận động để cố gắng làm cho được cùng một lúc.

Những ngôi nhà từ bi được khởi công vào lễ Phật đản, mùa sen nở tháng tư và hoàn thành vào dịp rằm tháng bảy lễ Vu lan, kịp đưa vào sử dụng trước mùa mưa bão. Đặc biệt, các gia đình được hỗ trợ xây nhà không phân biệt là người trong hay ngoài đạo. Gọi nhà từ bi là vì thế, mang tinh thần yêu thương của đạo Phật đến với tất cả mọi người.

Được biết 60 triệu đồng là số tiền "cứng" mà giáo hội cấp để mua vật liệu, ngoài ra trong quá trình xây dựng có phát sinh chi phí thì quý thầy kết nối các nhà hảo tâm tài trợ thêm. Những căn nhà từ bi đã giúp cho nhiều người được yên tâm hơn về nơi ăn chốn ở. Như hoàn cảnh vợ chồng anh Đông ở thôn Hà My (xã Triệu Hòa) có ba con nhỏ, bản thân anh lại bệnh tật nên mưu sinh rất vất vả. Cả gia đình tá túc trong một căn nhà tạm bợ. Ngoài việc xây nhà từ bi cho anh, quý thầy cũng hỗ trợ thêm cho đời sống và chăm lo các cháu nhỏ đang đi học.

Mùa lũ lịch sử năm 2020, huyện Triệu Phong là vùng bị ngập sâu và kéo dài. Trong đại hồng thủy, nhiều tu sĩ đã không quản ngại tìm cách tiếp tế cho bà con kịp thời. Nước lũ vừa rút, tất cả tu sĩ đang trụ trì, trú xứ ở các ngôi chùa trong huyện đều có các chương trình phát quà cho người dân. Những phần quà kịp thời như gạo, thực phẩm, dầu, thuốc... là những nhu yếu phẩm giúp bà con bước đầu ổn định cuộc sống, khắc phục hậu quả lũ lụt.

Các tăng sĩ Triệu Phong cùng tham gia ứng cứu lụt bão

Ở vùng đồng bằng, chuyện lụt bão năm này qua năm khác là điều khó tránh khỏi. Để tính chuyện đường dài, đảm bảo sự an toàn cho người dân, quý thầy đã trao 20 chiếc thuyền máy, 15 nghìn áo phao về cho các thôn ngập nặng trong huyện.

Hàng trăm nghìn suất quà ứng cứu thiên tai, trợ cấp người dân bị ảnh hưởng do sự cố Formosa, những nồi cháo tình thương đều đặn hằng tuần ở bệnh viện, xây dựng hệ thống nước lọc tinh khiết ở thôn Linh Chiểu… Số quà này từ sự thiện nguyện đóng góp của các nhà hảo tâm ở mọi miền đất nước và cả ở hải ngoại. Quý sư thầy, sư cô trong giáo hội làm tốt nên cũng nhận được sự tin tưởng của phật tử khắp nơi. Giáo hội cũng kết nối để đưa nhiều đoàn từ thiện về các vùng quê trao quà.

Phật tử huyện Triệu Phong gom nông sản quê nhà gửi vào tiếp tế cho miền Nam trong đại dịch

Đại dịch Covid-19 bùng phát, lúc bấy giờ TP. Hồ Chí Minh đang cao điểm chống dịch, rất nhiều lời kêu gọi hỗ trợ cho các vùng cách ly phía Nam. Quảng Trị may mắn khi chịu ảnh hưởng muộn hơn. Toàn thể phật tử trong huyện Triệu Phong gom góp gạo, rau củ quả tập kết về tổ đình Sắc tứ Tịnh Quang để xe vận chuyển vào hỗ trợ bà con miền Nam. Từ các làng quê, những chiếc xe máy, xe đạp, xe cải tiến ngày đêm chở hàng lên chùa. Có khi thực phẩm xanh bà con phật tử mang đến quá nhiều, trong khi xe vận chuyển không kịp, quý thầy phải thông báo tạm thời ngưng tiếp nhận. “Khi mình bị thiệt hại vì lụt bão, đồng bào khắp nơi đến giúp. Giờ cả nước đang cùng chống dịch, nhưng mình đỡ hơn, còn có nương vườn trồng được hoa màu thực phẩm, gửi chút ít cho đồng bào miền Nam” - Đó là sự chia sẻ chân tình, có trước có sau của những người dân quê Triệu Phong.

Tăng ni Triệu Phong luôn có mặt ở điểm hỗ trợ người dân từ miền Nam trở về tránh dịch

Năm 2021, khi dịch bùng phát mạnh mẽ, hàng ngàn người đi xe máy từ phía Nam về quê nhà. Phật tử Triệu Phong đã luôn có mặt ở bên quốc lộ, tiếp tế đồ ăn nước uống và hỗ trợ tiền xăng cho mọi người về quê. Các chùa trong huyện luân phiên nhau nấu cơm, cháo, sữa trẻ em đưa đến điểm trợ giúp. Trên đường về quê, một người đàn ông quê Hà ngang qua địa phận Triệu Phong thì xe hỏng vì quá cũ nát, quý thầy đã tặng cho anh chiếc xe máy khác để có thể tiếp tục yên tâm trên hành trình về nhà.


Dồn dập ảnh hưởng của thiên tai và dịch bệnh khiến đời sống chung của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng, những hộ khó khăn càng khó khăn hơn. Đặc biệt lúc cuối năm, để có một cái Tết "đủ lễ lược" thôi cũng đã là quá sức với nhiều gia đình. Hiểu được những trăn trở của người quê, giáo hội đã tổ chức 5 phiên chợ 0 đồng vào những ngày áp Tết Nhâm Dần 2022 và Quý Mão 2023 tại các xã Triệu Sơn, Triệu Thuận, Triệu Độ, Triệu Đại, Triệu Phước.

Phiên chợ có trên 30 gian hàng gồm đầy đủ nhu yếu phẩm cần thiết cho ngày Tết. Mỗi ngôi chùa trong huyện tham gia một gian hàng, từ nếp, miến, măng, gia vị cho đến bánh kẹo, mứt gừng, bánh chưng, hoa tươi, nhang và cả... cát trắng để thay bát nhang. Thậm chí cả hải sản khô cao cấp của những nhà hảo tâm gửi từ miền Nam ra mà nói vui như quý thầy là "cả đời tui cũng... chưa được ăn".

Giáo hội phối hợp với chính quyền địa phương phát phiếu đi chợ cho những người có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn và không phân biệt trong hay ngoài đạo. Mọi người đều phấn khởi vì được "mua" tất cả mặt hàng trong chợ với giá... 0 đồng và yên tâm khâu chuẩn bị đón Tết. Không chỉ là vật chất, phiên chợ còn là nơi động viên tinh thần, tạo không gian chợ xuân thân quen: Một bếp lửa than chiên bánh để chiêu đãi người đi chợ, nồi nước chè xanh uống cho ấm người, ca hát tập thể, và còn nhận được phong bao tiền lì xì.

Ước tính trị giá 5 phiên chợ trong hai dịp Tết gần nhất là 2 tỷ đồng. Năm nay, dù chỉ mới ra giêng, nhưng quý thầy cho biết có nhiều nhà hảo tâm xin góp gian hàng, sẵn sàng cho phiên chợ xuân Giáp Thìn 2024. Những phiên chợ xuân từ bi sẽ lần lượt được giáo hội tổ chức luân phiên ở nhiều nơi trong huyện, bên cạnh đó kết hợp thêm những trò chơi dân gian để tái hiện một phiên chợ tết xưa đầy hoài niệm.

• Nội dung: NGUYÊN QUÝ
• Ảnh: NQ - Nguyên Mãn
• Thiết kế: Tâm Đồng

Bài in trên Cửa Việt số chuyên đề 8 (3.2023)

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Mới nhất

Bế mạc Trại sáng tác văn học nghệ thuật chủ đề “Người lính với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và quê hương Quảng Trị”

12 Giờ trước

Chiều ngày 10/12, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị phối hợp Hội Văn học nghệ thuật tỉnh tổ chức bế mạc Trại sáng tác văn học nghệ thuật chủ đề “Người lính với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và quê hương Quảng Trị” năm 2024.

Ban Chính sách với sứ mệnh kết nối thiêng liêng

10/12/2024 lúc 12:24

Ban Chính sách, Phòng Chính Trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Quảng Trị được giao nhiều nhiệm vụ quan trọng, không chỉ hỗ trợ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ mà còn thực hiện các chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng...

Kỷ niệm 73 năm Ngày truyền thống Mỹ thuật Việt Nam và khai mạc Triển lãm hội họa Lê Hữu Quỳnh

08/12/2024 lúc 15:03

TCCVO - Sáng nay 8/12, tại thành phố Đông Hà, Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) tỉnh Quảng Trị phối hợp với Chi hội

Tạp chí Cửa Việt đoạt giải Khuyến khích Giải thưởng Toàn quốc về Thông tin đối ngoại lần thứ X

03/12/2024 lúc 23:05

TCCVO - Tối ngày 3/12/2024, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại đã tổ chức Lễ trao Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.

Hơn 14.000 bức ảnh tham gia Cuộc thi ảnh nghệ thuật cấp Quốc gia "Tự hào một dải biên cương" lần thứ III

25/11/2024 lúc 23:57

TCCVO - Tối ngày 25/11/2024, tại Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội (Đống Đa, Hà Nội) diễn ra Lễ trao giải Cuộc thi ảnh nghệ thuật cấp Quốc gia "Tự hào một dải biên cương" lần thứ III . Cuộc thi do Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Công an, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và các đơn vị liên quan tổ chức.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

12/12

25° - 27°

Mưa

13/12

24° - 26°

Mưa

14/12

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground