Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 27/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Ký ức chiến tranh, ám ảnh không ngủ yên

C

uộc chiến tranh chống xâm lăng đã kết thúc hơn 30 năm, nhưng chúng ta vẫn chưa thoát khỏi cuộc chiến tranh ấy. Hậu quả chiến tranh không chỉ tác động dự hội đến kinh tế, xã hội mà còn in dấu lết sâu đậm trong để sống tinh thần mỗi con người. Có một dòng chảy văn chương âm thầm mãnh liệt thời hậu chùm chứa đựng những âu lo, dằn vặt, ám ảnh thời trận mạc không dứt. HOA GẠO ĐỎ BÊN SÔNG của Văn Bốn cũng không ngoài dòng chảy này, đó là những ký ức không ngủ yên day dứt trong trái tim nhân hậu của người lính.

Nỗi ám ảnh khôn nguôi.

Cái dữ dội, khốc liệt, cái buồn của chiến tranh viết bao nhiêu cũng không hết, bởi hiện thực thì phong phú, đa dạng, rộng lớn vô cùng; nhà văn dù có tài hư cấu bao nhiêu, dù có can dự trực tiếp với tư cách người lính trận thì cũng chỉ một góc nhỏ nhoi, không bao quát hết. Viết chân thực, sinh động, ám ảnh không phải ai cũng làm được, và qua đó để gửi gắm một thông điệp gì đến người đọc lại càng khó hơn. Văn Bốn, trước khi viết văn, anh đã có một tuổi thơ dữ dội đội mũ rơm đi hóc đường dài dưới mưa bom bão đạn mù trời, anh cũng từng là người lính trận luôn đối mặt với cái chết; chiến tranh không xa lạ với anh. Lợi thế của người viết là từng trải, có nghĩa là tác giả có thể đưa vào trang viết những chi tiết rùng rợn, kinh hoàng để làm thót tim người đọc; nhưng anh biết tiết chế. chọn lọc để đi đến sự dung dị chân thật.

Một thời kỳ niệm (cái tên truyện rất chân mộc giản dị có phần mòn cũ) là những đau đáu, khắc khoải về một thời đã qua. Chị Hoà - cô thanh niên xung phong chỉ một lần gặp gỡ ngắn ngủi, chốc lát với anh bộ đội e dè có phần hơi nhát. Bất ngờ gặp lại nhau ở Trường Sơn. Bạn đồng ngũ thông cảm dành cho đôi trai gái một khoảng không gian thanh bình: "Trăng mười sáu, suối nước chảy, bờ cỏ êm, rừng đêm xanh thẫm, nai tác gọi nhau...”. Rồi cũng thành tình yêu chớp nhoáng thời chiến: “quấn, quyện lấy nhau, chìm tan vào nhau...”. Sau chiến tranh thì chàng trai không về, mãi mãi ở mặt trận và tan vào lòng đất. Một mô típ củ, không mới. Nhưng cái hay ở sự ám ảnh, mong ngóng, đeo đẳng suốt đời. Người phụ nữ dù đã có chồng vẫn dằn vặt không nguôi nhớ những cánh rừng ngút ngàn lá rụng". Đất nước thanh bình, nhưng lòng người vẫn không yên ổn, cái tâm bị dày vò, luôn bị đánh thức bởi quá khứ đạn bom.

Hoa gạo đỏ bên sông là một truyện ngắn khá hay viết bằng ký ức. Sự chân thật của tác phẩm ở tâm trạng, ngôn ngữ nhân vật. Đọc, ta có cảm giác như đang chứng kiến, đang sống cùng thời người trong chuyện. Kỷ vật là chiếc lược nhỏ đuya ra - xác máy bay không rỉ khắc hình thằng bé ngồi bên cây gạo to hoa rụng đó. Kỷ vật người ra trận tình cờ 30 năm sau men biết hoá giải nỗi đau người mẹ không được nhìn thấy phần mộ con trai. Truyện hay còn ở chi tiết: Thằng bé làm vỡ cái vòi ấm Trung Quốc rất quý, rồi lấy đất sét gắn vào là nỗi sợ trẻ con, chứ không phải là sự thiếu trung thực. Hoặc hình ảnh thằng bé buồn, ngồi dưới gốc cây gạo, hoa rụng đỏ tơi bời... rất cảm động.

Chiến tranh có những quy luật rất riêng và thậm chí không có quy luật; tất cả đều có thể xảy ra. Một lá thư của người đã khuất được người sống cầm giữ 30 năm chưa tìm ra người nhận để gửi, cũng là điều có thể xảy ra. Di chúc của người cha nói về điều dị biệt này với những dằn vặt, khắc khoải không nguôi.

Ân hận, day dứt có phần hơi sám hối là âm hưởng đi suốt truyện ngắn Huyền thoại một con đường. Một chàng lái xe bị giữ lại lán TNXP 10 cô. Cảm giác thèm đàn ông, nhu cầu tâm tình khác giới của các cô gái thấp thoáng xa gần nên anh lính lái xe không biết. Chỉ đến khi cô gái tên Lan - trẻ nhất biểu lộ nhu cầu khác giới thì anh lính trẻ mới nhận ra. Anh ngượng ngùng bỏ đi và tự hào vì đã vượt qua cám dỗ bằng quyết tâm người lính với một tương lai sáng láng: đi dự Đại hội Chiến sĩ thi đua tiểu đoàn. Câu chuyện đã rẽ sang hướng khác. Niềm hãnh diện, đắc thắng vượt qua phút yếu lòng của anh lính có ý nghĩa gì khi hai ngày sau anh trở lại thì rừng xanh đã hoang tàn không thấy lán TNXP, chỉ thấy một hố bom to rộng sâu và ngôi mộ chung mới đắp đất? Nỗi ám ảnh đằng đẵng đi theo suốt cuộc đời người lính.

Hiện thực chiến tranh dữ dội, buồn, nhưng không bi lụy

Cái khéo của Văn Bốn khi viết về chiến tranh là anh không miêu tả quá kỹ về các trận đánh, về những mất mát hi sinh đẫm máu mà người đọc vần cảm thấy dữ dội khốc liệt. Không khí chiến tranh tràn ngập hậu phương: “Mỗi lần có người ở chiến trường về thăm nhà là cả làng xin tới hỏi thăm tình hình sức khoẻ, tin tức chồng con. anh em hạnh... Nhưng đều thất vọng vì chiến trường rộng lớn có mấy ai gặp nhau”. Chỉ vài câu văn không lửa đạn bom rơi mà vẫn thấy u uất. ngột ngạt: “Những vành khăn tang vắng tang tóc tên đầu những người quả phụ loang dần, loang dân có dạo băm bữa nửa tháng lại có giấy báo tử, có lễ truy điệu.”

Đặc biệt, tác giả có những đoạn văn hay, cảm động khi viết về nỗi lòng người mẹ trông ngóng con, chờ đợi, về cái đau mất mát không nói nên lời. Tác giả viết về chiến trường rất am tường. Anh lính ngồi nói chuyện với người yêu cũng đặc biệt, kể cho nhau nghe: Bom nổ chậm, tắc đường, thổi sáo, hát hò, các cô TNXP thì tinh nghịch, vui đấy mà khóc đấy. Văn Bốn đạt đến sự tinh tế khi miêu tả tâm trạng nhân vật khi trở không gặp người thân mà chỉ thấy hố bom sâu và cảnh đổ nát hoang tàn.

Chuyện già bón Tà Thiêng lại khai thác ở sự éo le, nghiệt ngã của chiến tranh. Một chiến sĩ cộng sản do hoàn cảnh đưa đẩy - do địch sắp đặt, dàn dựng, để lại hồ sơ rằng ông là người phản bội đồng đội. Ông đã âm thầm không lộ diện, ở lại nơi rừng sâu heo hút, xa vắng. Nhưng ông không chạy trốn sự hiểu lầm của ta, và sống tốt, sống lương thiện hết quãng đời dài còn lại. Ý nghĩa câu chuyện ở chỗ: Tất cả mọi chuyện đều có thể xảy ra trong chiến tranh; chỉ có điều ứng xử, hành động như thế nào khi bị dồn đẩy vào hoàn cảnh khắc nghiệt, không lối thoát ấy mà không đánh mất mình.

Di bút viết bằng máu là niềm khao khát có con sau mười năm lấy vợ. Niềm vui sướng ngắn ngủi bị dập tắt ngay khi đứa con nhỏ không kịp sống ở dương gian vì nhiễm chất độc hoá học; không lâu sau, chính người cha viết di bút bằng máu ấy cũng vĩnh viễn ra đi vì cái thứ chất độc phát quang quái ác ấy. Di bút viết bằng máu như một bản nhật ký ghi chép từng giờ, từng ngày niềm vui của người bố có con muộn mằn, diễn tiến bệnh của con, từng tâm trạng đau đớn khôn cùng của con người bị tước đoạt quyền làm cha mẹ. Chiến tranh ở đâu đó rất xa, không cụ thể, không trực diện nhưng nghiệt ngã, tàn phá dữ dội thân xác hàng chục năm sau và làm tổn thương tinh thần thì vô cùng.

Tuy vậy, dù Văn Bốn viết khốc liệt, dữ dội, viết về cái đau thương, nhưng ông không tạo ra những cảnh sầu muộn, héo hon bi lụy. Có một giọng buồn, mạch buồn đi suốt tập truyện, nhưng là nỗi buồn trong sáng. Anh luôn dùng đoạn kết có hậu để nâng đỡ con người yếu đuối, thiệt thòi vàmang đến cho họ niềm hi vọng.

Ý nghĩa nhân văn sâu đậm.

Người lính quân giải phóng bị thương bắt tên hàng binh tự trói chân tay. Số phận của họ bị ném vào mưa, rét..., đạn bom phía bên này và cả phía bên kia. Trước lúc chết, người lính quân giải phóng còn kịp cởi dây trói thả tên hàng binh địch cùng với hy vọng hắn sẽ sám hối và giữ sơ đồ mộ chí đồng đội của anh. Nơi gặp gỡ của số phận còn hay ở cái tứ lạ, diễn ra một cách tự nhiên không có dấu vết sắp xếp, áp đặt chủ quan của người viết. Nhưng tầng ý nghĩa nhân đạo mới là thông điệp của tác giả. Hành động người hàng binh sau này đi tìm người thân của liệt sĩ trao sơ đồ mộ chí mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Nơi gặp gỡ của số phận còn hay ở nỗi niềm xoá bỏ thù hận, hướng tới tương lai tốt đẹp và là ước vọng của người viết.

Đối một thời gian cũng là đối mặt giữa hai con người, hai số phận không cùng sắc phục lính. Hai người bạn thân, có những năm tháng tuổi thơ tinh nghịch, đầy kỷ niệm bên bờ sông Thạch Hãn, bọ cùng yêu một bạn gái, cả ba học chung một lớp. Nhưng, chiến tranh đã ném họ đi hai ngả, họ cầm súng và họ đối mặt với nhau trên chiến tuyến Thành Cổ và cả hai cùng bị thương. Lại một mô úp cũ, nhưng cái hay là cách kể, cách giải quyết số phận của họ. Đối mặt trong chiến tranh quá đủ. họ lại đối mặt trong đời thường sau chiến tranh. Người mặc cảm tội lỗi xa lánh, che dấu thân phận người đại lượng, vị tha không cố chấp. Truyện mang ý nghĩa nhân đạo và nỗi niềm hoà giải dân tộc.

Vài khảo sát nghệ thuật

Văn Bốn đã huyền thoại hoá, linh thiêng hoá cái chết ở Nơi đầu nguồn dòng chảy, điều này làm cho tác phẩm biến hoá, đa dạng. Ví như: Những bóng ma bộ đội, TNXP xúm vào đẩy xe ô tô qua ngầm để tránh cuộc dội bom giờ cao điểm của địch. Hoặc thi vị hoá mối tình thời chiến ở Một thời kỷ niệm vừa hiện thực, vừa trữ tình. Tuy nhiên, huyền thoại và trữ tình trong tập truyện Hoa gạo đỏ bên sông không nhiều, không lấn át giọng kể có phần hơi khô khan; nên sức thu hút người đọc lại là cốt truyện và chi tiết.

Cốt truyện lạ như: Chuyện già bản Tà Thiêng, người cộng sản tháo chạy khỏi cuộc hành hình và sống đìu hiu, cô quạnh, biệt lập với thế giới văn minh. Hoặc Huyền thoại một con đường, 10 cô TNXP giữ anh lính lái xe lại lán trại của mình trong cảm giác thèm đàn ông chính đáng, thèm được tâm tình khác giới .

Chi tiết hay như: Thằng bé đánh vỡ cái vòi ấm ròi lấy đất sét gắn vào; đứa bé ngồi dưới gốc cây gạo bung hoa đỏ thẫm trong Hoa gạo đỏ bên sông. Hay cô gái ngày ngày đo mực nước thuỷ văn với ước mơ sau ngày chiến thắng sẽ xây dựng công trình thuỷ lợi - thuỷ điện. Và cô gái âm thầm thả lá sau sau từ Nơi đầu nguồn dòng chảy cho người yêu phía hạ nguồn là chi tiết đắt mang màu sắc cổ tích thời hiện đại.

Dòng hồi tưởng bao giờ cũng bắt đầu từ một “nguyên cớ nghệ thuật”. Ví dụ: Hoa gạo đỏ bên sông bắt đầu từ khi tình cờ thấy kỷ vật là cái lược đuya ra nhỏ, thế rồi hồi tưởng. Sau giải phóng hai người lính thương tật khập khễnh tập thể dục bên Thành Cổ tình cờ chạm mặt nhau, thế rồi quá khứ không ngủ yên có dịp trỗi dậy và hồi tưởng ra Nơi gặp gỡ của số phận...

Mô típ  gặp gỡ, chia tay rồi trở lại không thấy người, chỉ thấy lán trại trong đổ nát hoang tàn và hố bom sâu xuất hiện ở ba truyện ngắn. Tất nhiên mỗi hoàn cảnh đều khác nhau, nhưng dù cố ý hay vô tình, tác giả cũng mang sự lặp lại của mình trong cảm giác người đọc.

Bỏ qua vài truyện kể hơi khô, hoặc dài dòng, tản mạn có thể lược bỏ đoạn đầu để đi vào chính truyện thì Văn Bốn vẫn là người kể chuyện có duyên. Có thể nói Văn Bốn viết Hoa gạo đỏ bên sông bằng ký ức. Ký ức chiến tranh dữ dội, ám ảnh, vừa hiện thực vừa trữ tình và nhân văn, không ngủ yên trong trái tim một người lính nhân hậu.

   Hà Nội, những ngày tháng 4 năm 2007

                              S.N.M

 

Sương Nguyệt Minh
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 152 tháng 05/2007

Mới nhất

Đại hội Phân hội Văn học tỉnh Quảng Trị, nhiệm kỳ 2024-2029

5 Giờ trước

Ngày 26/4/2024, Phân hội Văn học-Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị đã tiến hành Đại hội VII, nhiệm kỳ 2024-2029 nhằm tổng kết, đánh giá hoạt động nhiệm kỳ qua và xây dựng phương hướng hoạt động trong nhiệm kỳ mới.

Chùm thơ Trần Đức Tín

24/04/2024 lúc 17:21

Nhà thơ Trần Đức Tín, bút danh Khét, sinh năm 1989, quê quán Cà Mau, hiện đang làm

Long trọng tổ chức Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam

19/04/2024 lúc 17:46

Sáng nay 19/4/2024, Trường PTDT Nội Trú Gio Linh long trọng tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 ra mắt mô hình “Phụ nữ, Cà phê và Sách”

19/04/2024 lúc 16:43

Sáng nay 19/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 (thành phố Đông Hà) tổ chức Lễ ra mắt mô hình “Phụ nữ,

Sôi nổi hội thi Kể chuyện theo sách với chủ đề “Chúng em yêu hòa bình”

12/04/2024 lúc 16:01

Ngày 11/4, Thư viện tỉnh Quảng Trị phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Đông Hà tổ chức hội

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

28/04

25° - 27°

Mưa

29/04

24° - 26°

Mưa

30/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground