N |
ăm 2009, Bộ Chính trị đã có thông báo Kết luận số 264 về tổ chức Cuộc vận động (CVĐ) "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Mục đích của CVĐ nhằm phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, ý chí tự lực tự cường, tự tôn dân tộc, xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam và sản xuất ra nhiều hàng hóa Việt Nam có chất lượng, có sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Theo đó, Tỉnh ủy Quảng Trị đã có Quyết định số 789/2010 về việc thành lập Ban chỉ đạo CVĐ "Người Việt
Đặc thù của tỉnh Quảng Trị có dân số ở nông thôn chiếm đến 75,5%, sống trên một địa bàn khá rộng lớn bao gồm cả miền núi, vùng gò đồi, vùng đồng bằng, vùng đồng bằng ven biển, dân cư phân bố không đồng đều...Do đó, có thể xác định, nông thôn là khu vực cần quan tâm trong quá trình triển khai CVĐ "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" ở Quảng Trị.
Trong hơn 20 năm qua, nhờ thành tựu của công cuộc đổi mới, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn ở Quảng Trị đã có những bước tiến vượt bậc. Thu nhập bình quân đầu người tăng hơn 2 lần so với năm 2000, đạt 13,7 triệu đồng/năm. 85% hộ có nhà kiên cố, bán kiên cố và nhà gỗ vững chắc. 52% hộ có xe máy. 80% hộ có phương tiện nghe nhìn hiện đại. 97% hộ dùng điện lưới quốc gia. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 14,9%. Khi đời sống được nâng cao thì tất yếu sẽ tạo nên đòn bẫy kích thích sự tăng trưởng mãi lực trong nội tại dân cư. Hay nói cách khác, nhu cầu tiêu dùng của người dân nông thôn sẽ tăng lên khi điều kiện kinh tế gia đình được cải thiện cùng với đó là sự kết nối thuận lợi về giao thông, giao lưu nội vùng. Đặc biệt mạng lưới thương mại và dịch vụ nông thôn ngày càng phát triển rộng khắp với nhiều hình thức đa dạng, thích ứng với từng địa bàn và tập quán mua bán, trao đổi hàng hóa của người dân. Đến nay đã có trên 50 xã có chợ và chợ trung tâm cụm xã cùng hàng nghìn điểm thu mua nông sản, buôn bán vật tư phục vụ sản xuất, đời sống, bán lẻ hàng hóa tiêu dùng thiết yếu. Điều đáng nói là ngay cả ở những địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng hẻo lánh nhất của tỉnh, hiện vẫn đang tồn tại loại hình chợ cơ động trên các phương tiện vận tải (bao gồm cả xe tải hạng nặng, hạng nhẹ và xe máy), với phương thức trao đổi, mua bán cực kỳ linh họat, đáp ứng rất nhanh nhạy nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của người dân.
Trên thực tế, vào những dịp cận kề Tết Nguyên đán hàng năm, ngành thương mại của tỉnh với một số doanh nghiệp nhà nước làm chủ đạo đã triển khai các phương án tổ chức quầy phục vụ Tết với những điểm bán hàng cố định và di động tại một số địa bàn dân cư và các xã miền núi với những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu (dịp Tết Nguyên đán Canh Dần vừa qua, số lượng đặt hàng và dự trữ phục vụ Tết toàn tỉnh có tổng giá trị hàng hóa khoảng 11,942 tỷ đồng). Còn lại suốt phần lớn thời gian trong năm, việc buôn bán trao đổi hàng hóa tiêu dùng ở địa bàn nông thôn đều do thương nhân điều tiết, cung cấp, chi phối. Ngoài những mặt tích cực rất đáng ghi nhận như đáp ứng nhanh nhạy nhu cầu cung cấp hàng tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân, đặc biệt là nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn với giá cả "thuận mua, vừa bán", còn lại do hầu hết thị phần bán lẻ ở khu vực nông thôn nằm trong tay tư thương nên việc cung cấp hàng hóa với số lượng, chủng loại, quy cách, chất lượng vệ sinh an tòan thực phẩm, chất lượng sử dụng hàng hóa...không được các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, kiểm sóat, nếu không nói là đang bị thả nổi.
Việc triển khai CVĐ "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" hiện nay là một cơ hội hết sức thuận lợi để các các doanh nghiệp sản xuất và phân phối hàng tiêu dùng trong nước, trong tỉnh triển khai các phương án khả thi, từng bước chiếm lĩnh và làm chủ thị trường nông thôn, nơi sức mua đang ngày càng gia tăng và là nơi không đòi hỏi hỏi quá khắt khe về chất lượng như thị trường ở khu vực đô thị.
Tuy nhiên, muốn triển khai có hiệu quả CVĐ "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" ở khu vực nông thôn Quảng Trị, theo chúng tôi, các doanh nghiệp sản xuất và phân phối hàng hóa bán lẻ trong nước, trong tỉnh cần đáp ứng những tiêu chuẩn hết sức căn bản, có tính sống còn là: tốt, rẻ, bền, an toàn, tiết kiệm.
Đối với người nông dân, do điều kiện tổ chức sản xuất và đời sống trên địa bàn không thuận lợi nên việc tích lũy để tái sản xuất đã chiếm phần lớn trong mức thu nhập hàng năm của họ. Bên cạnh đó, việc chi tiêu hàng ngày của gia đình, đầu tư cho con cái học hành, đóng góp vào các công việc hiếu hỉ tại cộng đồng dân cư...cũng tiếu tốn một mức chi phí đáng kể. Do vậy, dù có khả năng tài chính dồi dào thì người nông dân cũng buộc phải lựa chọn những mặt hàng thiết yếu khi có nhu cầu với những tính năng vượt trội như chất lượng cao, giá thành hạ, dùng được lâu dài, đảm bảo an toàn cho người sử dụng và tiết kiệm nhất. Có thể khẳng định, hàng VIệt
Làm sao để có được hàng Việt
Một trong những cách để đưa thông tin sản phẩm đến với người tiêu dùng hữu hiệu nhất là các doanh nghiệp cần tổ chức những chuyến đưa hàng Việt chất lượng cao về nông thôn như một số địa phương trong nước đã làm. Những chuyến bán hàng lưu động này không chỉ đơn thuần để thu lợi nhuận, mà còn giúp doanh nghiệp nhận thấy lỗ hổng lớn trong việc phát triển thị trường bán lẻ nội địa để tìm cách khắc phục tùy theo lợi thế sẵn có của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, với tâm lý "ăn chắc, mặc bền", người tiêu dùng nông thôn luôn muốn được tự mình kiểm nghiệm chất lượng hàng hóa qua thời gian sử dụng. Nếu đáp ứng được những tiêu chuẩn về chất lượng, giá cả phải chăng thì người tiêu dùng ở nông thôn sẽ chấp nhận sử dụng hàng hóa đó với một thói quen rất khó thay đổi. Điều thú vị là, từ thói quen tiêu dùng một sản phẩm của cá nhân riêng biệt nhưng lại rất dễ trở thành trào lưu của cả một bộ phận dân cư đông đảo do khả năng thông tin và sự gắn kết cộng đồng ở nông thôn.
Theo khảo sát sơ bộ của chúng tôi, từ trước đến nay, thị trường nông thôn Quảng Trị là nơi tiêu thụ chủ yếu các hàng hóa ít tên tuổi, nhãn mác sơ sài, bao bì đơn giản, do những cơ sở sản xuất nhỏ lẻ trong nước sản xuất ra, bên cạnh là các loại hàng hóa không được kiểm định chất lượng có xuất xứ từ Trung Quốc. Trong một thời gian dài, thị trường nông thôn Quảng Trị gần như bị bỏ ngõ cho các loại hàng hóa cấp thấp mặc sức hoành hành. Điều này đã đem đến rất nhiều hệ lụy mà biểu hiện rõ nhất là người tiêu dùng đã hình thành thói quen sính hàng ngoại, dù rất nhiều hàng hóa Việt Nam cùng chủng loại đã đạt đến tiêu chuẩn chất lượng cao, xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới và đã được người tiêu dùng ở các thị trường khó tính chấp nhận.
Hy vọng rằng, với những biện pháp thích ứng và hiệu quả, sự vào cuộc của các ban, ngành liên quan, của những doanh nghiệp trong nước có tâm huyết, có trách nhiệm với xã hội và sự ủng hộ nhiệt thành của đông đảo người tiêu dùng, CVĐ "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" được triển khai lần này trên địa bàn sẽ đạt được mục tiêu đề ra, khai thác có hiệu quả thị trường vô cùng rộng lớn ở nông thôn Quảng Trị, đóng góp vào thành công chung của CVĐ quan trọng này trong phạm vi cả nước.
Đ.T.T