Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 27/12/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Làng bắt cọp

Cọp còn có tên là hùm, hổ, “ông ba mươi”; là loài thú lớn, màu vàng, có vằn đen rất hung dữ thường được mệnh danh là “chúa sơn lâm”. Tuy nhiên dù hung dữ đến mấy, làm “chúa”, làm “vua” ở đâu chẳng biết cũng phải chịu khuất phục trước con người làng Thủy Ba nổi tiếng là làng bắt cọp từ thế kỷ 19.

Thủy Ba gồm ba làng hợp thành: làng Thủy Ba Hạ, Thủy Ba Đông và Thủy Ba Tây; trước cách mạng tháng 8 năm 1945 thuộc tổng Thủy Ba phủ Vĩnh Linh, nay là xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Vẫn còn đó trong dân gian thành ngữ “cọp Thủy Ba, ma Bình Thuận”. Ma Bình Thuận chẳng rõ có nhiều không, còn cọp Thủy Ba thì không thể nói là ít được. Thuở xưa rừng rú còn rậm rạp, cọp, beo, lợn rừng, khỉ, vượn,… thường kéo về từng bầy, bẻ sắn, ngô, vồ người, bắt trâu, cõng bò của dân lành rất rùng rợn. Dân Thủy Ba lập ra một phường săn gồm những trai tráng khỏe mạnh, nhanh nhẹn, tháo vát và phải là những người thực sự can đảm, không sợ hiểm nguy, tình nguyện gia nhập, không ép buộc. Sự xuất hiện từ rất sớm phường săn cọp là hành động tích cực nhất của người dân Thủy Ba muốn sống phải “vào hang bắt cọp”, được sự đồng thuận cao của bà con làng xóm.

Tranh của LÊ CẢNH OÁNH

Tranh của LÊ CẢNH OÁNH

Muốn bắt được cọp, trước hết phải có bộ lưới thật bền, chắc. Không thể dùng các loại lưới đan bằng vật liệu thông thường mà duy nhất phải dùng cây sót (một loại dây leo mọc ở rừng), đập dập, phơi khô, bện thành lưới, sợi to bằng chiếc đũa, rất bền và chắc. Một tay lưới như vậy rất nặng, hai thợ săn khỏe mạnh chỉ khiêng được vài tay lưới đi quãng mấy cây số đã nghe mồm, mũi tranh nhau thở. Phường săn phải có trong tay cỡ bốn, năm chục tay lưới mới tính tới chuyện bắt cọp nên mỗi lần ra quân tốn nhiều người đi theo mang vác.

Công việc vây bắt cọp được tổ chức chặt chẽ, nghiêm cẩn như chỉ huy một trận đánh. Có chỉ huy trưởng do phường trưởng đảm nhiệm, có phó chỉ huy lo việc cơm nước, nói theo ngôn ngữ bây giờ là phụ trách hậu cần. Có bộ phận tham mưu, trinh sát giúp chỉ huy phát hiện mục tiêu. Lực lượng vây bắt được phân thành 3 tuyến. Tuyến 1 gồm những trai tráng khỏe mạnh, nhanh nhẹn mang theo mác và nạng làm vũ khí, trực tiếp vây bắt. Tuyến 2 thành phần cũng phải đạt tiêu chí như tuyến 1 nhưng ở phía sau làm lực lượng dự bị, sẵn sàng thay thế cho những người tuyến 1 khi cần thiết. Tuyến 3 ở phía sau tuyến 2 phục vụ cơm nước cho toàn bộ thành viên của phường trong thời gian vây bắt. Sau cùng xa hơn tuyến 3 là những người bán quà vặt, nước chè, hoa quả phục vụ những người hiếu kỳ tứ xứ nghe tin bắt cọp cũng bỏ việc nhà kéo đến xem, đông vui như ngày hội.

Quy trình một trận bắt cọp diễn ra như sau:

Sau khi nhận tin “tình báo” nơi cọp ẩn náu, phường trưởng điều động tất cả thành viên vào trận, ai lo việc nấy. Lực lượng tuyến 1 vác “đày” (cọc gỗ hoặc tre) khiêng lái (lưới) tới địa điểm, khẩn trương đóng cọc, chăng lưới vây quanh nơi cọp nằm. Đồng thời lực lượng tuyến 2 và 3 cũng tới vị trí của mình, sẵn sàng làm nhiệm vụ. Lưới đã vây kín, liền đó người chặt cây ở phía trong, người nhổ cọc ở phía ngoài, người chăng lưới, nhích dần về phía mục tiêu. Cứ thế, hàng cọc đóng theo hình vòng tròn được dịch chuyển từng bước vào phía tâm cũng là lúc chu vi vòng lưới hẹp dần, cho đến khi sát chỗ cọp trốn. Lập tức cọp lồng lên chực vọt ra ngoài nhưng lưới quá cao, đành chạy vòng quanh phía trong lưới gầm rú kinh hoàng. Lực lượng ở phía ngoài dùng mác và nạng gỗ ra sức đâm, xỉa, đè, chọc cho đến khi cọp kiệt sức chết. Cũng có khi thuận lợi, họ lựa thời cơ lừa cọp vào cũi bắt sống.

Tiếng lành đồn xa. Tài bắt cọp của cư dân Thủy Ba được triều đình Huế biết đến. Vua Minh Mạng - ông vua đời thứ ٢ triều Nguyễn ở ngôi hai mươi năm đã có tới ٤ lần xuống chiếu triệu làng Thủy Ba vào Thừa Thiên bắt cọp. Sự kiện này được thể hiện trong vè "Bắt cọp Thừa Thiên", sáng tác dân gian:

Mồng sáu sắc lệnh vua ra

Trát côi sức xuống Thủy Ba đi liền

Vào ngay mần ải Thừa Thiên

Ma thiêng nước độc liên miên khôn lường

Thời đó vào được chốn “ma thiêng nước độc” ấy, đi bộ từ Thủy Ba ngày đi, đêm nghỉ phải mất khoảng bốn, năm ngày. Phường săn phải mang theo gạo, mắm, củi rào tự túc ăn uống, lại thêm trầu cau, rượu, heo, gà để cúng lễ. Ngày xưa tục cúng lễ rườm rà, nhiêu khê lắm. Trước khi lên đường, tại địa phương phải cúng hai lễ, mất hai heo, vào đến nơi phải cúng thần sở tại một heo nữa. Tất cả phí tổn đó triều đình không cấp cho đồng nào, dân Thủy Ba lo gánh chịu hết. Duy nhất, quan sở tại cho mượn một con trâu làm mồi nhử cọp. Nơi vây bắt, quang cảnh diễn ra như ngày hội; có tiếng pháo nổ đì đùng thị uy hòa với tiếng hò hét “Reo! Reo! Re…e…e…o”... nhịp ba phường săn, cùng tiếng gầm như sấm rền của cọp dữ, khiến người yếu bóng vía không dám lại gần.

Vè “Bắt cọp Thừa Thiên” mô tả:

Bộ phận chăng lái, giữ đày

Nhích từng bước một quyết vây lấy hùm

Phía sau cơm bới gạo đùm

Quán hàng la liệt xem hùm sa cơ

Hùm ta coi bộ bơ phờ

Hung hăng điên tiết nhảy vồ tứ tung

Thủy Ba khí phách yêng hùng

Mác, nạng hất xuống hổ vùng đứng lên

Cũi, giăng, bẫy sập kề bên     

Ép hổ vào rọ nhốt liền là xong

Ông Hoàng Văn Chuy, ٩٨ tuổi làng Thủy Ba Hạ cho biết theo các cụ ngày xưa ở làng kể lại rằng trong khoảng gần chục lần bắt cọp ở tỉnh Thừa Thiên Huế thì lần bắt tại bến Tuần thuộc xã Hương Thọ, huyện Hương Trà (nay là phường Hương Thọ, thành phố Huế), cách kinh thành khoảng ١٠ cây số về phía tây nam, nhà vua đích thân ngự tới xem: “Nhìn hổ phủ phục ngài phán ngay / Thủy Ba tài giỏi, phen này Trẫm thưởng công”. Chuyện vừa kể là nói về phường săn Thủy Ba thi hành trát của triều đình bắt cọp ở tỉnh bạn. Thế còn ở địa bàn các tổng, xã khác trong phủ Vĩnh Linh thì sao?

Bà Trần Thị Hoa, tuổi ngoài ٧٠, quê làng Hòa Bình, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Linh kể rằng: Ngày xưa cố nội của bà (cụ Trần Văn Thành) là người giàu có trong vùng; trong chuồng nuôi tới ٢٠٠ con bò, nhiều tới mức không thể quản lý hết, có con chết trong chuồng, mấy ngày sau khi vào lấy phân mới biết. Chủ nhà thì không biết bò, bê của mình sống chết ra sao nhưng hai mẹ con cọp vằn trú ngụ ở rú Lịnh lại biết khá rõ, thường xuyên mò về chuồng bò của cố rình rập. Hằng đêm cố phải thuê hai trai làng thay phiên canh gác nhưng không hiệu quả, cọp đã vồ chết mấy con chó và tha đi hai con bò. Không còn cách nào khác cố biện cơi trầu, be rượu, tìm đường đến Thủy Ba thuê phường săn cọp về vây bắt, mẹ con cọp vằn đều sa bẫy, khiêng về đặt ở góc vườn, chỗ đó lông cọp rụng ra cả búi. Có lẽ chất độc của lông thấm xuống đất nên mấy gốc chè ở đó héo rũ dần rồi chết khô. Mấy cây chè chết khô nhưng từ đó đàn bò của cố Thành sống khỏe.

Thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954), huyện Vĩnh Linh thành lập chiến khu ở Thủy Ba. Cơ quan lãnh đạo đầu não của huyện và các ban ngành, đoàn thể, cán bộ, bộ đội quy tụ về khá đông. Đây là thời cơ thuận lợi để cọp hoạt động ráo riết. Nó hay tìm chỗ vắng vẻ trục đường giao liên Bắc Nam nơi bộ đội, cán bộ ta thường đi công tác “phục kích”. Tướng Trần Quý Hai trong hồi ký “Bình Trị Thiên khói lửa” viết: “Những cán bộ, bộ đội đi lẻ tẻ ngang qua vùng này sợ hổ, báo nhiều hơn sợ địch. Đã có lần bộ đội hành quân qua đây ban đêm, một chiến sỹ tuột dép phải đứng lại bên đường xâu lại quai. Khi đơn vị vừa đi khỏi, đồng chí bộ đội đã bị hổ bắt tha đi. Cả đơn vị phải dừng lại mở một cuộc càn trong đêm tối nhưng không được ồn ào, không bắn súng vì gần đồn địch, cố gắng tìm ra đồng chí mình. Sau nhiều giờ lùng sục, đơn vị cũng tìm được nhưng đồng chí ấy đã chết”. Nỗi lo cọp phục bên đường bắt người đáng sợ thật, nhưng chưa bằng hết ngày đến đêm ai ai cũng thấp thỏm trước cọp ba móng (ba cẳng) giữa ban ngày ban mặt dám xông vào nơi đóng quân vồ người tha vào rừng. Trong năm ١٩٤٩, có ba cán bộ và một người dân trong đó có ông T.G Chủ tịch Mặt trận Việt Minh bị nó tha đi mất tiêu. Nó là nỗi kinh hoàng cho khắp chiến khu trong nhiều năm. Phải diệt chết cọp ba móng! Đó là tâm nguyện của cán bộ, chiến sỹ, nhân dân chiến khu. Sau nhiều lần nghiên cứu quy luật hoạt động của cọp ba móng, người ta chọn lối đi ở cửa rừng, đào hầm sâu, cắm chông; quen lệ khoảng ٩ giờ sáng, cọp từ trong rừng mò ra, đi kiếm ăn sập bẫy, dân làng mới diệt được nó.

Một miền đất không rộng, người không đông - huyện Vĩnh Linh có tới ba ngôi làng đặc biệt: làng chuyện trạng Vĩnh Hoàng, làng dân ca Tùng Luật và làng bắt cọp Thủy Ba tiếng thơm lan tỏa mọi miền. Đó thực sự là truyền thống văn võ song toàn, là một tài sản quý hiếm của các thế hệ tiền bối để lại được trao cho con cháu hôm nay gìn giữ, phát huy.

Bài in trên Cửa Việt số chuyên đề 3 (12.2021)

TRẦN BIÊN

Mới nhất

Đồng cảm “Bốn mùa thương nhớ”

23/12/2024 lúc 17:07

Trong cuộc sống của con người thì sự ăn quan trọng vào bậc nhất. Cổ nhân có câu, dịch nghĩa ý rằng: Nước lấy dân làm trời, dân lấy ăn làm trời. Ăn không chỉ để sống, để tồn tại, để lao động, cống hiến mà còn là để khoái khẩu, để thưởng thức, suy ngẫm và trải nghiệm, đó là quan trọng như trải nghiệm ăn uống. Sự ăn không chỉ thỏa mãn đời sống vật dục tất yếu, bình thường và lành mạnh mà còn là văn hóa, hồn vía, là tâm tình, kỷ niệm, là da diết muôn vàn, đến nỗi một người Quảng Trị xa xứ như ký giả Nguyễn Linh Giang dường như cứ luôn mang mang tâm trạng hồi cố, hoài niệm theo Bốn mùa thương nhớ (tập tản văn, NXB Thanh Niên, 2024).

Ký ức chiến tranh trong truyện ngắn Văn Xương

23/12/2024 lúc 17:04

Văn Xương (tên thật Nguyễn Văn Bốn) không phải là một tác giả xuất hiện sớm và có thành tựu sáng tác nổi bật ở Việt Nam. Anh sinh năm 1959 và thuộc lớp những người cầm bút của thời kỳ đổi mới. Những truyện ngắn đầu tiên của anh được giới thiệu trên một số tạp chí, báo địa phương và trung ương khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã lùi xa.

Theo những bước quân hành

23/12/2024 lúc 17:00

Chủ đề người lính là một đề tài lớn, xuyên suốt trong dòng chảy văn học cách mạng Việt Nam và kéo dài đến hôm nay. Đó là một hiện thực khách quan bởi lịch sử đất nước gắn với trường kỳ kháng chiến; và khi xây dựng cuộc sống mới, thì người lính luôn là lực lượng xung kích đi đầu, đồng hành cùng nhân dân. Có thể hình dung sự vẻ vang ấy qua những tác phẩm trong tập sách Vang mãi khúc quân hành (Nhà xuất bản Thuận Hóa, 2024).

Quãng vắng quạnh quẽ

4 Giờ trước

Thêm áo quần đủ ấm, vợ lặng lẽ theo chồng ra chòi. Anh rắn rỏi, phong phanh, lảo đảo bước xuống chiếc xuồng. Đêm gần bờ sông trang gió, lạnh ùa tới quất từng cơn. Cái lạnh của miền Trung cứ ươn ướt, não nề.

Nắng trên thành cổ; Người lính hát

23/12/2024 lúc 16:56

Nắng trên thành cổ Một rêu phong trên tường thành muôn năm cũMột nguyện cầu dài trong chấp chới tiếng chuông xaMột thanh xuân giữa ầm

Trăng biên giới; Có một nơi xa nào

23/12/2024 lúc 16:54

Trăng biên giới Ánh trăng là ánh đènĐêm tuần tra biên giớiBước chân không biết mỏiTrăng làm bạn thân quen Trăng lên cao dốc đứngNhìn rõ những

Tâm sự với anh; Hồn nhiên lính trẻ

23/12/2024 lúc 16:53

Tâm sự với anhGửi tặng vợ các liệt sĩ hy sinh ở Rào Trăng và Đoàn KTQP 337Con bây giờ đã khôn

Mùa xuân và người lính đảo; Bên hàng mộ vô danh

23/12/2024 lúc 16:51

Mùa xuân và người lính đảo Mùa xuân này ta lại phải xa nhauHai nửa nhớ thương chia đôi nhiệm vụAnh vẫn biết nhiều đêm không

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

28/12

25° - 27°

Mưa

29/12

24° - 26°

Mưa

30/12

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground