Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 28/03/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Lặng lẽ Thúy Sâm

T

húy Sâm lặng lẽ lao động bằng cây bút, chăm chỉ như một nông dân vùng sâu vùng xa trồng dược liệu quý, cần mẫn như con tằm kéo kén và hôm nay có được nén tơ vàng thơm “Cánh sóng miền xa”. Đây là tập bút ký, tùy bút, ghi chép gồm một số tác phẩm đã đăng tải trên các báo, tạp chí và các tuyển tập văn chọn lọc.

Thúy Sâm khiêm tốn nói rằng: Em viết văn không nhằm trải một manh chiếu giữa làng văn cả nước, chỉ viết bằng tình yêu và trách nhiệm. Nay tập hợp lại làm món quà tinh thần nho nhỏ gửi tặng nhân dân tỉnh nhà và những bạn văn thân thiết đó đây.

Đáng trân trọng là bản lĩnh và định hướng của Thúy Sâm. Tất cả những tác phẩm đều tập trung vào đối tượng công - nông - binh, vào cuộc sống lao động sản xuất, dựng xây, tình cảm cách mạng và tình cảm thuần Việt của họ. Giữa bao nhiêu nhốn nháo đi tìm cái khác lạ đến mức kỳ khôi, tác phẩm của Thúy Sâm bám chặt vào cội nguồn: Đất Quảng Trị, người Quảng Trị. Giữa bao nhiêu mưu toan lấy chủ quan của cá nhân làm thước đo thẩm định lại lịch sử đã qua, vĩ nhân đã được tôn vinh, Thúy Sâm vẫn đứng vững và bước đi trên con đường văn hóa văn nghệ của Đảng. Trước khi đặt bút xuống trang giấy đã trả lời được những câu hỏi viết như thế nào? Viết cho ai? Viết để làm gì? Tác phẩm viết ra chứa đựng nội dung trong sáng, rõ ràng quan điểm địch ta, tốt xấu, phải trái, nhìn rõ khó khăn, gian khổ của công cuộc xây dựng nhưng vẫn nhìn thấy phía trước một tương lai ngày càng tốt đẹp hơn.

Thúy Sâm đã từng là lính. Quê Thúy Sâm ở vùng biển Vĩnh Linh. Cái vùng quê ven biển ấy trong chiến tranh đã chịu ba tầng hỏa lực tàn sát của địch, từ trời dội xuống, từ Nam bắn ra, từ biển dội vào. Miền quê ấy đã có biết bao người con ưu tú hy sinh để chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, chi viện cho Cồn Cỏ anh hùng đứng vững cho đến ngày chiến thắng. Nay Thuý Sâm cầm bút viết văn, viết báo, mặc áo trắng, áo hoa nhiều sắc màu nhưng trở về với đồng đội tâm hồn bao giờ cũng đậm đà màu xanh của lính. Trở về với đồng đội là trở về với chính mình.

Đó là lý do Thúy Sâm vượt biển ra với những người lính giữ Cồn Cỏ - mảnh đất của Tổ quốc giữa trùng khơi; leo lên đỉnh Ba-rai cao vút lên Cù Bai với những chiến sĩ Biên phòng; tìm đến những chiến sĩ xây dựng đất nước trong thời bình ở những nơi xa xôi, hiểm trở; ghé thăm những cựu binh đào địa đạo Vĩnh Linh và những người trở lại với đời thường xây dựng cuộc sống mới.

Viết về người lính, Thúy Sâm phản ánh những hy sinh gian khổ của họ trong thời chiến và trong thời bình nhưng không dừng lại ở đó. Gian khổ và hy sinh của người lính người nào cũng biết, thời nào cũng biết, nhà văn nào cũng viết. Thúy Sâm chỉ lấy đó làm nền để tôn vinh phẩm chất cao quý của anh Bộ đội Cụ Hồ:Dù thời chiến đầy bom đạn, dù thời bao cấp nhiều thiếu thốn, thời thị trường đầy những đua chen, anh Bộ đội Cụ Hồ vẫn đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết, vì nhiệm vụ sẵn sàng tạm gác hạnh phúc và quyền lợi riêng tư. Từ trung tá Nguyễn Tấn Trịnh đồn trưởng đồn Cù Bai đến người lính già lái xe Đinh Văn Khả, những người lính trẻ Công Bình, Phan Hồng Chương, Nguyễn Văn Thắng… mỗi người một nét đẹp, mỗi cá tính riêng nhưng tất cả cùng một phẩm chất cách mạng.

Viết về công nông Thúy Sâm không thiên về miêu tả những giọt mồ hôi, gõ búa, gieo trồng, gặt hái… bởi nó cũng “xưa như trái đất”. Tác giả tập trung phát hiện những ý chí vươn lên làm ăn ngày càng no đủ, làm giàu, phát hiện những con người táo bạo và dũng cảm vượt lên hoàn cảnh, tưởng là bình thường mà phi thường, có sức lay trời chuyển đất. ấy là những người nông dân Triệu Phong chỉ một chiếc xe kéo tay dám dời cả làng ra vùng cát, giăng dây chia nhau đất, áp dụng khoa học kỹ thuật trồng lạc, dưa hấu, bắp… và đã thắng lợi. Một vùng cát hàng ngàn héc ta hàng ngàn năm ngủ yên và gây hại bây giờ đã “nở hoa” trở thành vùng sinh thái trù phú và xanh tươi màu hoa trái “hiện rõ lên màu ấm no”.

Họ là những công nhân giữa đại ngàn xanh, chăm chỉ ươm mầm trồng thêm hàng ngàn héc ta bạch đàn, keo… phủ xanh đồi trọc. Họ dám ra đảo xa xây dựng làng mới, huyện đảo. Họ chắt chiu dòng nhựa trắng cho đời… Mỗi con người một vị trí, một công việc khác nhau trở thành nhân vật trong văn Thúy Sâm là con người mới xã hội chủ nghĩa. Là mẫu người của thời hội nhập không thể hòa tan.

Ký của Thúy Sâm không có gì “ẩn”, tất cả những gì muốn nói đều hiển hiện lên trang giấy. Song muốn hiểu hết ý, muốn thấu tận tình văn Thúy Sâm trước hết phải hiểu sâu con người và mảnh đất Quảng Trị. Con người Quảng Trị cần cù, anh dũng và chịu thương chịu khó. Hiện nhiều người đang chịu hiểm họa chất độc da cam, nhiều thương binh, bệnh binh, nhiều gia đình chính sách tính theo tỉ lệ dân số đứng hàng đầu đất nước. Đất Quảng Trị còn lắm bom mìn, vật liệu nổ, chất độc da cam. Bao năm bị đạn bom phát quang, đất bạc màu từ rừng xuống đồng bằng. Vùng biển lại rang rang cát trắng. Làm được cái ăn cái mặc ở đất này phải gồng mình hết cỡ. Nhiều thời trước đây cả nước đều nghèo nhưng có nơi nào “ăn cơm bữa diếp”? Cả nước thiếu nhưng có nơi nào hai vợ chồng chung nhau một bộ áo quần rách? Một thương gia phương Nam nói với tôi: Mười triệu chỉ đủ một đêm thả thuyền,  nhậu và hát, nếu có thêm “em” sẽ thiếu. Mười triệu trong văn Thúy Sâm là lãi ròng của một nông dân vùng cát Triệu Phong lao động trong một năm đổi mới. Mười triệu này, gắn trong hoàn cảnh này, đáng quý và đáng mừng biết bao nhiêu! Đó là lý do khi hai đầu đất nước và một số tỉnh bạn miền Trung có những khu công nghiệp đồ sộ; thì Thúy Sâm lại chắt chiu những dòng chữ cho: Nghề ghè đá tổ ong ở Vĩnh Kim; Nghề đan đát ở làng Lan Đình; Một cung thiếu nhi đang được dựng xây…ở Quảng Trị .

Sự sắc sảo nhạy bén của một nhà báo, trí tuệ phong phú cảm xúc của một cây bút văn chương cùng lợi thế đằm thắm nữ tính tạo nên những tác phẩm phản ánh trung thực hiện thực và có tình. Sử dụng phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa, kết hợp thủ pháp lãng mạn cách mạng, các tác phẩm trung thực với đời sống nhưng không xơ cứng. Bên trên một bộ rễ vững chắc, một thân cây cứng cáp là một tán lá cành có hoa, có quả. Đứng giữa một huyện mới thành lập, tác giả nghe trong ký ức dội về tiếng bom gầm đạn réo của một thời nhưng cũng lại nghe được tiếng trẻ con khóc đòi bú mẹ, tiếng be be của đàn dê ăn lá, tiếng gà cục cục gọi nhau, những âm thanh của hạnh phúc no ấm và thanh bình. Thật đáng tin cậy khi tác giả viết rằng: Rồi đây huyện đảo ngày một giàu đẹp, sẽ thành một huyện đảo du lịch sinh thái. Viết về sự gian khổ của cán bộ, chiến sĩ đồn Cù Bai vẫn nhìn thấy những khuôn mặt rạng ngời của họ “Ngân vọng giữa núi rừng Trường Sơn hùng vĩ, tiếng hát, tiếng thơ, tiếng đàn quyện vào nhau không dứt; nhìn thấy Tổ quốc nơi biên cương hùng vĩ và nên thơ: “Dòng sông Sê Băng Hiêng miệt mài chảy giữa bốn bề rừng núi thâm nghiêm…”, “đỉnh Ba-rai cao vút như một tấm bình phong che chắn gió bão mưa nguồn”…

Ký của Thúy Sâm chỉ viết về Quảng Trị. Tác giả đã đặt chân tới khắp mọi miền trung du, đồng bằng, thành thị, miền núi, hải đảo. Thân gái dặm trường, cây bút say mê và lòng yêu quê hương đã cho ra đời những tác phẩm đáng trân trọng. Dù có lúc say người, say cảnh câu chữ đôi chỗ còn rậm nhưng cũng dễ thông cảm. Ngọc ngà còn có vết nữa là tập ký đầu tay. Tác giả đã làm được như lời mình nói: “Làm nên một giá trị tinh thần”

Tôi là một trong những người đầu tiên nhận được món quà này.

Trân trọng cám ơn tác giả.

            C.H

 

Cao Hạnh
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 178 tháng 07/2009

Mới nhất

Chiều không tắt nắng

27/03/2024 lúc 16:33

Truyện ngắn của THỦY VI

Hội VHNT tỉnh trao tặng sách và tác phẩm ảnh triển lãm “Trường Sa - Quảng Trị: Sắc màu biên cương”

23/03/2024 lúc 16:22

TCCVO - Chiều 22/3, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị tổ chức trao tặng sách và tác phẩm ảnh triển lãm

Khu kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Densavan: Từ ý tưởng đến hiện thực

18/03/2024 lúc 00:07

TCCVO - Chiều 15/3, tại thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, UBND tỉnh Quảng Trị và Ủy ban chính quyền tỉnh Savannakhet (Lào) phối hợp tổ chức Hội thảo “Khu kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Densavan: Từ ý tưởng đến hiện thực”.

Liên hoan dân vũ chủ đề: "Nữ công Công đoàn viên chức tỉnh Quảng Trị tự tin, tỏa sáng"

16/03/2024 lúc 06:02

Chào mừng kỷ niệm 114 năm ngày Quốc tế phụ nữ (08/3/1910 - 08/3/2024), 1984 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng; Hướng đến kỷ niệm những sự kiện lớn của quê hương đất nước; kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929-28/7-2024), Sáng ngày 07/3/2024, Công đoàn viên chức tỉnh tổ chức Liên hoan dân vũ trong nữ Công chức, viên chức, người lao động (CCVCLĐ) năm 2024 với chủ đề “Nữ công Công đoàn viên chức tỉnh Quảng Trị tự tin, tỏa sáng”.

Phát huy vai trò “báo chí kiến tạo, báo chí giải pháp”

15/03/2024 lúc 07:05

TCCVO - Sáng ngày 13/3/2024, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức hội nghị giao ban công tác báo chí tháng 1 và 2 năm 2024 và định hướng một số nhiệm vụ trọng tâm tuyên truyền trong thời gian tới. Đồng chí Hồ Đại Nam, UVBTVTU, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

29/03

25° - 27°

Mưa

30/03

24° - 26°

Mưa

31/03

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground