M |
ỗi lần xúc động, tôi có thói quen nghĩ về quá khứ. Sáng nay tôi nhìn về những ngày đã sống để tìm xem cái gì đã mang lại cho tôi vinh dự này. Và trước mắt tôi hiện lên cảnh tượng đã diễn ra cách đây tròn nửa thế kỷ.
Một tối mùa xuân tôi cùng bạn tôi anh Bùi Hiển một nhà văn nổi tiếng và thông thạo tiếng pháp – anh vừa cho xuất bản ở tuổi 81 bản tiếng Việt Les civilises của Claude Farrere – chúng tôi rời đồng bằng để lên vùng núi không mấy xa thành phố Huế. Chúng tôi muốn tránh các cuộc càn quét của quân đội Pháp, tìm một nơi yên tỉnh hơn cho phép tôi viết một vài bài gửi về tòa báo, còn Bùi Hiển thì sắp xếp lại các ghi chép vội vàng của anh trong sổ tay.
Chúng tôi đến tá túc một cơ quan gồm mấy nếp nhà tranh nằm dưới tán rừng. Người phụ trách là một anh Việt Minh thứ thiệt đồng thời là một người say mê văn hóa phương Tây. Điều kỳ diệu là anh ta đã có một thư viên sách báo tiếng nước ngoài – nếu tôi có thể gọi những đống sách và tạp chí ngổn ngang trên những chiếc giá thô sơ kia là thư viện.
Bùi Hiển và tôi sà ngay xuống đống sách báo ấy mà đọc ngấu nghiến. Chín trong mấy nếp nhà tranh rách nát nép dưới góc rừng này, tôi đã nối lại với nền văn hóa Pháp mối liên hệ bị gián đoạn bởi chiến tranh. Tôi đã phát hiện ở đấy sự im lặng của biển của Vercors, Dịch hạch của Alber Cammus, thơ Arago và thơ Paul Eluard , và cả Paris thất thủ của Ilya Ehrenbourg và Sông đông êm đềm của Mikhail Cholokhov…Chúng tôi đọc từ khi mặt trời mọc cho tới khi mặt trời lặn, ban đêm thì ngủ kỹ vì không có đèn. Chúng tôi đọc say sưa mặc cho các máy bay trinh sát cứ lượn lờ ngó nghiêng dò xét trên rừng cây.
Và thế là một buổi sáng rất đẹp trời – thật trớ trêu, không quân Pháp thời ấy chỉ có thể xuất trận những khi thời tiết tốt, và ngày nào càng đẹp trời, chúng tôi càng dễ chết – vâng, vào một buổi sáng rất đẹp trời, bốn chiếc Spitfire lao đến khạc lửa vào xóm nhà tranh khốn khổ chúng tôi.
Trong hơn nửa tiếng đồng hồ, bốn con quái vật ấy lồng lộn, gào thét, bắn phá. May mắn sao Bùi Hiển và tôi đều nguyên vẹn. Nhưng cái ba lô đựng đồ dùng và các sổ tay ghi chép, tài sản quý nhất của nhà văn, đã trúng đạn rách tươm, phần lớn sách bị xé nát.
Cổ họng khô đắng, lòng tràn ngập căm giận, chúng tôi nhặt nhạnh một ít đồ có thể dùng được, chọn vài ba cuốn sách, rồi từ giã cái thư viện thân yêu ấy mà đi sâu hơn nữa vào trong rừng.
Đầu óc tôi quay cuồng trước một câu hỏi: làm sao một dân tộc có nền văn hóa đẹp như thế đã từng hiểu thế nào là khủng khiếp của chiến tranh lại có thể gây cho một dân tộc khác đau khổ dường này? Câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải pháp cho tôi. Hồ Chủ Tịch chẳng đã nhiều lần nhấn mạnh cần phân biệt bọn thực dân với nhân dân pháp đó sao:
Tư tưởng Hồ Chí Minh trả lại cho tôi sự thanh thản. Tôi lấy lại được niềm tin. Đây rốt cuộc là sự hiểu lầm, một sự hiểu lầm to lớn và thô bạo của lịch sử thật đấy, song mọi hiểu lầm đều có thể xua tan khi con người còn giữ được lí trí.
Vài tháng sau chúng tôi rời vùng phụ cận Huế. Trong thời gian ấy, với chiến tháng biên giới, nước Việt
Vâng, đúng là trong quan hệ Việt Pháp từng có những giờ phút cực kì đen tối. Khó ai quên được tháng 12 năm 1946. Điên Biên Phủ còn đỏ tươi rói trong ký ức của chúng ta. Nhưng sau đó đã có hội nghị
Tôi biết ơn ngôn ngữ Pháp đã giúp tôi mở một cửa sổ nhìn ra thế giới, cho tôi thêm một phương tiện nữa để làm giàu kiến thức của mình, giúp tôi khám phá tâm hồn con người ở những chân trời khác, của những thời đại khác. Tôi luôn giữ được niềm tin vào nền văn hóa Pháp, kể cả những ngày khó khăn nhất. Ngay từ thời còn trẻ tôi đã nhận ra những nét tương đồng giữa truyền thống Việt
Thưa ông Chủ tịch, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn nước Pháp và sự tặng thưởng dành cho tôi, đặc biệt khi tấm huân chương được trao từ tay Chủ tịch Thượng viện Pháp, điều làm cho tôi hết sức xúc động. Xin cảm ơn đại sứ Serge Degallaix vị đại diện đầy tài năng và năng động của nước Pháp tại Việt Nam, người không bao giờ tiếc sức mình để củng cố tình hữu nghị và sự hợp tác Pháp- Việt.
Xin cảm ơn quý bà, quý ông và tất cả các bạn.
P.Q