Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 26/12/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Nguyễn Phan Chánh thấm đẫm hồn quê

C

ác họa sĩ bậc thầy Việt Nam luôn để lại những dấu ấn cá nhân về mặt bút pháp. Nếu như Tô Ngọc Vân tài hoa, mẫu mực; Nguyễn Sáng chính xác, ngang tàng; Nguyễn Tư Nghiêm thâm trầm, khúc triết; Dương Bích Liên chắt lọc, tinh tế; Bùi Xuân Phái nặng tình, run rẩy… thì nghệ thuật Nguyễn Phan Chánh thấm đẫm hồn quê, chân phương, bình dị.

Xuất thân từ Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương do người Pháp đào tạo, nhưng Nguyễn Phan Chánh lại thành công và thành danh ở lĩnh vực tranh lụa - một loại hình nghệ thuật mang đậm chất Á Đông từ chất liệu cho đến cách tạo hình. Ông chỉ tiếp nhận các kỹ thuật hội họa phương Tây - hình họa, đường nét, màu sắc, bố cục, cách xử lý ánh sáng, luật xa gần… - qua các giáo sư Victor Tardieu và Joseph Inguimberty như một phương tiện kỹ thuật mang tính phổ quát. Trên nền tảng đó tạo dựng cho mình một phong cách hội họa bác học theo tinh thần của thời đại mới mà vẫn bám rễ sâu vào nguồn mạch văn hóa mỹ thuật truyền thống đã phát triển rực rỡ hàng ngàn năm của dân tộc.

Sinh ra và lớn lên từ một làng quê nghèo của huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, thuở bé Nguyễn Phan Chánh học chữ Nho ở quê nhà, rồi vào Huế học Trường sư phạm Đông Ba. Năm 1922, sau khi tốt nghiệp, Nguyễn Phan Chánh ở lại Huế dạy học. Và… một thôi thúc lạ đời đã đưa Nguyễn Phan Chánh đến với hội họa. Ông ra Hà Nội thi đỗ vào Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khóa I (1925-1930) cùng với Lê Phổ, Vũ Cao Đàm, Mai Trung Thứ, Công Văn Trung, Lê Văn Đệ… Và từ đấy, chúng ta có một Nguyễn Phan Chánh họa sĩ.

Trong những năm đầu của khóa học, Nguyễn Phan Chánh không mấy thành công ở chất liệu sơn dầu. Chính thầy Victor Tardieu, với phương châm “Bảo tồn tính dân tộc” trong giảng dạy hội họa, đã nhận thấy tư chất ông không hợp với lối vẽ sơn dầu phương Tây nên khuyên ông chuyển sang lối vẽ phương Đông truyền thống, và giúp ông tìm hiểu về hội họa cổ Trung Quốc. Những năm cuối ở trường, Nguyễn Phan Chánh miệt mài tìm tòi, nghiên cứu, thể nghiệm chất liệu lụa và đã tiến một bước dài trong việc cách tân nền hội họa Việt Nam với một loạt tác phẩm có giá trị ra đời: Bữa cơm,Em bé cho chim ănLên đồngNhững người hát rong… Đặc biệt bức tranhChơi ô ăn quan – lụa, rất Nhật mà không phải Nhật, rất Tây mà không phải Tây. Nguyễn Phan Chánh làm người xem ngỡ ngàng khi vẽ những em bé chơi trò mà không nghịch ngợm, chăm chú và điềm tĩnh, ngây thơ mà tư lự… đã gây một tiếng vang lớn trong cuộc Triển lãm đấu xảo Paris năm 1931. Từ đó Nguyễn Phan Chánh chuyên sáng tác và nổi tiếng về tranh lụa, dùng lụa để phản ánh hiện thực đã khẳng định được phong cách cùng khuynh hướng nghệ thuật hiện thực dân tộc.

Khác với tranh sơn dầu hay sơn mài, bột màu… người nghệ sĩ có thể mặc sức thả bút theo dòng xúc cảm đang tuôn trào, khi vẽ tranh lụa người nghệ sĩ phải lắng lòng để chuyển tải cảm xúc. Do đó cảm hứng sáng tạo thường diễn ra chậm. Từ những đặc tính của lụa như cách diễn hình và sắc mơ màng, thơ mộng… đòi hỏi người nghệ sĩ ngoài đức tính kiên nhẫn, cần cù còn phải có một thái độ nghiêm cẩn, tỉ mỉ, cầu kỳ trong từng nét vẽ, tạo loang mới có thể làm nên một bức tranh lụa đẹp lung linh, mờ ảo, mỏng manh, thanh thoát. Nguyễn Phan Chánh là bậc thầy về lĩnh vực này. Tranh ông nền nã với những gam màu nâu đen, vàng đất, xám nhẹ thấm đẫm chất lụa đã làm nên một phong cách nghệ thuật Nguyễn Phan Chánh trữ tình, độc đáo.

Tài năng Nguyễn Phan Chánh thể hiện ngay trong cách nhìn. Ông nhìn bằng tâm tưởng, thấy được những điều mắt ta không thấy, hoặc thờ ơ bỏ qua: vẻ đẹp đời thường. Đó là những cảnh: Rửa rau cầu aoEm bé chơi chimHai thiếu nữ đội nón thúng quai thaoThiếu nữ chải tócHái rau muốngRửa khoaiTối cho con búĐêm trăng luKỳ lưngTắm ao

Với bố cục thông thoáng và sự gia công tinh tế của phương Đông hợp hòa cùng sự chính  xác, khoa học phương Tây, giữa diễn tả và gợi tả. Nguyễn Phan Chánh đã tẩm tâm hồn chúng ta trong hồn quê dân dã. Tranh ông mang lại sắc thái êm ả, thanh thản, bình dị, trữ tình. Về tranh lụa Nguyễn Phan Chánh, Z.Kwecinska – nhà văn Ba Lan, nhận xét: “Xem tranh, chúng ta có cảm giác như nghệ sĩ đang tâm sự những câu chuyện của đời mình. Ông như muốn chia sẻ những khát vọng, hoài bão và tình yêu cuộc sống, con người. Mỗi bức tranh như một bài thơ. Tranh lụa của Nguyễn Phan Chánh thật êm dịu, mát mẻ. Phải có một nghị lực phi thường, một sức sống mạnh mẽ, họa sĩ mới giữ được sự bình thản, êm đềm ở một đất nước luôn có chiến tranh”. Qủa là lời nhận xét đắt giá, tinh tường!

Nguyễn Phan Chánh là một trong những họa sĩ hàng đầu của tranh lụa Việt Nam và cũng là người gióng tiếng chuông lớn cho hội họa Việt Nam ở nước ngoài, mà theo nhà thơ Xuân Diệu: “Cái tài của Nguyễn Phan Chánh là biết kết hợp hai cái nhất nhì của thiên hạ: chữ rồi mới đến tranh, nhưng nhiều bức tranh có chữ của ông đã đẩy tranh lên hàng nhất rồi đến chữ, nhờ vậy mà tranh Nguyễn Phan Chánh ăn sâu vào lòng cả người trí thức lẫn nông dân”. Sự thuần tính cách Việt xuyên suốt trong gia tài hội họa của ông đã đánh thức biết bao kỷ niệm êm đềm về quê hương, xứ sở. Ngày nay, nông thôn Việt Nam đã đổi thay nhiều, cả phong cảnh lẫn hồn người. Vì thế những bức tranh lụa Nguyễn Phan Chánh như một dấu tích tâm hồn dân tộc sẽ còn nuôi lòng nhiều thế hệ.

T.C

 

Trịnh Chu
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 190 tháng 07/2010

Mới nhất

Quãng vắng quạnh quẽ

37 Phút trước

Thêm áo quần đủ ấm, vợ lặng lẽ theo chồng ra chòi. Anh rắn rỏi, phong phanh, lảo đảo bước xuống chiếc xuồng. Đêm gần bờ sông trang gió, lạnh ùa tới quất từng cơn. Cái lạnh của miền Trung cứ ươn ướt, não nề.

Đồng cảm “Bốn mùa thương nhớ”

23/12/2024 lúc 17:07

Trong cuộc sống của con người thì sự ăn quan trọng vào bậc nhất. Cổ nhân có câu, dịch nghĩa ý rằng: Nước lấy dân làm trời, dân lấy ăn làm trời. Ăn không chỉ để sống, để tồn tại, để lao động, cống hiến mà còn là để khoái khẩu, để thưởng thức, suy ngẫm và trải nghiệm, đó là quan trọng như trải nghiệm ăn uống. Sự ăn không chỉ thỏa mãn đời sống vật dục tất yếu, bình thường và lành mạnh mà còn là văn hóa, hồn vía, là tâm tình, kỷ niệm, là da diết muôn vàn, đến nỗi một người Quảng Trị xa xứ như ký giả Nguyễn Linh Giang dường như cứ luôn mang mang tâm trạng hồi cố, hoài niệm theo Bốn mùa thương nhớ (tập tản văn, NXB Thanh Niên, 2024).

Ký ức chiến tranh trong truyện ngắn Văn Xương

23/12/2024 lúc 17:04

Văn Xương (tên thật Nguyễn Văn Bốn) không phải là một tác giả xuất hiện sớm và có thành tựu sáng tác nổi bật ở Việt Nam. Anh sinh năm 1959 và thuộc lớp những người cầm bút của thời kỳ đổi mới. Những truyện ngắn đầu tiên của anh được giới thiệu trên một số tạp chí, báo địa phương và trung ương khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã lùi xa.

Theo những bước quân hành

23/12/2024 lúc 17:00

Chủ đề người lính là một đề tài lớn, xuyên suốt trong dòng chảy văn học cách mạng Việt Nam và kéo dài đến hôm nay. Đó là một hiện thực khách quan bởi lịch sử đất nước gắn với trường kỳ kháng chiến; và khi xây dựng cuộc sống mới, thì người lính luôn là lực lượng xung kích đi đầu, đồng hành cùng nhân dân. Có thể hình dung sự vẻ vang ấy qua những tác phẩm trong tập sách Vang mãi khúc quân hành (Nhà xuất bản Thuận Hóa, 2024).

Nắng trên thành cổ; Người lính hát

23/12/2024 lúc 16:56

Nắng trên thành cổ Một rêu phong trên tường thành muôn năm cũMột nguyện cầu dài trong chấp chới tiếng chuông xaMột thanh xuân giữa ầm

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

27/12

25° - 27°

Mưa

28/12

24° - 26°

Mưa

29/12

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground